Chè trôi là món ăn quen thuộc trong những dịp lễ Tết. Cách nấu chè trôi nước ngũ sắc cũng rất đơn giản. Hương vị bùi bùi của đậu xanh cùng sự béo ngậy của nước cốt dừa, chút cay cay của nước đường gừng đã tạo nên sự đặc trưng cho món ăn này. Thực hành ngay những công thức sau để trổ tài cùng cả gia đình bạn nhé.
1. Cách chọn nguyên liệu cho món chè trôi nước ngũ sắc
Để có 1 món chè trôi nước ngũ sắc ngon chuẩn vị thì khâu chọn nguyên liệu cực kì quan trọng. 2 nguyên liệu chính cần được chọn lựa kỹ càng để tạo nên vị ngon cho món ăn là đậu xanh và khoai lang.
1.1. Cách chọn đậu xanh
- Bạn nên chọn loại đậu xanh đã được bỏ hết vỏ để quá trình sơ chế và nấu chè được nhanh hơn.
- Nên chọn mua những hạt đậu có kích thước đều nhau, có màu vàng sáng, không có màu sắc khác lạ, mùi thơm bùi của đỗ xanh.
- Hạt đậu phải có độ chắc, bóp khó vỡ, không nên chọn hạt bị héo, có dấu hiệu ẩm mốc, có mùi khó chịu.
1.2. Cách chọn khoai lang
- Khoai lang nên chọn những củ thon dài, có lớp đất bám nhẹ bên ngoài vì đó là củ mới thu hoạch, không bị lõm.
- Khoai phải chắc, khi ấn vào củ không bị lõm vào, có độ cứng vừa phải thì khi nấu sẽ rất ngọt, bở.
- Bạn không nên mua những củ khoai có hình dạng méo mó, sứt sẹo, có dấu hiệu bị mốc hay mọc mầm, có mùi khác lạ.
2. Nguyên liệu
Cách nấu chè trôi nước ngũ sắc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận khi làm cũng như khâu chuẩn bị nguyên liệu phải đầy đủ. Món ăn này phức tạp hơn so với các món chè khác nên nguyên liệu cũng cần chuẩn bị nhiều hơn, bao gồm:
-
500gr đậu xanh bỏ vỏ.
-
500gr bột nếp.
-
2-3 lon nước cốt dừa.
-
1-2 củ khoai lang.
-
1 củ dền.
-
½ quả bí đỏ.
-
2-3 nhánh lá dứa.
-
1 quả gấc.
-
1 nhánh gừng.
-
100gr bột bắp.
-
100-200gr đường phèn.
-
Muối ăn, vừng đã rang chín.
3. Cách nấu
Mỗi dịp Tết Nguyên Tiêu hay Tết Hàn Thực, mọi người lại có cơ hội ngồi quây quần bên nhau để làm món chè này. Với cách nấu chè trôi nước ngũ sắc, bạn chỉ cần tốn 1 chút thời gian với những bước làm cực kì đơn giản.
3.1. Sơ chế các nguyên liệu
-
Bạn gọt vỏ khoai lang sau đó đem ngâm với 1 chút nước muối loãng trong 5-10 phút cho sạch nhựa.
-
Sau khi ngâm xong, rửa sạch khoai lại với nước, cắt thành khoanh vừa ăn. Tiếp theo, đem khoai đi hấp hoặc luộc chín rồi tán nhuyễn.
-
Với đậu xanh, bạn ngâm với nước để đậu mềm trong khoảng 1-2 tiếng. Sau đó, vớt ra rồi rửa sạch, để cho ráo nước.
-
Gọt vỏ gừng cho sạch rồi rửa lại, thái sợi nhỏ.
3.2. Trộn bột để làm phần vỏ
-
Bạn cho bột nếp cùng khoai lang vào bát tô, trộn đều với nhau thành 1 khối không dính tay.
-
Thêm vào khoảng 100ml nước thật sôi, nhào bột cho mịn rồi chia khối bột thành 5 phần bằng nhau.
Lưu ý: tăng giảm lượng nước sôi cho vào theo độ hút nước của bột. Nên cho từ từ nước vào, tránh bột bị nhão.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Hạt Sen Đậu Xanh Ngon Ngọt, Thơm Lừng, Càng Ăn Càng Cuốn
3.3. Chế biến nhân đậu xanh
-
Bắc nồi lên bếp, cho đậu xanh cùng 1 lon nước cốt dừa, chút muối ăn, đường phèn, nước lọc rồi đun nhỏ lửa trong 20 phút cho đậu chín nhừ và cạn nước là được.
