Nha đam là nguyên liệu tự nhiên có tính mát nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng nha đam tươi sao cho hiệu quả. Và nếu không chú ý thì nha đam có thể gây ra tình trạng kích ứng hoặc thậm chí là phản tác dụng.
1. Cách sử dụng nha đam tươi đơn giản mà cực hiệu quả
Nha đam từ lâu đã quá quen thuộc với đời sống. Bên cạnh việc xuất hiện trong một số món tráng miệng, nha đam còn được sử dụng để làm đẹp và hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Và dưới đây là một số cách sử dụng nha đam tươi đơn giản mà bạn nên thử.
1.1. Dùng nha đam để giữ sản phẩm tươi lâu hơn
Sử dụng để bảo quản thực phẩm tươi lâu hơn là một trong những cách sử dụng nha đam tươi thường thấy nhất. Theo các chuyên gia, gel nha đam tươi có khả năng giúp trái cây và rau quả tươi loại bỏ sự có mặt của các hóa chất, từ đó giúp kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm.
1.2. Cách sử dụng nha đam tươi để làm sạch răng
Theo nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí khoa học y tế của Ethiopia, chiết xuất lô hội là sự thay thế an toàn và hiệu quả cho các loại nước súc miệng được tạo ra từ các hóa chất.
Một nghiên cứu khác năm 2017 cho thấy rằng những người sử dụng kem đánh răng lô hội có sự cải thiện đáng kể đối với sức khỏe răng miệng. Kem đánh răng lô hội có thể giảm mức độ nấm candida, mảng bám và viêm nướu. Vì vậy mà sử dụng kem đánh răng lô hội vừa hiệu quả và an toàn đối với răng miệng.
1.3. Hỗ trợ ổn định và làm hạ đường huyết khi cần
Nếu uống 2 muống nước ép nha đam mỗi ngày có thể khiến lượng đường trong máy giảm, rất phù hợp với người bị mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, đối với những người bệnh bị tiểu đường dùng thuốc hạ glucose nên thận trọng khi sử dụng nha đam bởi vì có thể làm giảm lượng glucose xuống mức nguy hiểm.
1.4. Cải thiện hệ tiêu hóa
Bên cạnh tác dụng hạ đường huyết, nha đam còn rất có lợi cho đường tiêu hóa. Tiêu thụ nha đam sẽ có khả năng làm dịu và chữa các bệnh về dạ dày như hội chứng ruột kích thích (IBS). Ngoài ra, nha đam còn giúp ức chế sự phát triển của H.pylori – vi khuẩn gây hại dẫn đến viêm loét.
Cũng chính vì thế, nha đam luôn được các chuyên gia coi như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, có khả năng làm giảm tình trạng táo bón. Tuy nhiên, người bị bệnh Crohn, viêm đại tràng hoặc bệnh trĩ thì không nên tiêu thụ nha đam. Đồng thời, những ai đang dùng thuốc thì cũng nên ngừng sử dụng nha đam bơi nó có thể làm giảm khả năng hấp thụ thuốc vào cơ thể.
1.5. Cách sử dụng nha đam tươi chăm sóc da hiệu quả
Nha đam luôn được biết đến là nguyên liệu làm đẹp không đồng mà đem lại hiệu quả cao. Nó có nhiều công dụng đối với làn da như giữ độ ẩm cho da, làm sáng da hay có thể làm sạch và ngừa mụn trứng cá.
Cách sử dụng nha đam tươi chăm sóc da rất đơn giản. Bạn có thể dùng trực tiếp gel nha đam sau khi làm sạch hoặc kết hợp với các loại nguyên liệu khác như mật ong, sữa chua… để làm mặt nạ. Hiệu quả thu về sẽ khiến bạn bất ngờ sau thời gian kiên trì sử dụng đó.
1.6. Dùng nha đam chữa lành vết bỏng
Một trong những cách sử dụng nha đam tươi mà bạn không thể bỏ qua chính là chữa lành vết bỏng. Nha đam có đặc tính làm dịu, giữ ẩm và làm mát hiệu quả nên rất phù hợp để điều trị vết bỏng.
Nếu bạn bị cháy nắng hoặc bỏng nhẹ, có thể thoa lô hội vài lần một ngày vào khu vực này sẽ giúp phục hồi nhanh. Tuy nhiên trong trường hợp bị bỏng nặng thì bạn nên tìm sự trợ giúp y tế thay vì sử dụng nha đam.
1.7. Hỗ trợ phòng ngừa ung thư vú
Một nghiên cứu được công bố trên các tạp chí như Evidence-Compuityary và Alternative Medicine cho rằng, hợp chất aloe emodin trong nha đam còn có khả năng hỗ trợ làm chậm sự phát triển của ung thư vú.
Vì thế nên các chị em cũng nên cân nhắc sử dụng nha đam thường xuyên, đều đặn với lượng phù hợp để hạn chế tình trạng bệnh này.
Xem thêm: Cứ Dùng Theo Cách Này Thấy Ngay Tác Dụng Của Nha Đam Hiệu Quả Chỉ Sau 1 Tuần
2. Lưu ý khi dùng nha đam
Sau khi nắm bắt được các cách sử dụng nha đam tươi, bạn cũng cần biết những lưu ý khi sử dụng nha đam, tránh các tác dụng phụ ngoài mong muốn. Và nếu gặp một trong các dấu hiệu được nhắc đến dưới đây, bạn cần ngay lập tức dừng sử dụng để tránh gây hại cho cơ thể.
-
Khi dùng nha đam mà bạn gặp phải các tình trạng như viêm, phát ban, nổi mày đay thì nên dừng việc sử dụng ngay. Đồng thời, nên đi thăm khám để xác định nguyên nhân rõ ràng và tìm ra hướng khắc phục.
-
Tuyệt đối không dùng gel nha đam trên vùng da bị nhiễm trùng.
-
Nếu đang bị các bệnh như đau dạ dày, bệnh trĩ, viêm đại tràng,… thì không nên dùng nha đam bởi mủ của cây sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Không nên dùng chung nước ép nha đam với tỏi, bởi sự kết hợp này sẽ làm hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, làm giảm nồng độ kali trong cơ thể.
Xem thêm: Uống Nha Đam Sống Có Tác Dụng Gì? 2 Công Thức Chế Biến Đồ Uống Ngon Từ Nha Đam
Cách sử dụng nha đam tươi hiệu quả thực sự không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ. Và với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đọc có thể cân nhắc và lựa chọn phương pháp sử dụng phù hợp.