Nếu bạn đang tìm cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng. Ngoài gạo với tim lợn hãy kết hợp thêm các loại nguyên liệu dưới đây để tạo nên bát cháo thơm ngon và giàu dinh dưỡng.
1. Giá trị dinh dưỡng cho bé từ món cháo tim
Trong tim lợn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ như: B2, B6, B12, kẽm, sắt selen… Đây đều là những chất tốt cho hệ tim mạch, giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ xương chắc khỏe.
Đặc biệt, thành phần vitamin D nhất là vitamin D3 là một trong những chất rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ. Ăn tim lợn sẽ giúp bé khỏe mạnh chống một số loại bệnh tật như: thiếu máu, cảm lạnh, viêm họng, hen suyễn…
Vitamin A có trong tim lợn được các chuyên gia đánh giá giúp trẻ hấp thụ tốt hơn so với các loại thực vật. Vì thế các mẹ hãy yên tâm rằng bé sẽ có nhiều dinh dưỡng khi sử dụng thực phẩm này.
2. Bé mấy tháng ăn được tim heo?
Sau khi đã biết thêm rất nhiều cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm các mẹ cần lưu ý vấn đề nên cho trẻ ăn tim lợn lúc bao nhiêu tháng tuổi. Theo chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng bé từ 7 tháng tuổi là có thể ăn được tim lợn. Tuy thực phẩm này có rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho bé, nhưng các mẹ chỉ nên cho con ăn 1 – 2 lần/tuần với số lượng 50 gram/bữa.
Tim heo là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein, sắt, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, tim heo cũng chứa nhiều cholesterol, vì thế mẹ cần cho bé ăn với lượng vừa phải. Đặc biệt khi chọn lựa tim để áp dụng các cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm cho bé phải chọn tim tươi ngon và loại bỏ hết gân cho bé. Đặc biệt phải đảm bảo được phần nguyên liệu này đã chín thật kỹ.
3. Lợi ích của tim lợn đối với trẻ em
Bạn có thể thay đổi 9 cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm dưới đây để trẻ đỡ có đầy đủ chất và đỡ ngán hơn và đặc biệt, trẻ nhỏ khi ăn cháo tim heo sẽ mang lại những lợi ích tốt rất tốt cho sự phát triển của bé cụ thể:
Tốt cho tim mạch: Tim heo chứa nhiều axit amin L-arginine, có tác dụng giúp giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu, từ đó giúp bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, cao huyết áp,…
Bổ máu: Tim heo chứa nhiều sắt, là một khoáng chất cần thiết cho quá trình tạo máu. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, gây mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt,…
Tăng cường hệ miễn dịch: Tim heo chứa nhiều vitamin A, vitamin B6, vitamin B12,… là những vitamin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Hỗ trợ phát triển cơ bắp: Tim heo chứa nhiều protein, là thành phần quan trọng của cơ bắp. Protein giúp cơ bắp phát triển và phục hồi sau khi vận động.
Tốt cho xương khớp: Tim heo chứa nhiều canxi, là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương khớp. Thiếu canxi có thể dẫn đến loãng xương, còi xương,…
4. Bật mí cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng
Tim lợn chứa rất nhiều dinh dưỡng cung cấp nhiều protein, niacin, sắt, vitamin, chất béo, khoáng chất…. Chúng có công dụng trong việc tăng cường chức năng cơ tim, bổ máu giúp phục hồi chức năng của tim và thần kinh… Tim lợn có thể kết hợp cùng nhiều nguyên liệu dưới đây để tạo nên những món cháo thơm ngon và đầy dinh dưỡng cho bé.
Mẹo chọn mua tim heo ngon:
Để áp dụng được cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm, thì bạn phải đảm bảo chọn được tim heo tươi ngon. Vì tim heo là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein, sắt, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cần biết cách chọn mua tim heo tươi ngon:
Màu sắc: Tim heo tươi ngon có màu đỏ tươi, bề mặt nhẵn, bóng, mềm mịn không có vết thâm đen hay sẫm màu. Màng bao tim đang dính liền với cơ tim.
