Cách nấu bột cua biển cho bé được biến tấu theo nhiều kiểu, tạo sự đa dạng cho thực đơn dinh dưỡng của bé. Cua biển rất giàu vitamin và các khoáng chất, có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Mẹ bỏ túi công thức chế biến món ăn này, đảm bảo bé ăn thun thút không thôi.
1. Giá trị dinh dưỡng của cua biển đối với sức khỏe của bé
Cua biển là một trong những loại hải sản bổ dưỡng, rất tốt đối với sức khỏe của mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Với hàm lượng dinh dưỡng khá cao nên thịt cua biển là nguồn dưỡng chất tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc phòng, chống nhiều bệnh lý nguy hiểm với sức khỏe.
-
Giàu khoáng chất: Một con cua biển có thể cung cấp được từ 3 – 8% lượng calo và sắt mỗi ngày. Bên cạnh đó, trong thịt cua còn chứa kẽm và đồng cần thiết cho các phản ứng hoá học trong cơ thể, cung cấp năng lượng và hình thành những mô liên kết. Đồng thời còn tổng hợp protein và các chất dẫn truyền hệ thần kinh.
-
Giàu protein: Hàm lượng protein có trong thịt cua sẽ có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với các loại thịt khác. Bên cạnh đó, thịt cua rất dễ tiêu hoá, phù hợp với trẻ nhỏ, người già hay người có thể trạng bị suy nhược. Để phục hồi sức khoẻ cho người mới ốm dậy, trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng thì cua biển là một sự lựa chọn hoàn hảo.
-
Vitamin B12: Trong thịt cua chứa rất nhiều vitamin B12, do đó chỉ cần nạp đủ 2,4 microgam mỗi ngày. Một phần ăn 75g thịt cua cung cấp được 9,78 micrograms vitamin B12.
-
Axit béo omega-3: Nhiều nghiên cứu cho thấy cua biển là một trong những thực phẩm giàu omega-3 giúp tăng cường sức khỏe cho trẻ nhỏ. Dưỡng chất này giúp tăng cường trí thông minh, cải thiện giấc ngủ và giảm các biểu hiện tăng động ở trẻ.
-
Cua biển chứa nhiều canxi, đây là dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của răng và xương ở bé.
-
Hàm lượng vitamin C và E có ở cua biển còn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, mắt sáng và tinh anh hơn.
2. Bé mấy tháng thì ăn được bột cua biển?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bé có thể ăn được cua biển từ 7 tháng tuổi trở lên. Tuỳ thuộc vào từng mốc phát triển của trẻ mà mẹ nên điều chỉnh lượng ăn khác nhau:
-
Đối với bé từ 7 – 12 tháng tuổi: Nên ăn từ 20 – 30g thịt cua/bữa và có thể ăn từ 3 – 4 bữa/tuần.
-
Đối với bé từ 1 – 3 tuổi: Mỗi bữa bé có thể ăn từ 30 – 40g thịt cua.
-
Đối với bé trên 4 tuổi trở lên: Bé có thể ăn từ 50 – 60g thịt cua/bữa.
3. Mẹo chọn cua biển tươi ngon để nấu bột cho bé
Trước khi tìm hiểu cách nấu bột cua biển cho bé thì vấn đề chọn cua tươi ngon cũng được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Bởi muốn có được một bát cháo cua biển có hương vị hấp dẫn thì khâu lựa chọn nguyên liệu giữ vai trò rất quan trọng. Để thịt cua biển tươi ngon nhất, các mẹ nên chọn cua theo các tiêu chí sau đây:
-
Nên chọn mua những con cua còn khoẻ mạnh và nhanh nhẹn
-
Không nên mua loại cua ướp đá.
-
Chọn loại cua nặng, thịt chắc, không bị gãy càng hay gãy chân.
-
Sau khi đã mua cua biển về thì các mẹ cần chế biến ngay để đảm bảo sự tươi ngon của cua.
-
Chọn mua cua biển tại các địa chỉ chất lượng, uy tín và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Cách nấu bột cua biển cho bé ăn dặm
Sau đây là một số cách nấu bột cua cho bé ăn dặm cực kỳ thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng để các mẹ tham khảo:
4.1. Cách nấu bột cua biển cho bé với khoai mỡ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Thịt cua biển
-
Mỡ heo
-
Thịt heo nạc
-
Hành, ngò gai
-
Dầu ăn dặm cho bé
Cách nấu bột cua biển cho bé dễ làm:
-
Cắt nhỏ phần mỡ heo, thái mỏng phần thịt nạc rồi cho vào xay nhuyễn cùng với thịt cua biển
-
Cho gia vị vào hỗn hợp thịt, đảo đều tay rồi để 15 phút cho ngấm gia vị
-
Gọt vỏ khoai mỡ, rửa sạch và nạo nhuyễn
-
Tiếp theo, đun sôi khoảng 200ml nước rồi vo phần chả cua thành viên nhỏ và thả vào cho đến khi chả cua nổi lên thì vớt ra. Sau đó, mẹ hãy cho khoai mỡ vào nồi và nấu thành cháo sệt.
