Bổ sung cách nấu chè thưng ngon vào sổ tay đầu bếp chắc chắn sẽ không làm hội sành ăn thất vọng. Đây là món chè thập cẩm đặc trưng của Nam Bộ, có hương vị béo bùi, ngọt thơm rất đưa miệng. Món ăn này có nhiều biến thể khác nhau và phiên bản nào cũng hấp dẫn khiến người thưởng thức say đắm.
1. Tìm hiểu nguồn gốc của chè thưng
Trước khi học cách nấu chè thưng ngon, nguồn gốc của món ăn này khiến nhiều người băn khoăn. Chè thưng, hay còn có tên gọi phổ biến hơn là chè bà ba – một món tráng miệng xuất phát từ miền Tây Nam Bộ. Thức quà vặt này làm từ những nguyên liệu dân dã như: đậu xanh, khoai lang, đậu phộng, mộc nhĩ… kết hợp lại một cách rất hài hòa tạo nên hương vị độc đáo, khó quên.
Dù là một món ăn mộc mạc, chè thưng vẫn mang lại dấu ấn riêng khiến ai ăn một lần đều nhớ mãi. Vị béo bùi của nước cốt dừa hòa quyện với đậu xanh, khoai lang mềm dẻo, thêm mộc nhĩ giòn giòn và hạt sen ngọt thơm dễ dàng lôi cuốn vị giác của bất cứ ai trong lần đầu thưởng thức..
Nhắc đến chè thưng là nhắc đến ký ức tuổi thơ của người dân xứ Nam Bộ. Đó là hình ảnh bát chè nóng hổi, thơm ngon, được bày biện trên những chiếc xe đẩy nhỏ rong ruổi trên khắp con đường ngõ hẻm. Dù đã qua nhiều thế hệ thì món tráng miệng này vẫn được rất nhiều người Việt và du khách quốc tế ưa chuộng.
2. Cách nấu chè thưng ngon ai ăn cũng mê
Thoạt nhìn sẽ thấy cách nấu chè thưng ngon có nhiều bước nhưng các công đoạn thực hiện lại rất đơn giản, ai học một lần cũng có thể làm được ngay. Chè thưng là sự kết hợp giữa các nguyên liệu tự nhiên như nước cốt dừa béo ngậy, đậu xanh ngọt dịu, khoai lang bùi thơm… Tất cả tạo nên món ăn bắt mắt nhiều màu sắc cùng hương vị thơm ngọt khó cưỡng.
2.1. Bỏ túi cách nấu chè thưng ngon với khoai lang và bánh lọt
Vị béo bùi của nước cốt dừa, thơm của lá dứa kết hợp với bột gạo mềm dẻo đã tạo nên bánh lọt, một thứ bánh đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long. Kết hợp loại nguyên liệu này trong chè thưng khiến món tráng miệng thêm phần thơm béo, đưa miệng hơn. Chị em nếu muốn tìm hiểu một cách nấu chè thưng ngon chuẩn vị thì không thể bỏ qua công thức dưới đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Khoai mỡ tím: 100g
-
Khoai lang vàng: 200g
-
Khoai mì: 400g
-
Đường phèn: 300g
-
Đậu xanh tách vỏ: 100g
-
Dừa nạo
-
Lá dứa
-
Một số nguyên liệu khác: Màu củ dền, màu lá dứa, muối, vani
Hướng dẫn cách làm bánh lọt chuẩn vị Nam Bộ:
-
Bạn có thể làm bánh lọt với 3 màu sắc: Màu trắng do bột năng, xanh do nước lá dứa và hồng từ củ dền. Trước tiên, chị em lấy một cái bát rồi cho vào 2 thìa canh bột năng, 2 muỗng nước sôi và nước màu tùy thích. Sau đó khuấy đều hỗn hợp đến khi các nguyên liệu hòa quyện với nhau.
-
Để tạo hình bánh lọt, chị em bôi bột lên tay và rắc một chút lên đĩa. Tiếp theo, bạn lấy một ít bột đã khuấy để lên đĩa và nặn thành những sợi nhỏ dài.
