Cách nấu đậu lăng xanh cho bé ăn dặm thơm ngon lại chứa nhiều dưỡng chất. Mẹ có thể chế biến đậu lăng xanh thành nhiều món ăn dặm khác nhau để đa dạng thực đơn, giúp con ăn ngon, phát triển mỗi ngày.
1. Đậu lăng xanh là gì?
Đậu lăng là loại đậu chứa nhiều chất dinh dưỡng lại vô cùng thơm ngon được nhiều người yêu thích. Đậu lăng có nhiều hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau, trung bình mỗi trái đậu lăng có khoảng 1 – 2 hạt. Là loại hạt có hàm lượng dưỡng chất cao, đậu lăng cung cấp nhiều protein, chất xơ, vitamin A, B, canxi và khoáng chất khác.
Đậu lăng được chia thành nhiều loại như đậu lăng đỏ, đậu lăng xanh, đậu lăng vàng, đậu lăng nâu,….Trong đó, đậu lăng xanh khá phổ biến và đang dần xuất hiện nhiều trong bữa ăn của người Việt Nam.
Đậu lăng xanh là hạt đậu có màu xanh nhạt, hương vị có chút cay nồng như hạt tiêu. Khi nấu đậu lăng xanh, thường mất nhiều thời gian hơn các loại đậu lăng còn lại. Thời gian đậu lăng xanh được nấu nhừ là 45 phút. Trong chế biến, đậu lăng xanh là một nguyên liệu trong các món cháo, súp, salad và các món hầm.
Cũng giống như các loại đậu lăng khác, đậu lăng xanh cũng có thành phần dinh dưỡng khá tương đồng, tốt cho sức khỏe cả người lớn và trẻ nhỏ.
2. Lợi ích của việc ăn dặm bằng đậu lăng xanh
Nhiều bố mẹ tìm hiểu cách nấu đậu lăng xanh cho bé ăn dặm bởi loại đậu này rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Mẹ hoàn toàn có thể yên tâm thêm đậu lăng xanh vào thực đơn ăn dặm của con.
- Đậu lăng xanh giàu protein có thể thay thế cho thịt, ngoài ra cung cấp đạm và chất sắt cần thiết cho bé, giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ nhất.
- Carbohydrate có trong đậu lăng cung cấp đủ năng lượng cho bé hoạt động cả ngày. Mẹ có thể tận dụng tinh bột trong đậu lăng xanh giúp bé no lâu.
- Đặc biệt, đậu lăng xanh có hàm lượng chất xơ dồi dào giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hạn chế táo bón.
- Đậu lăng xanh bổ sung các khoáng chất quan trọng như kẽm, magie, mangan, folate, kali,…có tác dụng bổ máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, tăng cường sức khỏe.
Với những tác dụng tuyệt vời từ đậu lăng xanh, mẹ bỉm hãy tin dùng làm nguyên liệu trong các món ăn dặm của bé như súp, cháo, sữa.
3. Bé mấy tháng tuổi có thể ăn được đậu lăng xanh?
Theo các chuyên gia khuyến nghị, bé có thể ăn đậu lăng xanh từ tháng thứ 8 trở đi. Lúc này, hệ tiêu hóa của con đã dần hoàn thiện. Tuy nhiên, với các món ăn dặm từ đậu lăng xanh mẹ cần nghiền thật nhuyễn và mịn, để ở dạng lỏng cho con dễ tiêu hóa rồi dần dần nâng lên kết cấu đặc hơn.
Với các món ăn dặm đậu lăng xanh mẹ nên cho con làm quen từng ít một rồi dần gia tăng trọng lượng phù hợp. Chú ý quan sát những biểu hiện của con với loại đậu này. Nếu trẻ ăn ngon hấp thu tốt mẹ có thể dùng đậu lăng xanh chế biến trong các món ăn dặm tiếp theo.
Ngược lại nếu con chán ăn, không thích ăn, mẹ cũng không nên ép bé ăn nhiều, hãy để các con ăn uống tự nhiên thoải mái trong những giai đoạn đầu tiên làm quen với ăn dặm. Với các bé có biểu hiện nổi mẩn, ngứa, nôn ói, có thể bị dị ứng với loại đậu này, mẹ cần cho bé ngừng ăn ngay lập tức, có thể đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để tránh những nguy hại về sau.
