Cách nấu cháo đậu đen hầm xương vô cùng đơn giản, dù không có khiếu nấu ăn, bạn vẫn có thể dễ dàng thực hiện được. Cháo đậu đen hầm xương là món ăn cung cấp một lượng lớn các vitamin, protein, canxi… cho cơ thể. Bạn chớ bỏ qua món ăn này cho thực đơn dinh dưỡng của gia đình mình.
Bạn đang đọc: Cách nấu cháo đậu đen hầm xương ngon như nhà hàng
1. Cách nấu cháo đậu đen hầm xương
Cách nấu cháo đậu đen hầm xương đơn giản, nguyên liệu lại rất dễ tìm, món cháo này chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bà nội trợ.
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
-
800 g xương heo (xương ống, xương sườn, chân giò hoặc đuôi heo)
-
3 bát con đậu đen
-
Hạt tiêu
-
Hành khô
-
1/2 bát gạo
1.2. Sơ chế nguyên liệu
-
Đậu đen và gạo mang đi ngâm 4-5 tiếng hoặc có thể rang để khi nấu cháo, gạo nhanh nở và cháo sẽ nhuyễn nhừ.
-
Xương heo mang rửa sạch, bỏ hết phần lông. Nếu là chân giò, bạn cần thui qua chân giò cho bén khói, sạch lông và tách móng heo. Nếu là xương heo thông thường, bạn chỉ cần trần qua nước sôi để rửa sạch hoàn toàn cặn bẩn.
-
Hành khô thái lát nhỏ, phi vàng thơm.
1.3. Cách nấu cháo đậu đen hầm xương
- Cho xương heo và đậu đen và nồi đun trong vòng 45 phút. Bạn có thể có nhiều nước một chút thì thời gian hâm khá lâu.
- Khi đun được 15 phút, bạn bắt đầu cho gạo vào, đậy nắp và đun tiếp 30 phút cuối cùng.
- Khi cháo đã nhừ, múc ra bát, rắc thêm hành đã phi thơm, thêm tiêu lượng vừa ăn và thưởng thức thôi nào.
2. Các cách nấu cháo đậu đen phổ biến khác
Bên cạnh cách nấu cháo đậu đen hầm xương truyền thống, bạn có thể nấu cháo đậu đen với mục đích giảm cân hoặc để giải nhiệt theo cách nấu sau
2.1. Cách nấu cháo đậu đen gạo nếp lứt giảm cân
Sự kết hợp của đậu đen và gạo lứt mang lại tác dụng giảm cân vô cùng hiệu quả. Bởi đậu đen chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ chất béo ra khỏi cơ thể. Còn gạo lứt chứa nhiều chất xơ, giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
200g gạo lứt
-
100g đậu đen
-
1 miếng phổ tai khoảng 10x10cm
-
10 hạt sen lứt
-
1 quả mơ muối
-
1/2 muỗng cà phê muối hầm
Cách nấu cháo:
-
Làm sạch gạo lứt để loại bỏ lớp bụi bẩn bên ngoài và rửa sạch đậu đen.
-
Đặt gạo lứt, đậu đen, hạt sen, và mơ muối vào nồi, sau đó thêm nước và nấu khoảng 3-4 giờ để cháo chín nhừ.
-
Khi đã nấu chín, mở nắp và khuấy đều trong khoảng 5 phút, sau đó tắt bếp và để nó trên bếp cho đến khi sẵn sàng ăn.
-
Một cách khác là sử dụng nồi áp suất: Đặt các nguyên liệu vào nồi áp suất và ninh trong khoảng 20 phút, sau đó tắt bếp. Sau 1 giờ, mở nắp và khuấy đều cháo, sau đó đặt nồi lên bếp và nấu thêm 20 phút để đảm bảo cháo chín nhừ. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian nấu cháo.
-
Hãy múc cháo ra tô và thưởng thức mỗi ngày để tận hưởng lợi ích giảm cân tuyệt vời mà nó mang lại.
Nếu lo ngại về lượng calo quá nhiều với cách nấu cháo đậu đen hầm xương ở trên thì nấu đậu đen với gạo lứt sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
>> Xem thêm: Những Người Nào Không Nên Ăn Gạo Lứt?
2.2. Cách nấu cháo đậu đen cốt dừa giải nhiệt
Cháo đậu đen nước cốt dừa có vị ngọt thanh, bùi béo của đậu đen, thơm mát của nước cốt dừa. Món cháo này thích hợp để thưởng thức vào những ngày hè nóng bức.
Nguyên liệu
-
200g đậu đen
-
1.5 lít nước
-
100g đường thốt nốt
-
100ml nước cốt dừa
-
100ml nước lạnh
-
30g đường trắng
-
1 muỗng canh bột bắp
-
Lá dứa (tùy ý)
Cách nấu:
-
Đậu đen rửa sạch, ngâm nước qua đêm.
-
Cho đậu đen, 1.5 lít nước, một chút muối, vài lá dứa vào nồi, nấu với lửa vừa.
-
Khi đậu chín mềm, cho đường thốt nốt vào nấu thêm 10 phút cho đậu đen thấm đều đường.