-
Khi bột đã sôi, mẹ cho phần thịt cua vào nấu chung, nấu thêm khoảng 3 phút nữa thì tắt bếp.
-
Múc bột ra tô rồi rắc thêm hành, dầu ăn dặm, ngò gai thái nhỏ lên trên là có được một món ăn ngon lành cho bé yêu của mình.
4.2. Cách nấu bột cua biển cho bé với rau ngót
Đây là một món bột vừa ngon lại vừa đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Với món bột này, các mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm có: Bột gạo, thịt cua biển, rau ngót và các loại gia vị ăn dặm.
Cách nấu bột cua biển cho bé với rau ngót:
-
Hấp chín thịt cua biển, xé nhỏ cua và nhặt sạch phần vỏ bị vỡ.
-
Tuốt lá rau ngót, rửa sạch rồi đem đi xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ.
-
Cho bột gạo vào trong nồi để đun sôi lên rồi cho rau ngót, thịt cua đã được chuẩn bị rồi nấu cho đến khi chín đều và dậy mùi thì tắt bếp.
-
Mẹ múc bột ra bát rồi cho thêm dầu ăn dặm vào cháo và cho bé thưởng thức khi còn ấm. Nếu như bé đã hơn 1 tuổi thì trước khi cho bé ăn, mẹ hãy nêm nếm thêm nước mắm để làm tăng hương vị cho món bột.
4.3. Cách nấu bột cua biển cho bé với bí đỏ
Với món bột này, các mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm có: Bí đỏ, thịt cua biển, bột gạo và gia vị ăn dặm.
Cách nấu bột cua biển cho bé với bí đỏ:
-
Cho bột gạo vào nồi nấu nhừ
-
Gọt vỏ bí đỏ, rửa cho sạch và thái ra thành miếng nhỏ rồi cho vào nấu cùng với bột cho chín mềm
-
Hấp chín thịt cua biển rồi xé nhỏ
-
Cho phần thịt cua, bí đỏ vào nồi rồi tiếp tục nấu nhừ. Mẹ nên vừa nấu vừa khuấy đều cho đến khi bột chín nhừ thì tắt bếp.
-
Mẹ múc bột ra bát rồi cho thêm dầu ăn dặm trộn đều lên và cho bé ăn khi bột còn đang ấm.
-
Cách Nấu Cháo Cua Cho Bé 8 Tháng Không Tanh, Bé Ăn Ngon Hấp Thụ Đủ Chất
-
10 Cách Nấu Cháo Cua Đồng Ngon Cho Bé – Nấu Theo Công Thức Này, Bé Ăn Sạch Bát
5. Một số vấn đề cần lưu ý khi nấu bột cua biển cho bé ăn dặm
Mặc dù cua biển là một loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ nhưng mẹ vẫn nên cẩn thận khi cho bé dùng, đặc biệt là với trẻ dưới 1 tuổi, vì đây là một trong những thực phẩm dễ gây nên tình trạng dị ứng:
-
Giai đoạn đầu mới cho bé ăn cua, mẹ nên cho bé làm quen với các món ăn có thịt cua 2 – 3 ngày liên tục và quan sát kỹ xem trẻ có các triệu chứng dị ứng hay không.
-
Lượng thịt cua mà bạn cho trẻ ăn nên ít hơn hàm lượng so với thịt heo vì cua có rất nhiều đạm, ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
-
Khi cho bé ăn cua, mẹ chỉ nên cho bé ăn thịt cua, không ăn phần gạch vì rất dễ bị đầy hơi và khó tiêu.
Với những cách nấu bột cua biển cho bé ăn dặm như trên, mẹ chỉ cần mất vài phút chế biến là đã có được cho bé một món ăn dặm ngon và bổ dưỡng. Mẹ hãy thay đổi thực đơn cho bé bằng nhiều công thức kết hợp khác nhau để bé ăn ngon miệng, tránh tình trạng biếng ăn, đảm bảo tăng cân khỏe mạnh.