4. Cách sơ chế đậu lăng xanh cho bé
Trong cách nấu đậu lăng xanh cho bé ăn dặm, khâu sơ chế đóng vai trò rất quan trọng nhằm loại bỏ hết tạp chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để con phát triển khỏe mạnh.
- Đậu lăng xanh mua về mẹ đem ngâm trong nước từ 6 – 8 tiếng để đậu được sạch hơn. Tuy nhiên, nếu không có quá nhiều thời gian mẹ chỉ cần vo sạch với 2 – 3 lần nước là được, vì thực chất đậu lăng nấu cũng rất nhanh mềm.
- Tiếp theo đó, mẹ cho đậu lăng xanh vào nồi đun cùng một ít nước ở lửa nhỏ trong vòng 20 đến 30 phút.
- Khi đậu lăng xanh chín mềm, mẹ vớt ra rửa lại với nước sạch rồi để ráo, chuẩn bị cho các bước chế biến tiếp theo.
5. Cách nấu đậu lăng xanh cho bé ăn dặm
Cách nấu đậu lăng xanh cho bé ăn dặm tương đối đơn giản. Mẹ có thể chế biến thành các món súp, cháo, bánh đậu lăng cho bé thay đổi khẩu vị.
5.1. Súp đậu lăng xanh
Súp đậu lăng xanh là món ăn dặm dễ làm, với những nguyên liệu cơ bản quen thuộc, mẹ có thể nấu cho bé yêu thưởng thức.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Đậu lăng xanh: 1 bát
- Cà chua chín: 3 quả
- Hành tây: ½ củ
- Tinh bột nghệ: 1 thìa cà phê
- Dầu mè
- Gia vị ăn dặm
Cách thức thực hiện
- Đậu lăng sơ chế sạch sẽ, để ráo nước.
- Đun sôi đậu lăng với nước theo tỷ lệ 1: 3 (1 đậu lăng: 3 bát nước). Đun đến khi sôi thì giảm lửa nhỏ để sôi lăn tăn rồi tắt bếp, nấu khoảng 12 – 15 phút nữa cho đậu chín nhờ.
- Cà chua luộc qua, tiến hành bóc vỏ rồi thái nhỏ.
- Cho dầu mè vào chảo nóng, thêm hành tây băm nhỏ rồi xào cùng cà chua, thêm một ít tinh bột nghệ vào đảo cùng.
- Khi các nguyên liệu đã chín, mẹ cho vào nồi đậu lăng xanh khuấy đều tay.
- Nấu thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp, thêm một ít gia vị ăn dặm vào múc ra cho bé yêu thưởng thức.
Món súp đậu lăng xanh có hương vị thanh mát, thích hợp cho bé yêu thưởng thức vào mùa hè.
Xem thêm: Đổi Mới Thực Đơn Với 9+ Cách Nấu Cháo Cà Chua Cho Bé Ăn Dặm Ngon Miễn Bàn
5.2. Súp đậu lăng với thịt bò cho bé
Mẹ có thể kết hợp đậu lăng với thịt bò tạo thành món súp dinh dưỡng. Cách nấu đậu lăng xanh cho bé ăn dặm với thịt bò gồm có các nguyên liệu chính sau:
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Đậu lăng: 100g
- Thịt bò: 50g
- Hành tỏi băm nhuyễn
- Dầu ăn dặm của bé
Cách thức thực hiện:
- Đậu lăng rửa sạch, cho vào nồi cùng một chút nước, đun đến khi đậu nhừ thì vặn lửa nhỏ.
- Thịt bò sơ chế sạch, thái nhỏ, xay nhuyễn.
- Phi thơm hành, tỏi rồi cho bò vào xào đến khi săn lại, dậy mùi thơm.
- Khi đậu lăng chín mềm, mẹ cho bò vào đảo cùng. Nấu khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.
- Múc ra bát cho bé yêu thưởng thức.
5.3. Cháo cá basa với đậu lăng xanh
Cháo cá basa kết hợp cùng đậu lăng xanh tạo thành món cháo dinh dưỡng, cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ bao gồm tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Cá basa phi lê: 100g
- Đậu lăng: 100g
- Gạo: 100g
- Cải ngọt: 3 nhánh
- Dầu ô liu
Cách thức thực hiện:
- Cá basa sơ chế kỹ, đảm bảo đã loại bỏ hết xương và mùi tanh bằng cách ngâm với nước chanh khoảng 2 phút.
- Hấp cá basa chín rồi tách thịt, xé nhỏ.
