Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết bé 5 tháng có thể bắt đầu ăn dặm. Nhưng không phải cách nấu đồ ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi nào cũng phù hợp với trẻ. Việc ăn dặm ở giai đoạn này rất quan trọng vì nó giúp trẻ thích nghi với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ.
1. Bé 5 tháng tuổi có thể ăn dặm chưa?
Các chuyên gia của WHO (tổ chức y tế thế giới) khuyên rằng trẻ em nên được nuôi bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu. Sau giai đoạn này bố mẹ có thể bổ sung thêm thực phẩm ngoài sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng sẽ ăn dặm ở cùng 1 thời điểm. Một số trẻ có thể sẵn sàng ăn dặm sớm hơn, và một số bạn có thể sẽ cần thêm thời gian. Nếu trẻ có các biểu hiện sau thì bạn có thể cho bé ăn dặm:
- Bé đã có thể ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ.
- Bé có thể thực hiện cầm nắm các đồ vật nhỏ
- Bé đã có thể mở miệng và nuốt được những thức ăn mềm.
- Bé có phản ứng tích cực khi nhìn thấy thức ăn.
Tuy nhiên, khi cho bé ăn dặm mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn với 1 lượng nhỏ sau đó tăng dần lượng thức ăn. Ngoài ra, bạn nên theo dõi phản ứng của bé sau khi ăn để đảm bảo bé không bị dị ứng hoặc khó tiêu.
2. Bé 5 tháng tuổi có thể ăn được những gì?
Trước khi tìm cách nấu đồ ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi, bạn cần tìm hiểu những thông tin về loại thực phẩm mà bé 5 tháng tuổi có thể ăn được:
- Cháo loãng: Cháo là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và phù hợp với bé 5 tháng tuổi. Mẹ có thể nấu cháo với gạo tẻ, gạo nếp hoặc gạo lứt.
- Rau củ nghiền: Rau củ là một nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào. Mẹ có thể nghiền nhuyễn các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, khoai lang,…
- Trái cây nghiền: Trái cây là một nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào. Mẹ có thể nghiền nhuyễn các loại trái cây như chuối, táo, lê,…
- Thịt, cá nghiền: Thịt, cá là nguồn cung cấp protein dồi dào. Mẹ có thể nghiền nhuyễn thịt, cá nạc như thịt bò, thịt gà, cá hồi,…
3. Cách nấu đồ ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi mẹ nhàn tênh
Khi bé bước vào giai đoạn 5 tháng tuổi cũng là lúc bố mẹ thường tìm đủ các phương pháp ăn dặm cho trẻ. Vậy cách nấu đồ ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi như thế nào?
3.1. Cách nấu đồ ăn dặm cho bé 5 tháng với bột khoai lang súp lơ
Khoai lang kết hợp với súp lơ sẽ trở thành món ăn dặm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Các loại vitamin A, C, B6, kali, chất xơ,… trong khoai lang giúp bé phát triển trí não, thị lực, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa và xương.
Nguyên liệu:
- Khoai lang: 40g
- Súp lơ: 40g
- Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
- Sữa công thức: 100ml
Cách chế biến:
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng, hấp chín.
- Súp lơ rửa sạch, cắt thành từng miếng, mang đi hấp chín.
- Khoai lang súp lơ sau khi chín cho vào máy xay nhuyễn.
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi rồi đảo đều tay cho các gia vị quyện vào nhau.
- Đun với lửa vừa cho đến khi trứng chín thì tắt bếp.
- Múc lên bát, chờ cho bột nguội bớt là có thể cho bé ăn.
3.2. Bột bí đỏ mix sữa
Cách nấu đồ ăn dặm cho bé 5 tháng với bí đỏ trộn sữa béo khá đơn giản. Không chỉ vậy món ăn này còn giúp bé tăng cân nhờ các vitamin, khoáng chất có trong nó.
Nguyên liệu:
- Bí đỏ: 20g
- Bột ăn dặm: 15g
- Sữa công thức: 30ml
Cách chế biến:
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột và hạt sau đó thái khúc và cho vào nồi hấp chín.
- Sau khi bí đỏ chín lấy ra tô nghiền mịn.
- Cho sữa công thức vào nồi, đun nóng với lửa nhỏ.
- Cho bí đỏ xay nhuyễn vào sữa, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp hòa quyện.
3.3. Bột thịt gà khoai lang
Nếu các mẹ đang muốn tìm nguồn cung cấp protein dồi dào cho bé để phát triển cơ bắp và trí não mà vẫn tốt cho hệ tiêu hóa của bé hãy áp dụng cách nấu đồ ăn dặm cho bé 5 tháng với thịt gà và khoai lang
Nguyên liệu:
- Thịt ức gà: 150g
- Khoai lang: 100g
- Bột ăn dặm: 50g
Cách chế biến:
- Ức gà rửa sạch, bỏ da, xay nhuyễn.
- Khoai lang gọt vỏ sau đó rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ cho vào nồi hấp chín.
