Ăn hạt mít có tác dụng gì hay có nên ăn hạt mít không là băn khoăn của nhiều người. Trên thực tế nếu biết các tác dụng bất ngờ của loại hạt này đối với cơ thể, chắc chắn bạn sẽ không lãng phí nó.
1. Hạt mít và thành phần dinh dưỡng
Mít là một trong những loại trái cây được ưa chuộng trên thế giới nhờ mùi vị thơm ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thông thường, phần thịt của quả mít sẽ được thưởng thức nhiều nhất, trong khi đó hạt mít hay bị loại bỏ. Tuy nhiên, bộ phận này của trái mít cũng có chức năng bổ trợ sức khỏe.
Một hạt mít chứa khoảng 70% tinh bột, bên cạnh đó còn có protein, vitamin, chất khoáng như kẽm, sắt, canxi, đồng, magie, kali và cả chất chống oxy hóa. Trong 1 ounce (28 gram) hạt mít sẽ có hàm lượng dinh dưỡng như sau:
-
Lượng Calo: 53
-
Lượng Carbohydrate: 11 gram
-
Lượng chất đạm: 2 gram
-
Lượng chất béo: 0 gram
-
Riboflavin: 8% theo nhu cầu khuyến nghị hằng ngày
-
Thiamine: 7% theo nhu cầu khuyến nghị hằng ngày
-
Photpho và magie: 4% và 5% theo nhu cầu khuyến nghị hằng ngày
Nhìn vào các thành phần trên sẽ giúp bạn biết được hạt mít có tác dụng gì với cơ thể. Sở hữu thành phần dinh dưỡng dồi dào nên hạt mít mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, chẳng hạn như duy trì năng lượng hoặc thực hiện các quá trình trao đổi chất.
Xem thêm: Hạt đậu gà có tác dụng gì? Giảm cân bất ngờ, chị em nên thử
2. Ăn hạt mít có tác dụng gì?
Biết được các lợi ích sau chắc chắn bạn không còn phải băn khoăn rằng hạt mít có tác dụng gì nữa.
Không chỉ góp mặt trong quá trình ăn uống, hạt mít còn là một loại thuốc điều trị tiêu hóa trong y học cổ truyền Trung Quốc. Cho đến hiện tại, hạt mít có vô vàn lợi ích không thể phủ nhận, cụ thể:
-
Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Có lượng chất xơ dồi dào, hạt mít giúp bình thường hóa nhu động ruột của con người, nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón, chống viêm ruột hay hạn chế các bệnh liên quan về trĩ.
-
Giảm cholesterol: Khi các chất dinh dưỡng từ hạt mít được hấp thụ, nồng độ cholesterol trong máu có thể được cải thiện, nhờ đó mà hạn chế nguy cơ huyết áp cao, mắc bệnh tim mạch hay tiểu đường.
-
Ngăn ngừa thiếu máu: Sắt trong hạt mít làm giảm nguy cơ thiếu máu, giúp cho máu được lưu thông đến não, có thể phòng tránh các tai nạn đáng tiếc.
-
Ngăn ngừa ung thư: Những ai còn thắc mắc hạt mít có tác dụng gì chắc chắn sẽ bất ngờ khi biết được tác dụng to lớn này. Nhờ sự đa dạng của chất chống oxy hóa như flavonoid, saponin và phenol, hạt mít có khả năng chống ung thư, chống viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch và thậm chí là có thể khắc phục tổn thương về DNA.
-
Kháng khuẩn: Một số nghiên cứu cho thấy trên bề mặt hạt mít chứa các hạt nhỏ có chức năng kháng khuẩn, từng thử nghiệm đặc tính kháng khuẩn với vi khuẩn E. coli. Do đó, hạt mít cũng được coi là có khả năng ngăn ngừa bệnh do vi khuẩn gây nên.
-
Duy trì thị lực: vitamin A có trong hạt mít sẽ cải thiện thị lực cho người ăn, đồng thời ngăn chặn được một số loại bệnh liên quan đến mắt, chẳng hạn như quáng gà.
