Ngoài là nguyên liệu dùng trong các món ăn, cây lá lốt có tác dụng gì đối với sức khoẻ? Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra 8 lợi ích vượt trội của lá lốt trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý mãn tính.
1. Cây lá lốt có tác dụng gì?
Lá lốt không chỉ là nguyên liệu tạo nên hương vị thơm ngon cho các bữa ăn mà nó còn có công dụng trong việc chữa một số bệnh dưới đây.
1.1. Cây lá lốt chữa đau lưng
Lá lốt được sử dụng khá nhiều trong Đông y bởi chúng có vị cay, tính ấm giúp giảm lạnh, làm ấm người. Không chỉ vậy lá lốt giúp giảm đau rất hiệu quả, đặc biệt là chữa đau lưng. Lá lốt cũng thường có mặt trong các bài thuốc chữa xương khớp, phong tê thấp và nhiều bài thuốc dân gian khác.
Các nhà khoa học nghiên cứu chỉ ra rằng phần lá và thân có chứa tinh dầu gồm beta-caryophylen, chất benzyl axetat giúp chống viêm và giảm đau hiệu quả. Lá lốt còn có thể dùng để chữa bệnh ngoài da, bệnh thấp khớp hay nhức đầu, tiêu chảy, đau răng.
1.2. Giải độc khi bị rắn cắn, say nấm
Ngay khi bị rắn cắn bạn có thể lấy lá lốt về để trị độc tạm thời. Ngoài ra lá lốt cũng có tác dụng trị say nấm bằng cách giã nát 50g lá lốt cộng với 10g lá đậu ván trắng và 50g lá khế lấy phần nước để uống.
Lưu ý: Đây chỉ là cách giúp làm chậm ảnh hưởng của độc rắn và độc nấm tới các cơ quan trong cơ thể. Bạn cần phải liên hệ ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
1.3. Lá lốt có tác dụng chữa bệnh tổ đỉa
Những ai bị bệnh tổ đỉa có thể dùng 30g lá lốt tươi sau đó giã nát rồi cho vào khoảng 100 – 200ml nước vắt lấy nước cốt uống. Phần bã chưa dùng đến đem nấu với 3 chén nước đun sôi trong 5 phút,
Sau khi đã nấu xong phần nước lấy về để rửa chỗ có tổ đĩa, phần bã dùng để đắp vào phần bị tổ đỉa và băng lại. Hãy thực hiện 1 đến 2 lần/ngày tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.
>>> Xem thêm: Loại Rau Dễ Mua, Dễ Tìm Nhưng Canxi Cao Hơn Cả Sữa Bò, Bà Bầu Lại Càng Nên Ăn
1.4. Cây lá lốt có tác dụng gì trong việc chữa ra mồ hôi tay, chân
Bạn có thể chữa bệnh ra mồ hôi tay chân bằng cách ngâm tay chân thường xuyên trước khi ngủ. Bạn có thể lấy 30g lá lốt tươi rửa sạch để ráo nước sau đó cho 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút.
Khi loại nước này sôi bạn nên cho thêm ít muối, để ấm sau đó dùng ngâm tay bà ngâm chân thường xuyên trước khi đi ngủ. Chỉ cần thực hiện 5 – 7 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
1.5. Cây lá lốt có tác dụng gì trong việc chữa bệnh phù thũng
Bệnh phù thũng là tình trạng ứ nước và dịch quá mức mà không thể thoát ra ngoài gây khó chịu. Để chữa dứt điểm bệnh phù thũng, bạn có thể thực hiện theo các bước đơn giản sau:
Bạn cần chuẩn bị 12g lá lốt, 12g rễ mỏ quạ, 12g rễ cà gai leo, 12g rễ gai tầm xoọng, 12g lá đa lông, 12g mã đề sau đó sắc nước uống. Sau khi sắc xong bạn có thể để trong bình để uống thành nhiều lần trong ngày.
1.6. Giảm bệnh viêm xoang
Mẹo nhỏ giúp bạn giảm căn bệnh viêm xoang bằng cách xông hơi với nước lá lốt. Để thực hiện phương thuốc này bạn cần chuẩn bị khoảng 15 – 20 lá lốt rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút.
Tiếp theo cho lá lốt vào nồi đun khoảng 10 phút cho đến khi sôi. Nhớ đậy nắp để tinh dầu không bị bốc hơi. Sau khi nước đã sôi, tắt bếp, xông hơi bằng cách dùng chăn phủ kín người và nồi lá lốt.
1.7. Chữa đau bụng do nhiễm lạnh
Để chữa bệnh đau bụng do nhiễm lạnh bạn cần sử dụng 20g lá lốt tươi, rửa sạch, đun với 300ml nước cho đến khi chỉ còn 100ml. Lưu ý phải uống thuốc khi thuốc vẫn còn ấm, hãy uống trước bữa ăn tối. Hãy uống liên tục trong 2 ngày để có kết quả tốt nhất.
1.8. Cây lá lốt có tác dụng gì trong việc chữa mụn nhọt
Để trị mụn nhọt hãy dùng 15g lá lốt, 15g lá chanh, 15g lá ráy, 15g tía tô, kết hợp với lớp vỏ trong cây chanh (bỏ vỏ ngoài) sau đó đem phơi khô, sau khi khô thì giã hoặc say nhỏ, rây bột và rắc vào vết thương. Đắp liên tục trong 3 ngày mỗi ngày 1 lần 1 lần.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng 1 nắm lá lốt để xông hơi. Bạn cho lá lốt vào nồi nước đun sôi, sau đó dùng nước này xông hơi cho mặt hoặc vùng da bị mụn nhọt, ngày 1-2 lần kiên trì sử dụng 1 – 2 tuần để thấy kết quả. Bên cạnh những công dụng trên, lá lốt còn có tác dụng trong việc giảm ho, trị cảm lạnh, hạ huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch.
>>> Xem thêm: Luộc Rau Muống Đừng Chỉ Cho Muối, Làm Thêm Bước Này Để Rau Xanh Mướt, Giòn Ngọt
2. Uống nước lá lốt mỗi ngày có tốt không?
Lá lốt tuy có rất nhiều công dụng với sức khỏe. Tuy nhiên lá lốt lại có tính ấm, việc uống nước lá lốt hàng ngày có thể gây nóng trong người. Nếu bạn dùng để chữa bệnh cũng chỉ nên uống 8 – 12g lá lốt/ngày trong khoảng thời gian 7 – 10 ngày.
Tuy nhiên những người cao huyết áp không nên sử dụng vì có thể làm giảm huyết áp. Đối tượng là phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không nên sử dụng lá lốt vì có thể gây co thắt tử cung ảnh hưởng đến thai nhi.
Qua những thông tin trên, bạn đã có lời giải cho câu hỏi cây lá lốt có tác dụng gì. Nếu bạn muốn sử dụng lá lốt để trị bệnh thì hãy lưu ý sử dụng đúng liều lượng để đem lại hiệu quả cũng như tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.