- Sau khi khoai lang được hấp chín bạn bỏ ra tô và nghiền mịn.
- Cho thịt gà và khoai lang vào nồi, thêm nước và đun sôi với lửa nhỏ.
- Khuấy đều cho đến khi các nguyên liệu sánh mịn thì tắt bếp.
- Thêm dầu ăn, khuấy đều. Tắt bếp, múc lên bát và cho bé ăn khi cháo còn ấm.
3.4. Cách nấu đồ ăn dặm cho bé 5 tháng với bột khoai tây
Bột khoai tây là món ăn đơn giản dễ làm, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp cho trẻ nguồn vitamin, khoáng chất giúp cung cấp năng lượng tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nguyên liệu:
- Khoai tây: 40g
- Súp lơ: 40g
- Sữa công thức: 100ml
Cách chế biến:
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch lại với nước, sau đó cắt miếng nhỏ rồi hấp chín.
- Súp lơ rửa sạch, thái miếng vừa ăn, luộc chín.
- Cho khoai tây và súp lơ vào máy xay nhuyễn.
- Cho sữa công thức vào súp lơ và khoai tây đã xay nhuyễn, khuấy đều cho đến khi sánh mịn.
- Bạn đợi cho bột nguội bớt thì có thể cho bé thưởng thức.
3.5. Bột thịt heo rau ngót
Một trong những cách nấu đồ ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi được khá nhiều mẹ áp dụng cho trẻ là bột thịt heo với rau ngót. Ngoài nguồn protein dồi dào từ thịt heo bé còn nhận thêm được các loại vitamin C, K, chất xơ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Nguyên liệu:
- Thịt heo: 25g
- Rau ngót: 20g
- Bột ăn dặm: 20g
Cách chế biến:
- Thịt heo bỏ da, rửa sạch, băm nhỏ.
- Rau ngót rửa sạch, xay nhuyễn.
- Cho chảo lên bếp chờ dầu nóng rồi xào chín thịt heo.
- Sau đó cho thịt heo và rau ngót vào nồi thêm nước đun nhỏ lửa đến khi sôi. Đảo đều tay cho đến khi các nguyên liệu sánh mịn thì tắt bếp.
- Thêm dầu ăn dặm cho bé, đảo đều. Để bột nguội bớt rồi cho bé thưởng thức.
3.6. Cách nấu đồ ăn dặm cho bé 5 tháng với bột đậu nành
Bột đậu nành chứa nhiều đạm, canxi, vitamin A và D cung cấp năng lượng cần thiết cho sự phát triển trí não và thể chất của bé. Ngoài ra, bột đậu nành còn chứa rất nhiều canxi là thành phần quan trọng giúp bé phát triển xương và răng chắc khỏe.
Nguyên liệu:
- Bột gạo: 10g
- Sữa đậu nành: 200ml
- 1 thìa cà phê dầu ăn
Cách chế biến:
- Cho bột đậu nành vào bát, thêm 100ml sữa tươi không đường vào khuấy đều cho đến khi bột sánh mịn.
- Tiếp theo cho bột đậu nành đã được trộn sữa tươi vào nồi, đun nhỏ lửa khuấy đều đến khi sôi để bột không bị vón cục.
- Thêm dầu ăn dặm vào bột cho bé. Để bột nguội bớt là có thể cho bé ăn.
3.7. Bột bí đỏ mix đậu xanh
Bột bí đỏ đậu xanh là món ăn cung cấp nhiều tinh bột, protein, canxi, vitamin A,… Ngoài ra, đây cũng là món ăn có công dụng giải nhiệt cho bé.
Nguyên liệu:
- Bí đỏ: 10g
- Bột đậu xanh: 10g
- Bột gạo: 10g
Cách chế biến:
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, ruột, cắt thành khúc rổi mang đi hấp chín.
- Bí đỏ sau khi chín thì cho ra tô nghiền mịn hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
- Cho bột gạo, bột đậu xanh, bí đỏ đã nghiền vào nồi nấu cùng một ít nước. đun với lửa nhỏ cho đến khi sôi.
- Khuấy đều để các nguyên liệu sánh mịn đun khoảng 3- 5 phút cho sôi lại thì tắt bếp.
3.8. Cách nấu đồ ăn dặm cho bé 5 tháng với cháo trắng
Cháo trắng không chỉ cung cấp tinh bột và dưỡng chất tốt cho cơ thể trẻ. Mà nó còn rất dễ tiêu hóa giúp dạ dày của bé hoạt động tốt hơn.
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 50g
- 500ml nước
Cách chế biến:
- Gạo vo sạch, ngâm trong nước khoảng 2 – 3 tiếng rồi vớt ra để ráo.
- Cho gạo vào nồi nấu cùng 500ml nước.
- Khi cháo sôi, hạ nhỏ lửa và nấu cháo cho đến khi gạo chín nhừ.
- Dùng rây lọc cháo cho nhuyễn mịn. Chờ cháo nguội bớt thì cho bé ăn.
