Lo sợ thức ăn bên ngoài không đảm bảo dinh dưỡng và mất vệ sinh cho con, tại sao các mẹ không thử ngay cách nấu sữa ngô cho bé thơm ngậy mà vẫn cực healthy. Sữa ngô mang đến cho con dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ rất tốt cho sức khỏe, có thể giúp bé tránh xa các loại nước giải khát độc hại.
1. Tác dụng của sữa ngô với sức khỏe trẻ nhỏ
Cho trẻ nhỏ uống sữa ngô có tốt cho hệ tiêu hoá hay không? Sữa ngô (hay sữa bắp) là thức uống thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Ngoài ra, sữa bắp còn mang lại những công dụng bổ ích cho các bé như sau:
- Giúp tăng cân nhanh chóng: 100g ngô tương đương với 350 calo giúp cung cấp năng lượng cả ngày cho bé rất tốt.
-
Hỗ trợ sự phát triển thể chất: Vì ngô rất giàu khoáng chất và vitamin như vitamin B hỗ trợ phát triển thần kinh và trí não. Ngoài ra, sữa ngô còn giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng ở bé tốt hơn.
-
Ngăn chặn nguy cơ ung thư ở bé: Chất chống oxy hóa có trong ngô có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại, đồng thời giúp ngăn ngừa tổn thương mô và DNA trong cơ thể.
-
Tốt cho mắt và da: Ngô rất giàu vitamin A và là nguồn giàu dưỡng chất beta-carotene chất chống oxy hóa tốt cho làn da của bé.
-
Cải thiện tiêu hóa: Ngô rất giàu chất xơ rất tốt cho trẻ nhỏ đang trong tình trạng bị táo báo hoặc hệ tiêu hoá kém. Vì vậy, các mẹ đừng ngần ngại mà hãy học cách cách nấu sữa ngô cho bé nhé.
2. Cách chọn bắp tươi ngon để làm sữa ngô béo ngậy cho bé
Để có món ăn dặm thơm ngon, ngoài việc học cách nấu sữa ngô cho bé, bạn nên học cách lựa chọn bắp ngon giúp bữa ăn của con hấp dẫn hơn:
-
Bắp còn tươi, vỏ ngoài chưa khô và vẫn bám chặt vào thân.
-
Tơ bắp vẫn mềm mịn, không bị dập hay héo và có màu vàng tươi.
-
Hạt ngô phải tròn trịa, bóng vàng và thẳng đều.
-
Bạn không nên chọn những quả có kích thước quá lớn mà nên chọn những quả có kích thước thon dài, vừa phải.
Xem thêm: Cách Nấu Súp Gà Cho Bé 1 Tuổi Đảm Bảo Thơm Ngon, Trẻ Ăn Hoài Không Chán
3. Cách nấu sữa ngô cho bé sánh mịn bổ sung thêm năng lượng
Con chán ăn vì thực đơn hằng ngày không đủ phong phú và có sức hấp dẫn, mẹ nên đổi mới khẩu vị cho trẻ bằng các cách nấu sữa ngô cho bé thơm ngon nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố dinh dưỡng.
3.1. Cách nấu sữa ngô cho bé sánh ngậy, béo ngọt
Nguyên liệu cần thiết:
-
1 trái bắp Mỹ
-
½ lon sữa đặc
-
500ml sữa tươi không đường
Cách làm sữa ngô béo ngậy cho bé ăn dặm:
-
Khi mua ngô về hãy gọt vỏ và dùng dụng cụ nạo hoặc dao để tách từng hạt ngô ra khỏi cùi.
-
Cho hạt ngô vào máy xay sinh tố cùng một ít nước lọc để xay nhuyễn, sau đó đem đi rây thật kỹ để lọc lấy nước ngô.
-
Cho sữa đặc và sữa ngô vào nồi nấu cho đến khi sôi, mẹ nên đảo đều để sữa không bị vón cục.
-
Khi sữa đã dậy mùi thơm thì cho sữa tươi không đường vào, khuấy đều cho đến khi sữa sánh mịn thì tắt bếp.
-
Rót sữa ra ly và thưởng thức là hoàn tất quá trình làm sữa ngô cho bé.
