Bánh xu xê là một trong những món bánh truyền thống, không thể thiếu trong ngày cưới hỏi. Cách làm bánh xu xê cũng rất kỳ công nhưng vì hương vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt nên ngày càng nhiều người ưa thích loại bánh này. Vào bếp thực hiện ngay món bánh lâu đời này với hướng dẫn dưới đây!
1. Bánh xu xê – món bánh truyền thống của người Việt
Trước khi bắt tay vào làm bánh phu thê hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về món bánh truyền thống này của Việt Nam nhé
1.1. Bánh xu xê (phu thê) là bánh gì?
Bánh xu xê hay còn được gọi là bánh phu thê, đây là một loại bánh ngọt cổ truyền xuất xứ từ làng Đình Bảng, Tiên Sơn, Bắc Ninh. Món ăn này được lưu truyền đến nhiều nơi và đã trở thành món đặc sản của Hà Nội, được nhiều người lựa chọn để thưởng thức.
Bánh xu xê được làm với những nguyên liệu chính là bột năng, đậu xanh, dừa… và được gói đơn giản trong màng bọc trong suốt. Những dịp đặc biệt như cưới hỏi, bánh được dán thêm chữ “song hỷ” mang nhiều ý nghĩa dành tặng vợ chồng son.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Cốm Đậu Xanh Ngon Chuẩn Vị Miền Bắc Bạn Nhất Định Phải Thử
1.2. Bột để làm ra bánh xu xê?
Bột để làm bánh xu xê phải là bột gạo nếp cái hoa vàng, ở một vài nơi còn trộn thêm bột năng để bánh được dẻo dai hơn. Chuẩn bị bột xong, lại phải đem phơi khô trong 15 ngày thì mới tiến hành làm bánh. Nhân bánh phu thê được làm từ đậu xanh nghiền mịn, trộn cùng đường và cơm dừa.
Bánh xu xê truyền thống được gói bằng lá chuối ở trong, lá dừa phía ngoài và sau đó luộc chín. Nhưng khi được dùng làm lễ vật, thì bánh sẽ được đặt trong hộp giấy màu đỏ với ý nghĩa may mắn.
1.3. Ý nghĩa của bánh phu thê là gì?
Bánh xu xê thường được dùng trong dịp cưới hỏi, lễ hội… Tên của bánh là do vua Lý Anh Tông đặt, mang hàm ý gợi nhớ tới tình cảm vợ chồng thủy chung, gắn bó bền chặt trong cuộc sống và tình yêu.
Những chiếc bánh được làm với nhiều màu sắc, kết hợp với nhau rất hài hòa. Màu trắng của cơm dừa và bột lọc, nhân đậu xanh với màu vàng, màu xanh của lá dừa cùng màu đỏ của dây gói.Theo triết lý âm dương ngũ hành của người Đông Phương, thì đó là ý nghĩa của sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, giữa người và người sinh sống cùng nhau.
Bánh xu xê khi ăn rất dẻo dai, dính kết với nhau, đó là ý nghĩa gợi tới sự gắn kết bền lâu của vợ chồng. Phía hộp của bánh phu thê là hình vuông, được làm bằng lá dừa giúp cho bánh được tươi ngon, không bị nóng mà còn mang ý nghĩa cho sự viên mãn, hạnh phúc trăm năm.
2. Cách làm bánh xu xê truyền thống thơm ngon
Bánh xu xê là loại bánh truyền thống, nhưng được chế biến với các công thức khác nhau, để tạo sự khác biệt cho vùng miền và sự mới lạ cho bánh. Dưới đây là công thức của 3 loại bánh phu thê: truyền thống, truyền thống Huế, nhân khoai tím.
2.1. Bánh xu xê truyền thống
Nguyên liệu
-
Bột năng; 350g
-
Đậu xanh: 150g
-
Dừa nạo: 60g
-
Dừa sợi: 50g
-
Dầu dừa: 35ml
-
Mạch nha: 60g
-
Nước cốt lá dứa: 450ml
-
Đường: 145g
-
Muối: ½ muỗng cafe
-
Mè rang
Cách làm:
- Bước 1: Làm nhân đậu xanh
Vo sạch 150g đậu xanh, ngâm với nước từ 2-3 tiếng. Sau đó cho đậu xanh vào nồi với muối, nước lọc và đun trên lửa vừa khoảng 25 phút khi đậu chín mềm thì tắt bếp. Cho chảo lên bếp, đổ phần đậu xanh đã nấu vào cùng đường, dừa nạo, dầu dừa và mạch nha. Sên nhân với lửa vừa, tới khi nhân dẻo mềm, khô và không dính chảo.