Công thức chế biến chè thưng khoai lang
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bạn lột vỏ, rửa sạch và cắt hạt lựu 100g khoai mỡ tím, 200g khoai lang và 400g khoai mì. Khoai mỡ bạn lắc đều với bột năng sao cho bột bám đều, còn hai loại còn lại đem ngâm nước để không bị thâm. Tiếp theo, chị em vo sạch 100g đậu xanh không vỏ, ngâm trong nước từ 1 – 2 tiếng cho mềm.
Bước 2: Nấu nước đường
Sau đó, bạn đặt nồi lên bếp, đổ vào 400ml nước và 300g đường phèn, bỏ thêm 1 bó lá dứa nhỏ để nước đường thơm. Đun với lửa vừa cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp.
Bước 3: Luộc khoai và bánh lọt
Chị em đun sôi 2 nồi nước cùng 1 bó lá dứa. Khi nước sôi, bạn cho bánh lọt vào nồi luộc chín rồi vớt ra ngâm nước lạnh, tiếp theo cho phần khoai mỡ áo bột vào nồi nước kia, luộc chín rồi vớt ra ngâm nước lạnh.
Bước 4: Nấu chè
Bạn cho vào nồi to 1 tô nước dừa và 1 bó lá dứa, sau đó đổ khoai mì, đậu xanh, một phần tư muỗng cà phê muối vào, đun chè với lửa nhỏ, khuấy đều liên tục để các nguyên liệu chín đều và không bám nồi.
Tiếp đến, bạn thả thêm khoai lang vào nấu khoảng 3 – 4 phút cho chín và nở đều. Chị em sau đó cho nước đường phèn, bánh lọt và khoai mỡ vào rồi khuấy đều. Để chè sánh và béo hơn, có thể thêm 1 chén nước cốt dừa, 2 ống vani và 3 muỗng nước bột năng. Khi chè sôi lần nữa là bạn tắt bếp, múc chè ra bát và thưởng thức.
Thành phẩm một chén chè đủ sắc màu: vàng của khoai lang, tím của khoai mỡ, trắng của nước dừa và bột báng, điểm thêm những sợi bánh lọt mềm mềm, dẻo dai ăn rất vui miệng. Tuy nhìn bên ngoài có vẻ cầu kỳ, nhưng cách nấu chè thưng ngon không khó để thực hiện. Chỉ cần bỏ chút công sức bạn đã có ngay một món ăn vặt chiêu đãi cả nhà.
2.2. Công thức nấu chè thưng đậu xanh hạt sen ngọt thơm, mát lành
Chè thưng đậu xanh hạt sen được nhiều người yêu thích bởi vị thanh mát, bổ dưỡng, chỉ cần thêm ít đá là thành món ăn giải nhiệt miễn chê. Để thực hiện thành công cách nấu chè thưng ngon, bạn hãy theo sát những bước sau đây.
Trước tiên những nguyên liệu cần chuẩn bị là:
-
Đậu xanh: 250g
-
Hạt sen: 50g
-
Bột báng: 50g
-
Bột khoai: 50g
-
Bột năng: 50g
-
Đậu phộng: 50g
-
Mộc nhĩ: 50g
-
Dừa nạo: 100g
-
Đường trắng: 300g
-
Muối, Vani
Mẹo chọn hạt sen nấu chè thưng
-
Màu sắc: Hạt sen ngon thường có màu trắng ngà hoặc vàng đậm. Bạn nên chọn những hạt sen còn tâm vì khi chế biến sẽ có mùi thơm đặc trưng và không bị sượng.
-
Mùi hương: Loại hạt sen chất lượng tốt sẽ thoang thoảng hương thơm tự nhiên đặc trưng, dễ nhận thấy khi ngửi gần. Tuyệt đối không mua loại có mùi ẩm mốc hoặc hóa chất.