Kích thước: Tim heo tươi ngon có kích thước vừa phải, không quá to hay quá nhỏ.
Cấu trúc: Tim heo tươi ngon có cấu trúc chắc, đàn hồi, không bị nhũn.
Mùi vị: Tim heo tươi ngon có mùi thơm nhẹ, không có mùi hôi.
4.1. Cháo tim lợn kết hợp với bí đỏ
Cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm kết hợp với bí đỏ sẽ tạo nên một món ăn đầy bổ dưỡng. Món ăn có màu vàng bắt mắt và mùi thơm nhẹ giúp giảm bớt mùi tanh của nội tạng, chắc chắn bé sẽ thích mê.
Nguyên liệu:
- 50g gạo tẻ
- 15g gạo nếp
- 100 gram tim lợn
- 1 củ hành tím
- Gia vị: Dầu ô liu, nước mắm, đường, hạt nêm…
Cách chế biến:
- Đầu tiên bạn bóc vỏ hành tím, rửa sạch sau đó băm nhuyễn. Bí đỏ gọt sạch vỏ và bỏ hạt và rửa sạch. Sau đó cắt bí đỏ ra thành từng khúc rồi mang đi luộc cho đến khi mềm. Cho tất cả các nguyên liệu vào xay nhuyễn.
- Vo gạo và cho vào nồi đun với lửa nhỏ.
- Tim lợn sau khi rửa sạch, bạn nên để cho khô hoặc thấm bớt nước, sau đó đem đi băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Sau đó uớp tim lợn với 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê ô liu. Ướp ít nhất 15 phút để tim thấm gia vị rồi mang đi xào chín. Lưu ý không nên đảo quá lâu vì có thể khiến tim bị dai.
- Sau khi cháo đã chín cho bí đỏ và tim đã sơ chế vào nồi trộn đều và đun sôi thêm 1 – 2 phút rồi nêm lại gia vị cho vừa ăn.
Xem thêm: Muốn Bé Tăng Cân Vù Vù, Mẹ Học Ngay Cách Nấu Cháo Bí Đỏ Trứng Gà Thơm Ngon
4.2. Cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng từ cà rốt
Cháo tim lợn khi kết hợp với cà rốt sẽ có màu vàng cam hấp dẫn thị giác. Không chỉ vậy cà rốt là thực phẩm rất tốt cho mắt và hệ tiêu hóa. Để làm món cháo tim lợn cà rốt, bạn thực hiện như sau:
Nguyên liệu:
- 150g gạo tẻ
- 50g gạo nếp
- 100 gram tim lợn
- Cà rốt: 1/2 củ;
- Gia vị: Đường, dầu ô liu, muối,…
Cách chế biến:
- Đầu tiên bạn vo gạo sạch rồi nấu nhừ với lửa nhỏ. Tiếp theo gọt sạch vỏ cà rốt và rửa sạch, đem đi luộc chín rồi cho vào máy xay nhuyễn.
- Tim lợn rửa sạch, chờ đến khi ráo nước thì mang đi xay nhuyễn hoặc băm nhỏ. Ướp tim với 1 thìa nước mắm, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa dầu ô liu ướp khoảng 10 – 15 phút để món ăn thấm đều gia vị.
- Bắc chảo lên bếp cho 2 thìa oliu vào. Chờ cho dầu nóng thì cho tim vào đảo đều cho chín thì tắt bếp.
- Đổ tim lợn và cà rốt đã sơ chế xong vào nồi cháo khuấy đều để các nguyên liệu quyện vào với nhau. Bạn có thể đun 3 – 5 phút đến khi cháo sôi lần nữa thì tắt bếp.