- Bước 2: Làm vỏ bánh
Cho vào nồi bột năng, nước cốt lá dứa, 500ml nước lọc và khuấy đều cho bột tan hoàn toàn. Bắc nồi lên bếp, cho thêm đường, muối và dừa sợi rồi khuấy tới khi hỗn hợp sệt, dẻo lại.
- Bước 3: Gói bánh
Bạn chia đậu xanh thành 8 phần, rồi vo tròn lạ. Quét 1 lớp dầu ăn vào khuôn, sau đó cho vào ít bột vỏ bánh rồi đặt nhân đậu xanh lên, lấy thêm ít bột vỏ bánh dàn kín mặt là hoàn thành.
- Bước 4: Hấp bánh
Để hấp bánh xu xê, bạn đặt bánh vào xửng hấp đậy kín nắp trong khoảng 20 phút, khi vỏ bánh trong thấy nhân bên trong là đã chín. Rắc lên màng bọc thực phẩm ít mè rang, sau đó cho bánh phu thê ra rồi gói thành hình. Bánh khi hoàn thành thơm mùi lá dứa, giòn giòn của sợi dừa, béo béo của đậu xanh. Các hương vị kết hợp với nhau, tạo thành một món bánh ăn là sẽ nhớ mãi.
2.2. Bánh xu xê truyền thống Huế
Nguyên liệu
-
Bột năng: 100g
-
Nước cốt dừa: 20ml
-
Đậu xanh: 50g
-
Đường: 105g
-
Dầu ăn: 25ml
-
Hạt sen
-
Lá dừa
Mẹo nhỏ: nên chọn hạt có dáng tròn, màu trắng ngà. Không nên chọn hạt bị thâm, vỏ xanh bên ngoài không bóng, nhẵn mịn.
Chế biến
- Bước 1: Làm khuôn
Lá dừa rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút. Để làm khuôn, bạn chỉ cần làm lần lượt.
-
Tước phần gân bánh của lá già, cắt thành 2 khúc, 1 khúc 4cm và 4.2cm.
-
Dùng kéo cắt 1 đầu lá nhọn của lá dừa, dùng khúc cây 4cm ép vào lá và đo thành 5 đoạn bằng nhau, cắt bỏ phần lá bị dư.
-
Lấy tay tước bỏ 1 phần lá nhỏ ở 1 bên rãnh lá, dùng tay gập thẳng lá vào tương ứng với các điểm đã gập trước đó.
-
Dùng kéo cắt khúc gập lá, chú ý đường cắt chỉ chạm tới gân lá.
-
Gập các mép lá lại với nhau cho vuông, cứ làm thế bạn sẽ được 1 chiếc hộp vuông vức. Sau đó, dùng tăm cố định lại khuôn bánh là bạn đã có được đế bánh.
-
Để làm nắp hộp, bạn cũng làm giống như trên nhưng với khúc 4.2cm, sau khi tạo các nếp lá nằm ngang bạn gấp các mép lá thành 1 góc 45 độ.
-
Bẻ lá tuần tự theo các nếp góc đã tạo trước đó, cuối cùng dùng ghim để cố định lại phần mối là hoàn thành.
- Bước 2: Làm nhân
Đậu xanh rửa sạch, ngâm nước ấm từ 4-5 tiếng cho mềm. Cho đậu xanh đã ngâm cùng ít nước, nấu trên lửa vừa tới khi chín mềm. Để đậu xanh ra tô, thêm đường vào rồi dùng máy xay để xay cho nhuyễn mịn. Bắc chảo lên, đổ đậu xanh vào cùng dầu ăn, nước cốt dừa. Sên nhân đều tay, khi nhân dẻo mềm và không dính chảo là được.
- Bước 3: Luộc dừa
Bạn bào cùi dừa thành nhiều sợi nhỏ, sau đó cho cùi dừa vào nồi nước sôi khoảng 5 phút cho ra hết dầu.
- Bước 4: Khuấy bột
Cho vào nồi đường, nước rồi khuấy đều cho đường tan bớt. Thêm vào đó bột năng và khuấy cho tan hết. Bắc nồi lên bếp, khuấy đều tay trên lửa nhỏ tới khi bột đặc lại nhưng còn độ lỏng. Tắt bếp và cho thêm dừa luộc vào đảo tới khi hỗn hợp hòa quyện.