-
Cho hết chỗ đậu vừa nấu vào máy xay, xay thật nhuyễn để nhân bánh không bị lợn cợn.
-
Đổ nhân đậu ra bát, chia thành những khối nhỏ, vừa ăn. Vo lại cho khối nhân tròn là được.
3.4. Tạo màu và hình dáng cho viên chè
-
Cho lần lượt củ dền, bí đỏ, lá dứa, gấc vào máy xay, thêm 1 chút nước để lấy nước cốt. Phần nước cốt này sẽ tạo màu cho chiếc bánh thêm đẹp hơn. Còn 1 màu trắng sẽ lấy từ phần bột ban đầu.
-
Đổ từ từ nước cốt vào 4 khối bột đã làm ban đầu, nhào cho đến khi đều màu.
-
Lấy thìa múc 1 lượng bột vừa đủ, vo tròn lại rồi ấn dẹt ở giữa. Tiếp theo cho nhân đậu xanh đã làm vào, túm các góc bột lại rồi vo cho thật tròn.
-
Làm cho đến khi hết nguyên liệu. Chú ý không được để nhân lộ ra ngoài, bánh sẽ trông khá mất thẩm mỹ.
3.5. Cách nấu chè trôi nước ngũ sắc
Bước 1: Nấu viên chè trôi nước
Bạn bắc nồi lên bếp, cho vào khoảng 200ml nước, đun thật sôi rồi thả lần lượt từng viên chè vào. Luộc khoảng 10-15 phút đến khi các viên chè nổi lên là được.
Vớt các viên chè ra bát nước lạnh, ngâm khoảng 5 phút. Để như vậy sẽ giúp các viên chè không bị dính vào nhau.
Bước 2: Nấu nước cốt dừa
Đổ bỏ nước luộc đi, rửa sạch nồi rồi cho lên bếp. Thêm vào đường phèn, chút muối ăn, 2 lon nước cốt dừa.
Đun hỗn hợp cho sôi lăn tăn thì thêm 1 chút bột bắp vào, khuấy đều tay. Đến khi nước cốt dừa sệt lại thì tắt bếp và cho ra bát cho nguội.
Bước 3: Cách nấu chè trôi nước ngũ sắc
Bạn cho nồi lên bếp, thêm vào khoảng 500ml nước lọc, 1 chút muối trắng, đường phèn theo khẩu vị của gia đình và gừng đã thái sợi nhỏ. Đun cho đường trong hỗn hợp tan hết rồi cho viên chè trôi nước đã luộc vào đảo đều và tắt bếp.
4. Thành phẩm
Với 5 bước nấu chè trôi nước ngũ sắc cực kì đơn giản, bạn đã có ngay món ăn thơm ngon, chuẩn hương vị xưa.
Khi chè đã chín, bạn múc chè ra bát, cho thêm 1 chút dừa nạo lên trên rồi rắc thêm chút mè đã được rang thơm và thưởng thức. Rất nhiều người thích ăn món ăn này vào mùa đông. Tuy nhìn cầu kì nhưng cách nấu chè trôi nước ngũ sắc lại rất đơn giản và nhanh gọn.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Trôi Nước Dẻo Thơm, Không Bị Cứng, Thành Công Ngay Từ Lần Đầu Tiên
5. Chè trôi nước thường được nấu trong dịp nào?
Chè trôi nước còn có tên gọi khác là chè Đoàn Viên, cái tên gợi nhớ đến sự sum vầy, hội họp. Chính vì vậy, món ăn này được sử dụng rất nhiều trong những dịp lễ tết cổ truyền Việt Nam. Món chè trôi nước ngũ sắc còn đặc biệt được dùng vào Tết Nguyên Tiêu, Tết Hàn Thực. Bát chè thơm ngon, được làm tỉ mỉ, cẩn thận như sự biết ơn tới tổ tiên, lời cảm ơn tới đấng sinh thành đã nuôi dưỡng chúng ta.
Chè trôi nước ngũ sắc là món ăn quen thuộc trong mỗi gia đình người Việt khi tết đến xuân về. Với màu sắc đẹp mắt cùng hương vị ngọt bùi, món ăn này đem lại cho người ăn cảm giác không khí đoàn viên sum vầy trong những ngày Tết. Bạn hãy lưu lại cách nấu chè trôi nước ngũ sắc cực chuẩn bên trên cho cả gia đình mình nhé.