4.3. Cách nấu cháo tim lợn với khoai lang
Cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng với khoai lang giúp bé bổ sung các chất protein, sắt, vitamin A… tốt cho sự phát triển của trẻ. Cách làm như sau:
Nguyên liệu:
- 15 gram gạo nếp
- 50 gram gạo tẻ
- 50 gram tim lợn
- 30 gram khoai lang
- Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, dầu oliu
Cách làm:
- Vo sạch gạo tẻ và gạo nếp ngâm nước khoảng 20 – 30 phút.
- Tim lợn đem bóp với muối hạt, bỏ các ngân máu, rửa sạch sau đó đem trần với nước sôi 2 – 3 phút. Vớt ra tô cho thêm 1 thìa hạt nêm 1 thìa ô liu ướp ít nhất 30 phút.
- Cho gạo tẻ và gạo nếp vào nồi đổ nước ngập gạo và nấu đến khi cháo sôi thi hạ lửa xuống.
- Cho chảo lên bếp đổ thêm 1 ít dầu phi thơm hành tím băm, sau đó cho tim lợn vào xào đến khi chín.
- Đợi đến khi cháo nhừ thì cho khoai lang vào nấu chín nêm lại gia vị cho vừa ăn
- Múc cháo ra bát và trộn tim lợn vào cho bé thưởng thức.
Tham khảo: 5+ Cách Nấu Cháo Khoai Lang Với Trứng Gà Cho Bé Ăn Dặm, Nhanh Hết Táo Bón
4.4. Cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm với cải xanh
Sử dụng rau cải xanh kết hợp với tim lợn là cách giúp các bé bổ sung đủ lượng chất xơ vì trong cải xanh chứa nhiều chất xơ và protein là món ăn bổ dưỡng và thanh mát cho trẻ em.
Nguyên liệu:
- 100 gram gạo nếp
- 300 gram gạo tẻ
- 50 gram tim lợn
- 50 gram cải xanh
- Dầu oliu, nước mắm, hạt nêm, muối.
Cách chế biến:
- Đầu tiên vo sạch gạo rồi đem đi ninh nhừ.
- Rửa sạch tim lợn, để ráo nước, băm nhỏ rồi đem ướp với 1 thìa ô liu và 1/4 thìa muối. Cho tim lợn vào chảo rồi xào cho đến khi chín đều.
- Rửa sạch cải xanh rồi đem đi luộc.
- Cho tim lợn cùng cải xanh đã chín vào máy xay nhuyễn. Cuối cùng đổ hỗn hợp tim rau cải vào nồi cháo và khuấy đều đến khi sôi rồi tắt bếp.
4.5 Cháo tim lợn cho bé với cần tây
Cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng kết hợp với cần tây cháo này sẽ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển.
Nguyên liệu:
- 2 nhánh cần tây
- 200 gram gạo tẻ
- 100 gram gạo nếp
- 100 gram tim lợn
- Nửa củ hành tây
- 1 củ hành khô
- Gia vị: hạt nêm, dầu ô liu, nước mắm
Cách làm:
- Vo sạch gạo nếp và gạo tẻ sau đó ngâm nước khoảng 30 phút, vớt lên để ráo
- Hành tây rửa sạch, cắt gốc và cắt hạt lựu
- Tim lợn bóp muối để khử mùi tanh, sau đó rửa sạch lại với nước. Bạn có thể chần qua nước sôi 3 – 4 phút trước khi mang đi cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn
- Ướp tim lợn với nước mắm, hạt nêm và dầu oliu.
- Làm nóng chảo cho thêm dầu oliu vào. Đợi dầu nóng rồi cho hành khô vào phi thơm. Đổ tim lợn vào xào đến khi săn lại thì thêm cần tây vào xào cho đến khi chín thì tắp bếp
- Cho gạo với nước vào nồi với tỉ lệ 1:4 và ninh nhừ thành cháo
- Khi cháo chín sôi, cho hỗn hợp tim heo vào và khuấy đều và đun sôi khoảng 10 phút, nêm gia vị và tắt bếp
- Múc cháo ra chén, thêm dầu cá hồi và cho bé thưởng thức.
