Cách nấu chè bột củ mài là món ăn giải nhiệt lý tưởng trong ngày hè nắng nóng với hương vị thanh mát, dễ thưởng thức lại có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu. Củ mài dù là loại củ bình dân nhưng vẫn mang đến món ăn mĩ vị dân gian. Hãy cùng vào bếp và lưu ngay cách nấu chè bằng bột củ mài đầy hấp dẫn!
1. Củ mài là loại củ gì?
Củ mài hay còn được gọi là khoai mài, là loại thực vật mọc hoang ở phía Bắc. Đây là loài cây thân leo có rễ cây phát triển lớn, cắm sâu vào lòng đất. Phần rễ cây có vỏ màu nâu sáng, bên trọng thịt trắng thơm mềm. Đây là bộ phận thường được sử dụng để làm vị thuốc Đông y, nguyên liệu nấu ăn.
Củ mài có vị bùi ngậy, ngọt nhẹ và hương thơm thoảng đưa rất đặc trưng. Từ xa xưa ông cha ta đã biết đến loại củ này và thường xuyên sử dụng chúng độn với gạo để ăn chống đói, bổ sung năng lượng.
Ngày nay, dù đời sống đã đủ đầy hơn nhưng các món ăn với bột củ mài không hề mai một. Ngược lại, với nhiều cách biến tấu, kết hợp cùng các nguyên liệu khác nhau, củ mài trở thành món ăn ngon rất được ưa chuộng. Một trong số đó là cách nấu chè bột củ mài được rất nhiều người đặc biệt yêu thích, tham khảo tìm hiểu.
2. Bột củ mài có những chất dinh dưỡng gì?
Từ lâu cha ông ta đã biết đến những dưỡng chất tuyệt vời trong củ mài. Đây là loài thực vật chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người.
-
Tinh bột là thành phần chủ yếu, chiếm hơn 50% trong củ mài. Các nghiên cứu dinh dưỡng chỉ ra rằng, bằng việc thưởng thức 200gr củ mai sẽ tương đương với lượng tinh bột hấp thụ cho một bữa chính
-
Củ mài cũng chứa hàm lượng lipit, protein cao, vì thế mà củ mài được mọi người sử dụng thường xuyên.
-
Lượng allantoin dồi dào trong củ mài giúp thúc đẩy quá trình tái tạo mô mới, làm mau lành vết thương.
-
Với những thành phần chính kể trên, củ mài còn chứa nhiều dưỡng chất khác như cholin, acid amin, vitamin, chất chống oxy hóa,…
Xem thêm: Cách Nấu Chè Bột Sắn Dây Ngọt Thơm, Thanh Nhiệt Cho Mùa Hè
3. Lưu ngay cách nấu chè bột củ mài thơm ngon cực dễ làm
Với những công dụng tuyệt vời của bột củ mài, còn chần chờ gì mà không học ngay cách nấu chè bột củ mài đơn giản dưới đây:
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
-
Củ mài: 1 kg
-
Bột bắp/Bột năng: 50gr
-
Đường: 200gr
-
Hoa bưởi: 3 – 4 hoa
-
Nước lọc: 1000 ml
3.2. Các bước nấu chè bột củ mài
-
Rửa sạch bùn đất bám bên ngoài củ mài sau đó cho củ mài vào nồi và luộc chín. Khi củ mài đã chín, vớt ra, gọt bỏ vỏ, rồi cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
-
Cho hoa bưởi vào nồi cùng 300ml nước lọc, tiếp theo đặt 1 bát con vào giữa nồi, lật ngược nắp nồi rồi đậy lại và đun sôi.
-
Khi nước trong nồi đã sôi, lấy 3-4 cục đá lạnh để lên trên nắp nồi để khi nước hoa bưởi bay hơi gặp lạnh sẽ ngưng tự ở nắp nồi và trượt xuống bát con.
-
Cho 200gr đường và 700ml nước lọc vào nồi đun sôi, đảo đều tới khi đường tan. Khi đường tan hết, cho củ mài vào đun tiếp 20p trên lửa nhỏ để củ mài ngấm vị ngọt của nước đường.
-
Cho bột bắp hoặc bột năng vào bát con cùng chút nước lọc và khuấy đều cho bột bắp/bột năng hòa tan với nước.
-
Đổ từ từ bát bột vào nồi vào khuấy đều cho món chè có độ sánh rồi tắt bếp.
-
Múc chè ra bát, cho thêm nước hoa bưởi đã chuẩn bị để tăng thêm hương vị và thưởng thức.