3.9. Cháo cải bó xôi cho bé 5 tháng ăn dặm
Khi áp dụng cách nấu đồ ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi với cải bó sôi sẽ cung cấp cho bé nguồn vitamin A, C, K, chất xơ, canxi,… giúp bé phát triển thị lực, tăng cường hệ miễn dịch.
Nguyên liệu:
- 50g gạo tẻ
- 100g cải bó xôi
- Dầu ăn dặm
Cách chế biến:
- Gạo vo sạch, ngâm trong nước khoảng 1 – 2 tiếng để gạo mềm và dễ nhừ hơn.
- Cải bó xôi rửa sạch, nhặt lá non cắt nhỏ rồi hấp chín
- Cho gạo vào nồi thêm 500ml đun đến khi cháo sôi thì hạ nhỏ lửa.
- Cải bó xôi sau khi hấp chín mang vào máy xay nhuyễn.
- Khi cháo chín nhừ, cho cải bó xôi xay nhuyễn vào, khuấy đều.
- Múc lên bát sau đó cho 1 chút dầu ăn dặm vào cháo đợi nguội bớt thì cho bé ăn.
Xem thêm:
Ăn Cải Bó Xôi Có Tác Dụng Gì? Dù Là Rau Bình Dân Nhưng Có Lợi Ích Bất Ngờ
Cách Nấu Cháo Thịt Bò Với Cải Bó Xôi Thành Công Ngay Từ Lần Đầu
4. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm
Nếu bạn đang tìm cách nấu đồ ăn dặm cho bé 5 tháng. Để tốt nhất cho sức khỏe của bạn hãy tuân thủ nguyên tắc xây dựng thực như sau:
Bắt đầu với các loại thực phẩm đơn giản, dễ tiêu hóa: Ở giai đoạn đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non yếu, vì vậy mẹ nên bắt đầu với các loại thực phẩm đơn giản, dễ tiêu hóa như cháo loãng, rau củ nghiền,…
Cho bé ăn từng loại thực phẩm một: Mẹ nên cho bé ăn từng loại thực phẩm một để theo dõi phản ứng của bé. Nếu bé có bất kỳ phản ứng bất thường nào như nổi mẩn, tiêu chảy,… mẹ nên ngừng cho bé ăn loại thực phẩm đó.
Tăng dần lượng thức ăn theo thời gian: Mẹ nên bắt đầu với một lượng nhỏ, khoảng 1-2 thìa cà phê, trong lần ăn đầu tiên. Nếu bé không có bất kỳ phản ứng bất thường nào, mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn cho bé theo thời gian.
Thực đơn cho bé 5 tháng tuổi cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé, bao gồm:
- Chất đạm: Thịt, cá, trứng, sữa,…
- Chất béo: Dầu ăn, bơ,…
- Carbohydrate: Gạo, khoai, sắn,…
- Vitamin và khoáng chất: Rau củ, trái cây,…
Cho bé ăn ở nơi yên tĩnh, thoải mái: Mẹ nên cho bé ăn ở nơi yên tĩnh, thoải mái để bé có thể tập trung ăn.
Dưới đây là một gợi ý thực đơn cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm:
Bữa sáng:
Bột khoai tây/bột khoai lang súp lơ
Bữa trưa:
Bột bí đỏ mix đậu xanh/bột thịt heo rau ngót/cháo cải bó xôi
Bữa tối:
Cháo loãng
Bữa phụ:
Trái cây nghiền
Mẹ có thể linh hoạt thay đổi thực đơn với 9 cách nấu đồ ăn dặm cho bé 5 tháng kể trên tùy theo sở thích và nhu cầu của bé. Khi bé lớn hơn, mẹ có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm khác vào thực đơn của bé.
5. Nên cho bé 5 tháng ăn dặm với liều lượng như thế nào?
Liều lượng ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi cần được điều chỉnh theo nhu cầu và khả năng tiêu hóa của bé. Mẹ nên bắt đầu với một lượng nhỏ, khoảng 1-2 thìa cà phê, trong lần ăn đầu tiên. Nếu bé không có bất kỳ phản ứng bất thường nào, mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn cho bé theo thời gian.
Dưới đây là một số gợi ý về liều lượng ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi:
Bữa ăn chính:
Lần ăn đầu tiên: 1 – 2 thìa cà phê
Lần ăn thứ hai: 2 – 3 thìa cà phê
Lần ăn thứ ba: 3 – 4 thìa cà phê
Bữa phụ:
1 – 2 thìa cà phê
Mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn cho bé theo từng tuần. Đến khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn khoảng 100 – 150ml cháo loãng cho mỗi bữa ăn chính.
Mẹ cũng cần lưu ý không cho bé ăn quá nhiều thức ăn trong một lần. Điều này có thể khiến bé bị khó tiêu hoặc nôn trớ.
Nếu bạn cảm thấy sữa mẹ không còn đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé có thể áp dụng 9 cách nấu đồ ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi kể trên để bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ,… từ các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, bạn cần nấu thật mềm để trẻ dễ tiêu hóa.