Bà bầu ăn mì cay được không, nên ăn như thế nào là một trong những thắc mắc của nhiều phụ nữ mang thai. Mặc dù đây là món ăn hấp dẫn, khoái khẩu của nhiều người nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng tùy ý.
1. Thành phần của 1 bát mì cay
Trong suốt thai kỳ, cơ thể người mẹ vô cùng nhạy cảm, bởi vậy cần hết sức chú ý đến ché độ ăn uống. Muốn biết đang có bầu ăn mì cay được không, trước tiên cần tìm hiểu thành phần của 1 bát mì cay, để từ đó xác định có nguyên liệu hay chất nào có thể gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể của người mẹ hay không.
Thông thường 1 bát mì cay sẽ bao gồm các nguyên liệu như vắt mì, nước sốt mì cay, ớt, rau (có thể gồm nấm, cà rốt, rau cải, cải bắp…) và các nguyên liệu khác như tôm, thịt bò, mực, xúc xích…
Nhìn vào các loại nguyên liệu trên có thể đoán được phần nào một số thành phần dinh dưỡng phổ biến có trong 1 bát mì cay, gồm calories, carbohydrates, protein, chất béo, cholesterol, sodium, vitamins,và chất khoáng…
2. Bà bầu ăn mì cay được không?
Với thành phần và nguyên liệu như trên, có thể thấy nguyên liệu nấu mì cay đều là các loại thực phẩm lành tính.
Hiện nay cũng chưa có bất cứ nghiên cứu nào chỉ ra rằng ăn mì cay sẽ gây ra sự nguy hiểm cho bà bầu. Bởi vậy đáp án cho câu hỏi Bà bầu ăn mì cay được không là có. Bà bầu hoàn toàn có thể ăn được mì cay, nếu đảm bảo liều lượng nhất định.
Đặc biệt, trong thời kỳ mang thai có rất nhiều mẹ bầu thay đổi khẩu vị, yêu thích các món có hương vị cay nóng. Khi đó, mì cay là một trong những lựa chọn hợp lý/
2.1. Lợi ích của mì cay với bà bầu
Như đã chỉ ra ở trên, ở một liều lượng nhất định, việc ăn mì cay không gây ra ảnh hưởng tiêu cực và nguy hiểm đến mẹ bầu, thậm chí còn mang đến một số lợi ích như:
-
Hợp chất capsaicin trong mì cay sẽ giúp thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo và tăng khả năng trao đổi chất, hấp thu dinh dưỡng cho mẹ bầu.
-
Mì cay cũng kích thích dạ dày và đường ruột tiết dịch tiêu hóa, vừa chống lại vi khuẩn gây hại vừa kích thích vị giác, ngăn ngừa một số vấn đề về tiêu hóa.
-
Đa dạng các loại dinh dưỡng nạp vào cơ thể: Bác sĩ vẫn thường khuyên mẹ bầu hãy ăn nhiều món khác nhau để có nguồn dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ, bởi vậy mà việc ăn mì cay cũng sẽ góp phần để cơ thể người mẹ hấp thụ được nhiều chất. Bên cạnh đó thai nhi trong bụng cũng sẽ tiếp xúc với nhiều hương vị ngay từ trong bụng mẹ.
-
Góp phần bảo vệ tim mạch: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn cay có thể làm giảm lượng cholesterol “xấu” (cholesterol lipoprotein), từ đó bảo vệ cơ thể trước một số bệnh tim mạch phổ biến.
Với những tác dụng trên, bạn không cần phải băn khoăn rằng có bầu ăn mì cay đực không, hoàn toàn có thể yên tâm thưởng thức món ăn này trong thai kỳ.
Xem thêm: Bà bầu ăn mướp được không? Nhiều mẹ bầu bất ngờ vì ảnh hưởng của mướp đến thai kỳ
2.2. Tác hại của việc ăn mì cay quá nhiều
Sau khi biết bà bầu ăn cay được không, rất nhiều người sinh ra tâm lý chủ quan và không chú ý đến khẩu phần ăn của mình. Không chỉ riêng mì cay, bất cứ món nào nếu ăn quá nhiều hoặc không chú ý đến thể trạng của cơ thể cũng có thể gây ra các tác hại nghiêm trọng.
Dưới đây là một số tác hại mà bà bầu có thể gặp phải nếu ăn mì cay quá nhiều:
-
Gây ra các vấn đề về tiêu hóa như trào ngược dạ dày hoặc ợ nóng, đặc biệt với những người đã có bệnh đau dạ dày từ trước.
-
Gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu, đặc biệt là vào ban đêm.
-
Làm trầm trọng hơn tình trạng ốm nghén ở một số bà bầu, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên.
-
Làm tăng nguy cơ về thai sản: Trong mì cay có chứa lượng muối lớn và cholesterol lớn nên dễ gây ra các bệnh về huyết áp, tăng nguy cơ tiền mắc tiền sản giật.
-
Không tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu: Trong mì cay có chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản nên nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể tích tụ một lượng lớn chất này, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé.
Xem thêm: Mẹ bầu ăn khổ qua được không? Đọc ngay để không ảnh hưởng đến thai kỳ
3. Bà bầu nên ăn mì cay như thế nào để an toàn trong thai kỳ?
Dù không còn phải băn khoăn về việc bà bầu ăn mì cay được không nhưng vẫn cần chú ý đến chế độ ăn sao cho hợp lý, để không gây ra các ảnh hưởng xấu. Dưới đây là một số lưu ý giúp cho mẹ bầu có thể yên tâm ăn mì cay trong suốt thai kỳ:
-
Chỉ ăn với lượng vừa phải, khoảng 1 – 2 lần/tuần và không nên ăn liên tục trong thời gian dài.
-
Tránh gọi mì cay nếu dị ứng một trong các thành phần của món ăn như hải sản, thịt hoặc rau…
-
Nên lựa chọn địa điểm ăn an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoặc nên tự làm món này ở nhà để đảm bảo sạch sẽ.
-
Nên hỏi ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn phù hợp nhất, đặc biệt là với những mẹ bầu có thể trạng không tốt.
-
Kết hợp bổ sung thêm khoáng chất và chất xơ như ăn nhiều loại hoa quả, uống nhiều nước để tránh trường hợp bị táo bón…
Mặc dù không còn phải lo lắng, rằng bà bầu ăn mì cay được không nhưng không nên ăn quá nhiều để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu. Đừng quên chú ý chế độ ăn uống để có một thai kỳ thật khỏe mạnh.