4.6. Cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng từ với rau ngót
Cháo tim heo nấu rau ngót mang lại sự lạ miệng cho bé. Trong rau ngót cũng có các loại vitamin A tốt cho thị lực. Ngoài ra, chất xơ trong rau gót sẽ giúp bé ngăn ngừa táo bón. cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm với rau ngót như sau:
Nguyên liệu:
- 100 gram gạo tẻ
- 50 gram gạo nếp
- 200 gram tim lợn
- 100gram rau ngót
- Gia vị: Hạt nêm, muối, dầu ô liu,…
Cách làm:
- Đầu tiên hãy trộn gạo nếp và gạo tẻ, vo sạch đổ nước rồi ngâm gạo trong nước ít nhất 1 tiếng trước khi nấu.
- Nhặt rau ngót, rửa sạch sau đó mang đi xay nhuyễn.
- Rửa sạch tim lợn rồi ngâm trong sữa tươi không đường ít nhất 30 phút để khử mùi. Rửa lại tim lợn với nước sau đó thấm khô rồi đem đi băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.
- Ướp tim heo xay với 1 thìa cà phê dầu ô liu, 1 thìa cà phê hạt nêm ướp khoảng 10 – 15 phút để ngấm đều gia vị. Cho tim vào chảo xào khoảng 3 phút.
- Cuối cùng cho tim heo và rau ngót vào nấu cùng cháo, khuấy đều đến khi cháo rồi thì tắt bếp.
4.7. Cách nấu cháo tim heo đậu xanh
Cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng kết hợp với đậu xanh là một trong những dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ nhờ các chất Protein, sắt, Vitamin B12…
Nguyên liệu:
- 30 gram tim lợn
- 50 gram gạo tẻ
- 30 gram đậu xanh
- 10 gram ngò rí
- 20 gram hành lá
- Gia vị: mắm, hạt nêm, dầu ô liu.
Cách làm:
- Sơ chế tim heo bằng cách bóp với muối để khử mùi tanh. Sau đó rửa sạch tim heo và chần qua nước sôi khoảng 3 – 5 phút.
- Sau khi trần xong thì vớt ra và băm nhỏ tim heo hoặc cho vào máy xay nhuyễn
- Đậu xanh đem đãi sạch, ngâm nước ít nhất 30 phút cho hạt mềm.
- Gạo vo sạch ngâm nước khoảng 30 phút và để ráo trước khi nấu.
- Bắc nồi lên bếp và cho đậu xanh với gạo vào nồi với nước sôi và ninh nhừ 20 – 30 phút.
- Cho tim heo vào nồi cháo và đun thêm khoảng 5 phút nữa cho đến khi sôi lại nêm lại gia vị và tắt bếp.
4.8. Cách nấu cháo tim heo hạt sen
Cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm kết hợp với hạt sen sẽ tạo ra món ăn có màu sắc bắt mắt, hương thơm hấp dẫn. Cháo mềm nhừ, hạt sen chín mềm, tim heo chín mềm, thơm ngon. Đây là món ăn bổ dưỡng, phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Nguyên liệu:
- 30 gram tim lợn
- 50 gram gạo tẻ
- 100 gram hạt sen tươi
- 1 củ hành tím
- Gia vị: mắm, hạt nêm, dầu ô liu.
Cách làm:
- Cho gạo vào nồi nấu đến khi sôi thì hạ lửa xuống.
- Bóc vỏ hạt sen để lấy tim sen sau đó cho hạt sen vào nồi nước đã sôi và đun khoảng 20 – 30 phút với lửa nhỏ.
- Sau khi đã luộc hạt sen thì vớt ra và nghiền nhuyễn hạt sen để trước khi nấu cháo cho bé.
- Tim lợn đem bóp muối hạt và rửa sạch với nước. Sau đó đi chần nước sôi 2 – 3 phút.
- Sau khi vớt tim heo lên để ráo nước, bạn có thể băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tim heo rồi vớt ra ướp với 1 thìa dầu oliu, 1 thìa hạt nêm
- Sau khi cháo đã chín thì cho thêm 1 ít nước luộc hạt sen và đun sôi đến khi nhừ.