Sơ chế nguyên liệu
-
Với đậu xanh, bạn ngâm trong nước từ 3 – 4 tiếng hoặc để qua đêm cho hạt đậu nở mềm, khi nấu chè thành phẩm sẽ dẻo bùi ngon hơn.
-
Đậu phộng bạn đem cho vào nước cùng thời gian với đậu xanh, sau đó luộc đến khi chín mềm rồi vớt ra để ráo nước.
-
Bột báng, bột khoai, hạt sen cho vào từng bát nước riêng và ngâm cho nở.
-
Mộc nhĩ ngâm trong nước đến khi nở rồi rửa sạch, để ráo và cắt nhỏ.
-
Bạn cho một ít nước ấm vào trong dừa nạo và vắt lấy nước cốt dừa.
-
Hòa tan một lượng bột năng nhỏ với nước trong bát riêng.
Cách nấu chè thưng ngon với đậu xanh, hạt sen
Bước 1: Bạn cho đậu xanh vào nồi cùng ít nước rồi nấu nhừ hoặc hấp cho mềm. Khi đậu chín, bạn vớt ra tô trộn cùng với 2 muỗng canh đường. Với hạt sen bạn cũng làm các bước tương tự.
Bước 2: Bạn lấy một nồi to, đổ khoảng 1 lít nước và đun sôi. Khi nước sôi cho bột khoai, bột báng vào và khuấy đều.
Bước 3: Tiếp theo, chị em cho đậu xanh, hạt sen, đậu phộng, đậu xanh, mộc nhĩ vào nồi nước sôi và nấu chung. Khi chè sôi, bạn cho bột năng đã pha loãng vào, để lửa nhỏ, nấu nhỏ nhẹ và khuấy liên tục cho đến khi nước chè đặc lại.
Bước 4: Cuối cùng, chị em cho nước cốt dừa vào một lượng vừa miệng và khuấy đều. Như vậy là đã hoàn thành cách nấu chè thưng ngon ngậy, mát lành. Để món ăn thêm hấp dẫn, bạn có thể cho chè vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 5 tiếng rồi hãy thưởng thức.
3. Mẹo bảo quản chè thưng không làm mất vị
Sau khi học xong những cách nấu chè thưng ngon, bạn nên lưu lại một số mẹo bảo quản sau để giữ được hương vị của món ăn trong thời gian dài.
-
Chè thưng nên được bảo quản trong hộp kín ở nơi khô ráo, không để gần cửa sổ hoặc nơi có ánh nắng mặt trời vì chè dễ hấp thụ ánh sáng, có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.
-
Bạn nên bảo quản chè thưng trong tủ lạnh khoảng 2 – 3 ngày. Nếu muốn kéo dài thời gian lưu trữ, hãy đóng gói chè bằng túi nylon và để trong ngăn đá. Khi muốn ăn có thể hâm nóng lại bằng cách đun trên bếp hoặc cho vào lò vi sóng.
4. Ăn chè thưng có béo không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 cốc chè thưng có thể chứa từ 350 – 500 calo, gần tương đương với 1 tô phở. Vì vậy, nếu ăn chè thưng thường xuyên và quá nhiều, bạn sẽ nạp vào cơ thể 1 lượng calo khổng lồ, gây tăng cân và béo phì.
Nếu muốn vừa thưởng thức món ngon, vừa giữ dáng đẹp, chị em chỉ nên ăn chè thưng với một lượng vừa phải, không quá no. Bên cạnh đó, bạn không nên ăn chè thưng vào buổi tối để tránh gặp phải tình trạng khó tiêu.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Bà Ba Chuẩn Nam Bộ Dẻo Mềm, Ngon Nhức Nách
Có thể thấy, cách nấu chè thưng ngon tuy cần chuẩn bị khá nhiều công đoạn nhưng lại không khó thực hiện chút nào. Món ăn này mang một hương vị độc đáo rất riêng nhờ sự hòa quyện tinh tế của nhiều loại nguyên liệu dân dã. Không ngạc nhiên khi chè thưng là một trong những tinh hoa ẩm thực của người dân Nam Bộ. Chúc bạn váo bếp thành công !
chè