-
Cho nước cốt dừa, 100ml nước lạnh, đường trắng vào nồi nấu tan ở lửa nhỏ. Bột bắp hòa tan với nước lọc và cho vào nồi nước cốt dừa đang sôi, khuấy đều cho sánh lại rồi tắt bếp để nguội.
-
Múc chè đậu đen ra ly, rưới nước cốt dừa lên trên tùy theo ý thích.
Bên cạnh cách nấu cháo đậu đen hầm xương bổ sung dinh dưỡng, thì cách nấu đậu đen và cốt dừa sẽ làm bạn sảng khoái với tác dụng giải nhiệt tuyệt vời của nó.
Tìm hiểu thêm: Bánh cam bao nhiêu calo – Mẹo ăn bánh cam giữ dáng, không tăng cân
>> Xem thêm: Mách Bạn Cách Nấu Chè Nhãn Đậu Đen Giải Nhiệt
2.3. Cách nấu cháo đậu đen cho bé
Cháo đậu đen có màu đen bóng, vị ngọt thanh, bùi béo của đậu đen, thơm mát của gạo. Món cháo này rất thích hợp để giải nhiệt cho bé vào những ngày hè nóng bức. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể kết hợp với các nguyên liệu khác như khoai lang, thịt heo, xương ống,..để món cháo đầy đủ dưỡng chất.
Nguyên liệu:
-
1 nắm gạo tẻ (khoảng 30g)
-
1 nắm gạo nếp (khoảng 30g)
-
30g đậu đen
-
10g đường
Cách nấu:
-
Đậu đen đãi sạch, loại bỏ những hạt bị sâu, lép. Sau đó, ngâm khoảng 1h cho đậu mềm, khi nấu đậu sẽ nhanh nhừ hơn. Gạo mang đi vo sạch, ngâm trong nước.
-
Cho gạo và đậu đen vào nồi, đổ nước ngập mặt. Đun sôi với lửa lớn, sau đó hạ nhỏ lửa và ninh khoảng 1 giờ để hạt gạo và đậu đen nở bung, mềm.
-
Bạn nên mở nắp để tránh bị trào khi nấu. Nếu nước hơi cạn, có thể cho thêm từng chút một và điều chỉnh độ loãng cho phù hợp.
-
Khi cháo và đậu nhừ, tắt bếp, đợi khoảng 10 phút rồi cho đường vào, khuấy đều.
-
Tùy vào độ ăn thô của bé mà bạn có thể cho cháo vào máy xay nhuyễn hoặc pha loãng thêm bằng nước.
Tùy vào mục đích của mẹ, món cháo trên đây là công thức nấu giúp bé giải nhiệt hiệu quả. Song song với đó, mẹ có thể thực hiện cách nấu cháo đậu đen hầm xương cho con yêu nếu em bé đã đủ tháng tuổi ăn dặm.
>>>>>Xem thêm: Bật mí 5 cách nấu cháo óc heo thơm ngon, không tanh cho bé tăng cân
3. Những đối tượng nào không nên ăn cháo đậu đen?
Đậu đen là một loại thực phẩm quen thuộc, có nhiều giá trị dinh dưỡng, được sử dụng phổ biến trong các món ăn hàng ngày. Theo sách dinh dưỡng, trong đậu đen có chứa hàm lượng cao protein (24,4 g%), lipid (1,7 g%), glucid (53,3 g%) và rất nhiều axit amin thiết yếu. Ngoài ra, đậu đen còn chứa rất nhiều vitamin quan trọng như vitamin A (5 mg), B1 (0,5 mg), B2 (0,21 mg).
Tuy nhiên, đậu đen có tính mát, nên những người có thân nhiệt thấp, dễ bị tiêu chảy, tiêu chảy mạn, chân tay lạnh, sợ lạnh không nên ăn nhiều đậu đen. Những người này nếu ăn nhiều đậu đen sẽ càng làm cho bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.
Ngoài ra, đậu đen còn không tốt cho những đối tượng sau:
-
Người bị bệnh thận: Đậu đen có nhiều protein thực vật, sau khi trải qua quá trình chuyển hóa sẽ thành chất thải chứa nito. Đậu đen sẽ làm tăng áp lực cho thận, dễ suy giảm chức năng thận.
-
Người đang dùng thuốc: Các thành phần như phốt pho hữu cơ, kim loại nặng hay protein trong đậu đen có thể kết hợp tạo thành chất kết tủa. Thành phần trong đậu đen có thể phản ứng với thuốc và làm giảm công dụng của thuốc.
-
Người già, trẻ nhỏ và người có thể trạng yếu: Hệ tiêu hóa của người già, trẻ nhỏ thường không khỏe, khó tiêu thụ lượng protein cao trong đậu đen. Nếu dùng đậu đen có thể gây đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, suy nhược cơ thể.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe, những người thuộc các đối tượng trên nên hạn chế ăn đậu đen hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Đậu đen không chỉ là nguồn cung cấp protein và vitamin quan trọng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ và tăng cường sức đề kháng. Bạn có thể thực hiện cách nấu cháo đậu đen hầm xương hoặc một số cách nấu khác theo gọi ý ở trên để trổ tài bếp núc và gửi gắm tình cảm cho những người thân yêu của mình.