Lưu ý: Không thêm sữa tươi khi sữa ngô đang sôi hoặc còn nóng, điều này sẽ khiến sữa bắp bị tách rời.
3.2. Cách nấu sữa ngô cho bé thêm béo ngậy cùng với nước cốt dừa
Nguyên liệu cần thiết:
-
3 trái bắp Mỹ đã tách hạt
-
150ml nước cốt dừa
-
Đường phèn
Cách làm sữa ngô nước cốt dừa cho bé ăn dặm:
-
Vỏ, cùi và râu ngô rửa sạch rồi ngâm trong nước muối khoảng 5 phút thì cho vào nồi đun sôi khoảng 20 phút rồi bỏ cặn.
-
Đổ nước đun sôi và hạt ngô vào xay nhuyễn rồi lọc lấy nước.
-
Đun nước ngô trên lửa nhỏ và thêm một ít đường phèn, nước cốt dừa vào nồi khuấy liên tục trong 10 phút rồi tắt bếp là xong.
3.3. Cách nấu sữa ngô cho bé thưởng thức bằng sữa bột
Nguyên liệu cần thiết:
-
2 trái bắp Mỹ đã tách hạt
-
250ml sữa bột
Cách nấu sữa ngô cho bé ăn dặm kết hợp với sữa bột:
-
Cho cùi ngô vào nồi đun sôi tới khi thấy nước chuyển màu vàng nhạt.
-
Tiếp tục cho hạt ngô đã tách riêng và nước đã chuẩn bị vào máy xay cho đến khi sánh mịn.
-
Lọc sữa ngô qua rây để loại bỏ hết cặn thì cho hỗn hợp sữa vào nồi nấu đun sôi.
-
Cuối cùng đổ sữa bột đã pha nước nóng vào khuấy đều tránh bị vón cục rồi tắt bếp.
3.4. Cách nấu sữa ngô cho bé giải khát cùng với hạt sen
Nguyên liệu cần thiết:
-
2 trái bắp Mỹ tách hạt
-
100g hạt sen tươi
-
Lá dứa
-
Đường
Cách nấu sữa ngô hạt sen cho bé giải khát buổi trưa:
-
Gọt vỏ hạt sen, bỏ tâm sen và rửa sạch rồi đem đi xay nhuyễn cùng với ngô (có thể thêm ít nước để dễ xay hơn) và lọc hỗn hợp sữa qua rây.
-
Cho lần lượt sữa ngô, lá dứa và đường vào nồi đun đến khi xuất hiện hương thơm béo ngậy thì tắt bếp.
-
Để nguội rồi đem bỏ tủ lạnh khoảng 2 tiếng thì mẹ cho bé thưởng thức khi sữa ngô hạt sen béo ngậy nhé.
3.5. Cách nấu sữa ngô cho bé thanh nhiệt cơ thể với bí đỏ
Nguyên liệu cần thiết:
-
2 trái bắp ngọt đã tách hạt
-
10g bí đỏ
-
Đường
Cách làm sữa ngô bí đỏ giúp bé tăng cân, hỗ trợ đường ruột tốt hơn:
-
Bí ngô gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn rồi hấp chín thì đem đi xay nhuyễn với ngô rồi lọc qua rây để lấy nước cốt.
-
Đun sữa ngô trên lửa vừa và thêm đường sao cho vừa khẩu vị của bé thì tắt bếp.
Xem thêm: Mách Mẹ Cách Nấu Cháo Cá Hồi Cho Bé 7 Tháng Cực Ngon Ăn Đứt Cháo Ngoài Hàng
4. Trẻ mấy tháng uống được sữa bắp?
Trẻ nhỏ bao nhiêu tháng tuổi có thể bắt đầu uống sữa ngô? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể cho bé uống sữa ngô sau khi bé được 8 tháng tuổi. Bởi vì bé uống sữa ngô vào giai đoạn này sẽ giúp tăng cân nhanh chóng. Đối với trẻ biếng ăn cũng có thể thích thú vì màu sắc bắt mắt và vị ngọt thanh nhẹ, dễ uống.
