Lê là loại quả thanh mát được nhiều người yêu thích đặc biệt là các mẹ bầu. Tuy nhiên, bà bầu ăn lê được không? Việc cân nhắc kỹ lưỡng thực phẩm tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ mẹ bầu và em bé.
1. Bà bầu ăn lê được không?
Là loại quả có hương vị thơm ngọt, có hàm lượng calo thấp cùng với giá trị dinh dưỡng cao, lê là loại trái cây được rất nhiều người yêu thích. Các chuyên gia dựa vào các dưỡng chất trong lê để có thể kết luận “Bà bầu ăn lê được không?”
Theo đó, trong lê chứa rất nhiều canxi, chất xơ, vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin K,…cùng với các khoáng chất khác. Đây đều là những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là mẹ bầu.
Bởi vậy, nếu bạn thắc mắc “Bà bầu ăn lê được không” thì câu trả lời chắc chắn là có. Tuy nhiên phải ăn lê với lượng phù hợp và đúng cách thì mới thực sự tốt cho sức khỏe và đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng.
Cụ thể, trước khi ăn lê, mẹ bầu chú ý rửa sạch kỹ càng với nước muối, cẩn thận gọt vỏ. Điều này sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn, mầm bệnh như listeriosis, toxoplasma có hại cho thai kỳ và mẹ bầu.
Ngoài ra, việc xác định tình trạng sức khỏe của thai phụ trước khi ăn lê cũng rất quan trọng. Với các mẹ bầu đang gặp tình trạng khó tiêu hoặc bị bệnh tiểu đường thì không nên ăn loại quả này.
Xem thêm: Bà Bầu Ăn Mướp Được Không? Nhiều Mẹ Bầu Bất Ngờ Về Ảnh Hưởng Của Mướp Đến Thai Kỳ
2. Những tác dụng tuyệt vời của lê đối với sức khỏe mẹ bầu
Bên cạnh vấn đề bà bầu ăn lê được không, các yếu tố liên quan đến sức khỏe cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Có thể nói, lê là loại trái cây rất nhiều khoáng chất, lành tính, an toàn và tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Cụ thể như sau:
2.1. Ăn lê giúp tăng cường hệ miễn dịch và khả năng hấp thụ sắt
Với hàm lượng vitamin C khoảng 10mg có trong quả lê, loại trái cây này có thể đáp ứng tới 11% lượng dinh dưỡng được khuyến nghị về vitamin C của phụ nữ. Với lượng dưỡng chất như vậy giúp cho cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi.
Hơn nữa, vitamin C cũng rất cần thiết cho việc hấp thụ sắt. Nếu thai phụ nào đang bị thiếu sắt thiếu máu, việc ăn lê sẽ giúp mẹ bầu hấp thụ sắt một cách tối đa. Bởi sắt bản chất rất khó hấp thụ, nếu không có vitamin hỗ trợ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Do đó, ăn lê để tăng cường vitamin C, hệ miễn dịch, khả năng hấp thụ sắt cũng là một cách bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu.
2.2. Ăn lê tốt cho sức khỏe tim mạch của mẹ bầu
Trong lê có chứa kali là một loại khoáng chất quan trọng cho hoạt động tim mạch. Theo thống kê, trong 100g lê sẽ có 116mg kali, đây được xem là loại dưỡng chất vừa đủ cần thiết cho sức khỏe tim mạch của mẹ và bé.
2.3. Ăn lê giúp mẹ bầu phòng ngừa tiểu đường
Trong lê có fructose và glucose, giúp cho lê có vị ngọt tự nhiên tốt cho sức khỏe. Hương vị ngọt từ lê có thể giúp thai phụ thỏa mãn cơn thèm ngọt. Có thể ăn lê thay cho các món ăn chứa nhiều đường trắng khác, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2.4. Ăn lê ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ
Tình trạng táo bón xảy ra rất phổ biến với phụ nữ mang thai, có đến ¼ phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này. Ăn lê cũng là một giải pháp hữu ích giúp thai phụ phòng ngừa táo bón.
Bởi trong có lê có hàm lượng chất xơ và lượng nước dồi dào, giống như một loại thuốc nhuận tràng góp phần thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Qua đó, nâng cao khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của bà bầu.
2.5. Ăn lê tốt cho xương của thai nhi và giảm nguy cơ mắc cái dị tật bẩm sinh
Theo nghiên cứu, lượng canxi có trong lê giúp thúc đẩy quá trình hình thành xương, răng cho thai nhi. Đồng thời, ăn lê giúp bù lại lượng canxi thiếu hụt cho mẹ bầu.
Ngoài ra, trong lê còn có hàm lượng B9 cao, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống hay các khuyết tật ống thần kinh khác có thể mắc ở thai nhi.
2.6. Một số lợi ích khác từ việc ăn lê tốt cho mẹ bầu
Ngoài những lợi ích trên, ăn lê còn có rất nhiều tác dụng khác. Trong đó phải kể đến như giảm thiểu tình trạng phù chân ở thai phụ hay hỗ trợ thải độc, bổ sung nước, chống lại nhiễm trùng.
Với những lợi ích như thế, bà bầu ăn lê được không chắc hẳn không còn là băn khoăn của nhiều người. Hãy tận dụng loại trái cây dễ tìm mua này để tăng cường sức khỏe cho phụ nữ mang thai.
Xem thêm: Ăn Lá Ngải Cứu Có Tác Dụng Gì? Bất Ngờ Lợi Ích Của Ngải Cứu Với Sức Khoẻ Mẹ Bầu
3. Một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn lê
Khi đã biết bà bầu ăn lê được không và tác dụng của quả lê, thai phụ cũng cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe.
– Không nên ăn quá nhiều lê chỉ nên ăn với một lượng vừa phải. Ăn quá nhiều loại quả này có thể dẫn đến dư thừa fructose gây rối loạn tiêu hóa và các bệnh khác về dạ dày.
– Với phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thì bà bầu ăn lê được không chắc chắn là vô cùng băn khoăn. Bởi trong lê có lượng đường tự nhiên tương đối cao, nên mẹ bầu hạn chế sử loại quả này.
– Không ăn lê lúc đói, và không ăn quá nhiều lê một ngày để tránh gây ra đầy bụng, khó tiêu. Mẹ bầu chỉ nên ăn từ 1- 2 quả lê nhỏ mỗi ngày sau bữa ăn 1-2 giờ trong thời gian mang thai sẽ rất tốt cho sức khỏe.
– Không ăn lê kết hợp với rau dền, củ cải, thịt ngỗng,…vì có thể gây ra tình trạng sưng tuyến giáp, bướu cổ và cũng ko ăn loại quả này với thực phẩm chứa quá nhiều protein để tránh thận phải làm việc quá sức.
– Lê mặc dù là loại quả có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng vẫn phải kết hợp các vitamin, dưỡng chất khác để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và bé.
– Lê tươi ngon và sạch sẽ cũng đóng vai trò quan trọng, hãy đảm bảo lê được vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn để tránh ngộ độc thực phẩm.
Trên đây những thắc mắc được job3s giải đáp về việc bà bầu ăn lê được không. Hy vọng với những chia sẻ trên mẹ bầu có thể yên tâm trong việc bổ sung lê để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.