- Cải ngọt rửa sạch, cắt nhỏ hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
- Đậu lăng xanh hòa cùng gạo, nấu nhừ thành cháo.
- Khi cháo chín, cho cá ba sa và rau cải ngọt vào đảo cùng là hoàn thành món ăn dặm.
Trong cách nấu đậu lăng xanh cho bé ăn dặm, mẹ đặc biệt lưu ý không nêm nếm gia vị thông thường. Nếu cần thiết hãy sử dụng gia vị ăn dặm của bé được chiết xuất từ thịt cá rau củ quả tươi, không chứa các chất phụ gia, giúp con phát triển hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Bên cạnh cách nấu đậu lăng xanh cho bé ăn dặm, mẹ có thể tìm hiểu thêm đậu lăng đỏ cũng rất dinh dưỡng, lại có hương vị bùi bèo chắc chắn sẽ khiến các bạn nhỏ thích mê. Một số món ăn kết hợp cùng đậu lăng đỏ mẹ có thể nấu cho con là cháo đậu lăng đỏ với ức gà, súp đậu lăng khoai tây, bánh đậu lăng với rau củ. Đây đều là các món dễ ăn, cách chế biến không quá cầu kỳ, mẹ có thể thử để thực đơn của con yêu được đa dạng hấp dẫn.
6. Một số thắc mắc về đậu lăng xanh
Khi đưa đậu lăng xanh vào chế độ dinh dưỡng cho con, mẹ không khỏi thắc mắc cách nấu đậu lăng xanh cho bé ăn dặm đảm bảo dưỡng chất lại thơm ngon, giúp con ăn được nhiều. Dưới đây là một số câu hỏi được giải đáp từ chuyên gia job3s.
6.1. Cách chọn đậu lăng xanh cho bé ăn dặm
Để nấu món đậu lăng xanh cho bé ăn dặm, mẹ cần chọn những hạt tròn, căng mọng, không bị sâu, mọt, ẩm mốc. Chú ý vào màu sắc của đậu lăng xanh, có màu tự nhiên, mùi thơm dịu nhẹ và tách ra làm đôi vì đây là những hạt có nguồn gốc từ thiên nhiên, không bị biến đổi gen và không chứa chất bảo quản.
6.2. Đậu lăng xanh và đậu lăng đỏ, hạt nào tốt hơn?
Cùng với đậu lăng xanh, đậu lăng đỏ cũng là loại hạt phổ biến, thường được dùng trong chế biến món ăn. Đậu lăng đỏ có màu cam vàng, khi chín màu đỏ nhạt, vị thơm bùi, dịu nhẹ, tập trung nhiều sắt có tác dụng phòng chống bệnh thiếu máu rất tốt. Đậu lăng xanh lại có màu xanh nhạt chủ yếu, chứa hàm lượng chất xơ dồi dào tốt cho hệ tiêu hóa.
Có thể thấy, cả hai loại đậu này đều rất tốt cho sức khỏe. Xét tổng thể, đậu lăng xanh và đậu lăng đỏ có giá trị dinh dưỡng tương đương nhau. Tùy vào nhu cầu của bạn để lựa chọn loại đậu lăng phù hợp. Bạn có thể dùng đậu lăng đỏ để nấu các món hầm, đậu lăng xanh chế biến salad cũng rất phù hợp.
6.3. Cách bảo quản đậu lăng xanh
Mẹ có thể bảo quản đậu lăng khô chưa chế biến trong hộp kín ở nơi thoáng mát hoặc tủ lạnh. Với cách này, có thể bảo quản đậu lăng đến 1 năm.
Với đậu lăng đã nấu chín, mẹ chú ý đậy nắp kín, để vào tủ lạnh trong vòng hai giờ sau khi chế biến. Đậu lăng đã nấu chín bảo quản tủ lạnh từ 5 – 7 ngày.
Xem thêm: Gợi Ý 10 Cách Nấu Cháo Đậu Đỏ Cho Bé, Mẹ Nên Lưu Ngay Để Bồi Bổ Cho Con
Đậu lăng xanh chẳng những tốt cho sự phát triển của bé mà còn có thể chế biến được nhiều món ăn ngon hấp dẫn. Mẹ bỏ túi ngay cách nấu đậu lăng xanh cho bé ăn dặm để đa dạng thực đơn cho con. Ngoài ra có thể tham khảo thêm các món ăn với đậu lăng đỏ chắc chắn sẽ khiến bé nhà bạn thích mê.