4. Một số cách nấu chè bột củ mài hấp dẫn khác
Ngoài cách nấu chè bột củ mài truyền thống với hương thơm hoa bưởi, sau đây là 03 cách nấu chè bằng bột củ mài mới thơm ngon không kém.
4.1. Cách nấu chè bột củ mài long nhãn
Nguyên liệu:
-
Củ mài: 270gr
-
Long nhãn: 25gr
-
Kỷ tử: 20gr
-
Đường: 60gr
-
Nước lọc: 1,2 lít
-
Đậu phộng/Lạc: 10gr
Cách làm:
-
Rửa sạch củ mài, gọt vỏ và thái thành miếng vừa ăn.
-
Kỳ tử, long nhãn ngâm nước trong 30p.
-
Bắc nồi lên bếp, đun sôi 1,2l nước. Khi nước sôi, thả long nhãn vào nấu trên lửa vừa trong 10-15p.
-
Khi long nhãn đã mềm, cho củ mài vào và đun trong 10-20p với lửa nhỏ.
-
Sau đó, cho kỳ tử cùng đường vào đun sôi và đảo đều tay tới khi đường tan hết thì tắt bếp.
-
Cuối cùng, múc chè ra bát, rắc thêm chút lạc hoặc đậu phộng để ăn kèm thì sẽ hấp dẫn hơn nhiều.
4.2. Cách nấu chè bột củ mài nếp than cốt dừa
Nguyên liệu:
-
Nếp than: 55gr
-
Củ mài: 100 – 120gr
-
Đường: 130gr
-
Nước lọc: 1000 ml
-
Lá dứa: vài nhánh
-
Cốt dừa: 200ml
Cách làm:
-
Gạo nếp than ngâm nước trước khoảng 1-2 tiếng. Sau đó vo lại gạo với nước sạch rồi cho vào nồi, đổ nước ngập mặt gạo cỡ 2 đốt ngón tay và đun sôi khoảng 15-20p.
-
Củ mài sau khi rửa sạch và gọt vỏ thì cắt nhỏ vừa ăn rồi cho vào nồi. Thêm 100-130gr đường vào nồi và đảo đều tay tới khi đường tan và củ mài chín mùi thì tắt bếp.
-
Lá dứa rửa sạch rồi bó lại cho vào nồi, đổ 200ml cốt dừa vào và đun sôi thì tắt bếp. Lá dứa sẽ giúp nước cốt dừa có mùi hương thanh mát hơn.
-
Múc chè ra bát và rưới thêm 1 chút cốt dừa sau đó đảo đều và thưởng thức món ngon khó cưỡng.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Đỗ Đen Sệt Lạ Miệng,Ngọt Ngào Thấm Đẫm Đường
4.3. Cách nấu chè bột củ mài đậu xanh
Nguyên liệu:
-
Củ mài: 1-2kg
-
Đậu xanh nguyên vỏ: 250-280gr
-
Nước cốt dừa: 180ml
-
Nước lọc: 2l
-
Đường phèn: 120gr
-
Dầu chuối: 20ml
Cách làm:
-
Củ mài sau khi mua về thì rửa sạch với nước, gọt sạch vỏ, cắt bỏ những chỗ bị sượng rồi cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
-
Ngâm đậu xanh trước từ 4-6 tiếng để đậu nở mềm. Sau đó vớt đậu ra rửa lại với nước sạch và để ráo.
-
Bắc nồi lên bếp, cho đậu xanh vào nồi và đổ nước ngập mặt đậu khoảng 1,5 đốt ngón tay, đun trên lửa vừa khoảng 20-30p cho đậu mềm nhừ.
-
Trong lúc đó, lấy một nồi khác cho củ mài vào đổ ngập nước và đun với lửa vừa trong 25p cho củ mài chín mềm.
-
Khi đậu xanh đã chín, trút đậu xanh vào nồi củ mài đang đun, khuấy đều và đun thêm 20p. (Lưu ý: cứ 7p phải khuấy đều 1 lần)
-
Đập nhỏ 120gr đường phèn, cho vào nồi chè và khuấy đều cho đường tan, sau đó hạ nhỏ lửa và đun thêm 10p.
-
Cho 180ml nước cốt dừa vào nồi cùng 2 ống dầu chuối đun sôi và đảo đều.
-
Cuối cùng múc chè ra bát và rưới cốt dừa lên trên để thưởng thức.
4.4. Cách nấu chè bột củ mài táo đỏ hạt sen
Nguyên liệu
-
Củ mài: 2-3 củ
-
Đường trắng: 150gr
-
Nước lọc: 2l
-
Táo đỏ: 20gr
-
Hạt sen: 30gr
-
Vừng trắng
Cách làm:
-
Rửa sạch lớp bùn đất trên thân củ mài, gọt vỏ, thái thành từng miếng vừa ăn sau đó cho vào nồi và đun khoảng 20-30p trên lửa vừa cho củ mài chín nhừ.