- Cho phần tim lợn vào nồi cháo khuấy đều thêm 10 phút cho sôi lại. Nêm thêm gia vị và tắt bếp.
4.9. Nấu cháo tim heo với hành tây
Cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng với hành tây không chỉ ngon miệng mà còn giúp trẻ bồi bổ cơ thể khi bị ốm. Ngoài ra nó còn có công dụng chữa trị triệu chứng sổ mũi, ho.
Nguyên liệu:
- 200g gạo tẻ
- 200g tim heo
- 1 củ hành tây
- Gia vị: hạt nêm, nước mắm, tiêu
Cách làm
- Trộn gạo nếp và gạo tẻ lại vo sạch, sau đó ngâm khoảng 30 phút đến khi gạo mềm thì vớt ra và để ráo nước.
- Tim heo bóp muối, rửa sạch, trần qua nước sôi rồi thái nhỏ ướp cùng các loại gia vị hạt nêm, dầu ăn để khoảng 20 – 30 phút.
- Hành tây lột vỏ, rửa sạch và cắt hạt lựu.
- Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành khô và cho tim lợn vào xào cho săn lại thì cho hành tây vào xào cùng
- Cho gạo và nước vào nồi để lửa to đến khi sôi thì hạ lửa khuấy đều ninh khoảng 20-30 phút cho cháo chín mềm
- Tiếp theo cho hết các nguyên liệu ở trên vào khuấy đều và cần đợi đến khi sôi lại thì nêm lại gia vị và tắt bếp.
5. Cho bé ăn cháo tim lợn nhiều có tốt không?
Ngoài việc tìm hiểu về cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm, bạn cũng cần biết rõ lượng ăn phù hợp với từng lứa tuổi. Tim lợn là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein, sắt, vitamin và khoáng chất. Đây đều là những chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, tim lợn cũng chứa nhiều cholesterol, khiến các bé có thể bị mắc các bệnh cao huyết áp, mỡ máu, béo phì nếu ăn quá nhiều. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ chỉ nên cho con ăn 1 – 2 lần mỗi tuần với số lượng khoảng 50 gram/bữa.
6. Cho trẻ ăn cháo tim lợn cần lưu ý điều gì?
Nếu bạn đã chọn được cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng thì hãy lưu ý đến những điều sau khi cho trẻ ăn cháo tim lợn:
- Lượng ăn: Mẹ chỉ nên cho bé ăn cháo tim 1 – 2 lần mỗi tuần với lượng khoảng 50 gram/bữa.
- Kết hợp với các loại rau củ: Mẹ nên kết hợp cháo tim với các loại rau củ khác để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé đồng thời giúp các bé không bị ngán.
- Sơ chế: Tim lợn khi mua về các mẹ cần sơ chế sạch, loại bỏ các phần gân, phần cơ, điều này sẽ đảm bảo tim có độ mềm, giúp trẻ dễ nhai cũng như dễ dàng tiêu hóa.
- Theo dõi phản ứng của bé: Khi cho bé ăn cháo tim lần đầu tiên, mẹ nên cho bé ăn một lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của bé trong vòng 24 giờ. Nếu bé không có biểu hiện gì bất thường thì mẹ có thể tiếp tục cho bé ăn cháo tim.
- Trong tim lợn chứa rất nhiều cholesterol. Do đó, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều và liên tục nhiều ngày, tránh tình trạng đầy hơi, khó chịu và tiềm ẩn nguy cơ béo phì về sau ở trẻ.
Tim lợn là bộ phận bổ nhất của lợn, và mỗi con lợn chỉ có duy nhất 1 quả tim nên các mẹ nên đi chợ sớm để mua được phần tim chất lượng và kết hợp các cách nấu cháo tim lợn cho bé ăn dặm bảo bảo dinh dưỡng để giúp trẻ phát triển toàn diện. Chúc mẹ thực hiện thành công!