5. Những lưu ý khi bậc cha mẹ cho con uống sữa bắp
Bên cạnh cách nấu sữa ngô cho bé, bậc phụ huynh cũng nên quan tâm đến một số vấn đề có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể của con như sau:
-
Chú ý dấu hiệu dị ứng ở trẻ: Nếu bé dưới 1 tuổi, khi cho bé dùng cần chú ý đến các dấu hiệu dị ứng như mẩn ngứa, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy…
-
Tránh lạm dụng quá nhiều sữa đặc: Nếu lo lắng bé uống sữa ngô có thể tăng cân nhanh, gây thừa cân hoặc béo phì thì bạn nên giảm lượng sữa đặc cho phù hợp.
-
Nấu đủ sữa ngô cho bé uống: Sữa ngô thường có tình trạng sủi bọt và có vị chua khoảng 3-5 ngày. Bởi vậy, bạn nên nấu một lượng vừa phải và bảo quản ở nơi lạnh nhất trong tủ lạnh, nhưng không nên để quá 1 tuần.
-
Cách bảo quản sữa ngô đúng cách: Không để sữa ngô tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc những nơi có nhiệt độ cao.
6. Tác hại nguy hiểm khi mẹ cho con uống quá nhiều sữa ngô
Ngô mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nên nhiều người lầm tưởng ăn nhiều ngô sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn. Trên thực tế, sữa ngô không phải là một loại rau mà là một loại ngũ cốc nên ăn quá nhiều có thể dẫn đến những hệ lụy không đáng có về sức khỏe.
6.1. Trẻ bị khó tiêu
Theo bác sĩ chuyên ngành, cơ thể của bé không thể tiêu hóa hoàn toàn ngô vì thực phẩm này có chứa nhiều dưỡng chất cellulose. Ngô cung cấp cho cơ thể một lượng chất xơ nhất định, giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể, tuy nhiên khi ăn quá nhiều, lượng chất xơ này sẽ gây hại cho dạ dày.
6.2. Tình trạng viêm ruột ở trẻ
Ngô chứa rất nhiều dưỡng chất Lectin, là một loại protein liên kết với đường. Đối với cơ thể của trẻ nhỏ, hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện xong dẫn đến không thể phân hủy hoàn toàn loại protein này và điều này sẽ gây kích ứng đường ruột, dẫn đến viêm ruột. Giải pháp là mẹ cho con ăn mỗi bữa một ít để giúp con thích ứng dần dần.
6.3. Tình trạng đầy hơi, khó chịu cho bé
Ngô là thực phẩm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn quá nhiều sẽ sinh ra nhiều khí trong ruột. Vì vậy, ăn nhiều ngô có thể khiến bạn đầy hơi và chướng bụng làm trẻ khó chịu, thậm chí có thể gây ra hậu quả mất ngủ và biếng ăn cho con.
6.4. Dễ bị sâu răng
Ngô chứa một lượng lớn đường, có thể gây sâu răng ở một số người, đặc biệt thường gặp ở trẻ nhỏ. Bởi vậy, khi cho con ăn, bậc cha mẹ nên chú ý đến liều lượng sữa ngô và vệ sinh răng miệng, điều này còn giúp con bảo vệ đường ruột và bảo vệ hệ tiêu hoá tốt hơn.
6.5. Gây ra các bệnh mãn tính ở trẻ
Ngô rất nghèo các axit béo có lợi cho cơ thể như omega-3, trong khi lại dư thừa quá nhiều dưỡng chất omega-6. Tỷ lệ tốt nhất giữa omega-6 và omega-3 cho cơ thể là 1:1, trong khi ngô cung cấp tỷ lệ 25:1 – điều này có hại cho cơ thể và gây ra các bệnh mãn tính khi trẻ ăn quá nhiều. Mẹ cũng đừng nên lo lắng, việc lên thực đơn ăn dặm với cho bé ăn dặm sẽ giúp cân bằng các yếu tố dinh dưỡng cho khẩu phần ăn của con.
Học được cách nấu sữa ngô cho bé mẹ không còn lo lắng đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nữa. Song song đó, mẹ đừng thấy cái lợi trước mắt mà lạm dụng quá nhiều bắp ngô, điều này sẽ gây ra một số hệ luỵ không mong muốn cho sức khỏe của con sau này.