-
Táo đỏ, hạt sen ngâm trong nước 30-60p rồi vớt ra rửa sạch và để ráo. (Lưu ý: bỏ tim sen để tránh làm chè bị đắng)
-
Khi củ mài đã mềm nhừ, cho táo đỏ, hạt sen, 150gr đường trắng vào đảo đều cho đường tan và đun tiếp 15-20p cho táo đỏ và hạt sen chín mềm thì tắt bếp.
-
Cho chảo lên bếp bật lửa đun cho chảo nóng, sau đó cho vừng trắng vào rang cho vàng đều.
-
Cuối cùng, múc chè ra bát, rắc vừng vừa rang cho thêm phần đẹp mắt rồi thưởng thức món chè bột củ mài táo đỏ hạt sen.
5. Cách làm bột củ mài tại nhà
Vì cuộc sống bận rộn, không có thời gian nấu nướng mà nhiều người chọn mua bột củ mài bên ngoài. Tuy nhiên, điều này là không nên, bởi nhiều cơ sở bán hàng trộn các loại bột không có nhiều giá trị dinh dưỡng khác để tăng khối lượng. Vậy nên, học cách làm bột củ mài siêu nhanh tại là nhà phương án tốt nhất. Sau đây là hướng dẫn chi tiết làm bột củ mài đơn giản, tiết kiệm thời gian:
-
Củ mài sau khi mua về rửa thật sạch qua nhiều lần nước.
-
Đem củ mài xay nhuyễn 2 lần với chút nước.
-
Lọc hỗn hợp lỏng trên qua vải lọc hoặc qua rây để chắt phần bã.
-
Phần nước sau khi lọc để trong nồi 1 ngày cho lắng phần tinh bột xuống dưới.
-
Gạn bỏ phần nước trong phía trên, lấy tinh bột củ mài lắng phía dưới ra phơi nắng đến khi khô cong.
-
Sau đó bảo quản bột củ mài trong hũ thủy tinh khô ráo có thể bảo quản đến 6 tháng.
Lưu ý: Bảo tinh bột củ mài ở điều kiện nhiệt độ thường, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có độ ẩm cao.
6. 5 đối tượng nên ăn bột củ mài
Học cách nấu chè bột củ mài giúp cho bạn và gia đình có giây phút quây quần bên nhau thưởng thức bát chè truyền thông thơm ngon lại bổ dưỡng. Đây là món dễ ăn lại tốt cho cơ thể con người. Sau đây là 7 nhóm người nên ăn chè bột củ mài thường xuyên:
-
Theo Đông y, người bị bệnh tiểu đường, ho khan ho đờm, hen suyễn, chán ăn, mất khẩu vị,… nên ăn chè bột khoai mài. Bởi củ mài có vị ngọt, tính bình, giúp bổ tỳ vị, bổ thận và ích tâm phế.
-
Người bị các bệnh về đường tiêu hóa, vì củ mài là loại thuốc tuyệt vời chữa suy nhược cơ thể, chóng mặt, kiết lị. Hơn nữa, món chè này giúp tăng cường lợi khuẩn bảo vệ đường ruột.
-
Bệnh nhân mắc bệnh da liễu như mụn nhọt, viêm loét da, áp xe da,…Bởi hàm lượng chất allantoin trong bột củ mài. Đây là vị thuốc tuyệt vời cho những ai bị mắc bệnh ngoài da hoặc bị côn trùng cắn.
-
Phụ nữ tiền mãn kinh, khô âm đạo hay rối loạn kinh nguyệt nên ăn chè bột củ mài. Bởi củ mài có tính mát, giúp điều hòa thân nhiệt, kinh nguyệt giảm căng thẳng khó chịu.
-
Ngăn ngừa, làm giảm tình trạng bệnh xơ vữa động mạch cũng là một trong những công dụng của củ mài. Căn bệnh này càng ngày càng phổ biến trên toàn thế giới, vậy nên người bình thường hay người mắc bệnh đều cần phòng và chữa bệnh bằng cách học cách nấu chè bột củ mài để ăn thường xuyên.
Trên đây là thông tin chi tiết về lợi ích của bột củ mài và cách nấu chè bột củ mài. Với công dụng chữa rất nhiều bệnh khác nhau, bột củ mài được coi là vị thuốc quý cho mọi nhà. Mong rằng chúng hữu ích với bạn và người thân, chúc bạn và gia đình có những giây phút vui vẻ thưởng thức món chè thơm ngon lại bổ dưỡng cùng nhau.