-
Săn chắc cơ bắp: Chứa hàm lượng protein cao nên hạt mít sẽ là lựa chọn tuyệt vời đối với những ai muốn cơ bắp săn chắc. Đặc biệt, protein từ hạt mít không chứa cholesterol, thậm chí còn được các chuyên gia y tế đánh giá protein thực vật có tác dụng cao hơn đạm động vật.
Bên cạnh các chức năng vừa nêu, hạt mít còn là phương pháp hữu hiệu giúp cải thiện sức khỏe tình dục, sinh sản của con người. Hạt mít còn tạo tác dụng tốt cho người giảm cân nhờ chất xơ dồi dào và lượng calo ít, ngoài ra còn cải thiện nhan sắc nhờ chức năng giảm nếp nhăn.
Xem thêm: 100g sầu riêng bao nhiêu calo? Cách ăn sầu riêng không lo tăng cân, béo phì
3. Một số lưu ý khi ăn hạt mít
Không còn phải băn khoăn hạt mít có tác dụng gì nữa nhưng người ăn cũng cần lưu ý vì hạt mít đôi khi chứa các nguy hại tiềm ẩn, có thể kể đến khả năng tương tác với thuốc.
3.1. Đối với những người đang sử dụng thuốc
Đối với những cá nhân đang sử dụng các loại thuốc tăng nguy cơ xuất huyết, cần cẩn thận khi đưa hạt mít vào cơ thể. Bởi lẽ, sự kết hợp giữa thuốc và hạt mít sẽ làm chậm, thậm chí ngăn chặn quá trình đông máu, từ đó khiến cơ thể khó cầm máu, gây suy nhược.
Nếu các loại thuốc ấy là aspirin, chất làm loãng máu, thuốc chống tập kết tiểu cầu, thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen hoặc naproxen), người dùng nên hạn chế ăn hạt mít để bảo vệ sức khỏe.
Bởi vậy đừng chỉ chú tâm tìm hiểu hạt mít có tác dụng gì mà hãy là người tiêu dùng thông minh, sử dụng đúng nơi đúng chỗ để tránh gây hại cho cơ thể.
3.2. Phải chế biến thật kỹ trước khi ăn
Trong trường hợp ăn quá nhiều hạt mít thô, cơ thể có nguy cơ giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Lý do là vì trong hạt mít thô có chứa chất kháng dinh dưỡng rất mạnh, đó chính là tanin và chất ức chế trypsin.
Khi vào bên trong cơ thể, tanin sẽ liên kết với các khoáng chất, tạo thành một khối không tan, gây cản trở quá trình tiếp nhận khoáng chất của cơ thể. Về chất ức chế trypsin, loại chất kháng dinh dưỡng này sẽ ngăn chặn việc tiêu hóa protein cũng như tiêu hóa thức ăn, khiến người ăn dễ gặp tình trạng đầy bụng.
Chính vì lẽ đó, hạt mít thường được khuyến nghị là không nên ăn sống. Việc nấu chín hay rang, luộc hạt mít sẽ hạn chế khả năng kháng dinh dưỡng, bởi vì tanin và chất ức chế trypsin bị bất hoạt bởi nhiệt.
4. 1 số cách chế biến món ăn với hạt mít
Để có thể thưởng thức hạt mít một cách ngon miệng, người ăn có thể bổ sung hạt mít vào chế độ ăn uống, điển hình là:
-
Thêm hạt mít vào salad;
-
Xay hạt mít thành bột, sử dụng cho việc làm bánh hoặc nấu ăn;
-
Bổ sung vào sinh tố;
-
Tạo bơ hạt mít;
-
Kết hợp hạt mít xay cùng mật ong;
-
Làm hạt mít rim ngũ vị hương;
-
Nướng bánh hạt mít;
-
Kho đậu phụ với hạt mít.
Khi đã hiểu rõ ăn hạt mít có tác dụng gì, người ăn nên thưởng thức cả phần thịt và phần hạt của trái mít để tăng cường sức khỏe. Hơn nữa, bạn cũng có thể tự chế biến món ăn với hạt mít để tạo cảm giác ngon miệng, dễ hấp thu.