- Bước 5: Gói bánh
Bạn cho phần đậu xanh vào giữa 2 tấm giấy nến, cán mỏng rồi dùng dao cắt thành nhiều khối vuông. Lấy 1 đoạn lá dứa khoảng 10cm vào đáy hộp, thêm chút bột bánh vào khuôn dàn đều. Kế đó, đặt thêm 1 miếng đậu xanh vào giữa cùng 4 hạt sen ở 4 góc. Cuối cùng, phủ kín 1 lớp bột bánh lên trên là hoàn thành.
- Bước 5: Hấp bánh
Khi hấp bánh xu xê bạn đặt xửng lên một nồi nước sôi, phủ khăn lên phía trên, đậy kín nắp lại và hấp khoảng 10 – 15 phút. Để bánh nguội hoàn toàn, rồi hãy đậy phần vỏ nắp lên. Nếu đậy khi còn nóng, bánh sẽ bị lên men và nhanh hỏng.
2.3. Bánh xu xe nhân khoai
Nguyên liệu:
-
Dừa: 1 trái
-
Khoai môn; 100g
-
Khoai lang tím: 50g
-
Nước cốt dừa: 50ml
-
Bột năng: 150g
-
Đường: 70g
-
Dầu ăn
Chế biến
- Bước 1: Nạo dừa và hấp khoai
Dừa khi mua về, bạn dùng dụng cụ nạo sợi cơm dừa. Phần khoai môn và khoai tím khi mua về bạn nên rửa đi rửa lại nhiều lần với nước. Cắt khoai thành nhiều miếng nhỏ và hấp khoảng 20 phút, để khoai được chín mềm. Sau đó cho khoai vào rây lọc, để được mịn hơn.
- Bước 2: Làm nhân
Cho chảo lên bếp, đổ khoai đã nghiền vào chảo. Tiếp tục cho thêm đường, nước cốt dừa và bật nhỏ lửa, sên 45 phút. Lúc này bạn cho thêm dừa sợi vào, cuối cùng đảo đều và tắt bếp.
- Bước 3: Làm vỏ bánh
Cách làm bánh xu xê phần vỏ bạn trộn đều bột năng, đường và nước khuấy đều. Sau đó đem bột lên chảo lửa nhỏ, thêm dầu ăn và đảo đều. Khi nào bột dính lại với nhau, thì bạn tắt bếp
- Bước 4; Hấp bánh
Bạn lấy bột mỏng bọc phần nhân khoai lại, cho vào khuôn và mang đi hấp trong vòng 10 phút. Khi hấp xong, bạn chờ bánh nguội thì dùng màng bọc thực phẩm gói bánh lại, như vậy là đã hoàn thành rồi.
Xem thêm: Bột nếp làm bánh gì ngon? TOP 7 món bánh ngon từ bột nếp ngon ai cũng mê
3. Một số câu hỏi thường gặp về bánh xu xê
Loại bánh truyền thống của Việt Nam thường được bán giá bao nhiêu? Có chứa nhiều calo không? Và thời gian sử dụng của bánh là bao lâu? Là những thắc cần được giải đáp của nhiều người, hãy cùng theo dõi ở nội dung dưới đây.
3.1. Bánh xu xê có giá bao nhiêu? Được bán nhiều ở đâu?
Bánh có nguồn gốc từ làng nghề Đình Bảng, các cửa hàng có giá từ 60.000 – 75.000vnđ/10 chiếc. Còn ở Hà Nội, bánh phu thê được bán nhiều ở hàng Than.
3.2. Bánh xu xê ăn có béo không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, bánh xu xê sẽ không gây béo nếu biết ăn đúng cách. Bởi hàm lượng calo trong bánh không quá cao, nên bạn ăn bánh đúng lúc, không ăn vào buổi tối thì sẽ không gây tăng cân. Ngược lại, nếu ăn nhiều vào buổi tối, nhất là khuya thì sẽ khiến bạn rất béo.
3.3. Thời gian sử dụng của bánh xu xê?
Bánh xu xê có thời hạn sử dụng khoảng 2-3 ngày, trong điều kiện thời tiết không quá nóng bức. Nếu để bánh trong tủ lạnh thì được khoảng 4-5 ngày, nhưng để bánh được ngon hơn thì khi lấy bánh trong tủ lạnh ra bạn cần hấp lại.
Bánh xu xê là một món bánh dân dã, đơn giản nhưng vô cùng thơm ngon và hấp dẫn. Với cách làm đơn giản, bạn có thể dễ dàng thực hiện món ăn này ngay tại nhà. Làm đúng theo những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn thực hiện thành công món ăn này và mang đến cho gia đình những bữa ăn tráng miệng ngọt ngào, hấp dẫn.