Bật mí 2 cách nấu chè khoai môn với nếp bùi dẻo ngon khó cưỡng

Bật mí 2 cách nấu chè khoai môn với nếp bùi dẻo ngon khó cưỡng

Cách nấu chè khoai môn với nếp có thực sự khó? Chè khoai môn được nhiều người yêu thích bởi vị bùi của khoai môn, kết hợp với từng hạt nếp dẻo thơm, quyện lẫn nước cốt dừa béo ngậy. Nằm lòng 2 công thức sau đây của job3s chắc chắn bạn sẽ ghi điểm tuyệt đối với cả gia đình với tay nghề nấu nướng của mình đó.

1. Cách nấu chè khoai môn với nếp

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu để nấu chè khoai môn với nếp khá đơn giản, sau đây là bảng tổng hợp bạn có thể tham khảo

Nguyên liệu

Dụng cụ

300gr khoai môn

Nồi nấu

150gr gạo nếp

Nồi hấp

300gr thịt dừa nạo

Thớt

100ml sữa tươi

Dao

Một ít nước cốt lá dứa

Rổ

170gr đường

Dụng cụ nạo

1/2 thìa bột gạo

Cách chọn mua khoai môn ngon:

  • Khoai môn ngon có dáng tròn đều, vỏ sần sùi và có nhiều râu, vẫn còn bám đất. Củ khoai có kích thước vừa phải, không quá nhỏ hay quá lớn.

  • Cầm củ khoai lên cảm giác nhẹ chứng tỏ hàm lượng tinh bột cao, ăn sẽ có vị bùi và thơm. Nếu củ khoai nặng thường nấu lên bị sần sật.

  • Quan sát kỹ xem trên vỏ củ khoai, nếu có nhiều lỗ trũng chứng tỏ khoai môn càng bùi và ngon.

Bật mí 2 cách nấu chè khoai môn với nếp bùi dẻo ngon khó cưỡng

Khoai môn ngon là loại có kích thước vừa phải, vỏ sần sùi, nhiều râu

Cách chọn nếp hạt mẩy ngon:

  • Chọn loại nếp có các hạt đều nhau, dáng tròn, căng bóng, có màu trắng đục, vẫn còn nguyên vẹn và không bị nát.

  • Có mùi thơm đặc trưng của gạo nếp, càng thơm chứng tỏ gạo nếp còn mới. Nấu lên, chè sẽ có độ dẻo thơm.

  • Tránh chọn nếp lâu ngày, màu xỉn, không ngon.

>>> Xem thêm: Cách Nấu Chè Cốm Dừa Non Dẻo Thơm, Mang Mùa Thu Hà Nội Vào Cả Căn Bếp

1.2. Cách nấu chè khoai môn với nếp và nước cốt dừa

Cách nấu chè khoai môn với nếp và nước cốt dừa là công thức nấu chè khoai môn phổ biến nhất. Cùng học ngay công thức đơn giản sau!

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo nếp: Vò qua cho sạch bụi rồi ngâm trong nước ấm hoặc nước lạnh qua đêm.

  • Khoai môn: Đem gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành miếng vuông vừa phải (dài cỡ bằng 2 đốt tay). Sau đó, thả khoai vào nước lạnh và ngâm khoảng 2 giờ đồng hồ rồi vớt ra rổ cho ráo.

Bật mí 2 cách nấu chè khoai môn với nếp bùi dẻo ngon khó cưỡng

Gạo nếp ngâm qua đêm cho mềm còn khoai môn chỉ cần ngâm 2 tiếng đến khi hết nhựa

Bước 2: Cách nấu chè khoai môn với nếp

  • Cho khoai vào nồi, thêm 100ml sữa tươi và 70gr đường, giúp khoai có vị béo, ngọt giống như nước chè sau khi nấu chín. Bắc nồi lên bếp, đun sôi trên lửa nhỏ cho khoai vừa chín mềm thì tắt bếp. Bạn có thể thêm một chút muối để khoai đậm đà hơn.

  • Dừa có thể được nạo sẵn ở chợ hoặc bạn tự mua về và nạo. Sau đó, cho thịt dừa vào 500ml nước ấm, dùng khăn màn vắt lấy nước cốt đầu để riêng. Cho thêm 400ml nước vào phần dừa vừa vắt rồi tiếp tục vắt lấy nước dão dừa.

  • Cho gạo nếp và phần nước dão dừa vào chung nồi và nấu. Khi thấy gạo nếp chín, thêm 100gr đường và nước cốt lá dứa vào đun cùng thêm 5 phút. Điều này sẽ giúp nếp có màu đẹp và có mùi thơm hấp dẫn.

  • Sau khi thấy nếp đã nở đều, mềm mịn thì bạn cho phần khoai môn đã luộc vào. Thêm 300ml nước dừa đã vắt lần đầu và 1/4 thìa cà phê muối vào nấu cùng, khuấy đều và nhẹ tay.

  • Khi khoai môn và nếp đã quyện đều với nhau, đun thêm khoảng vài phút cho khoai ngấm đường rồi tắt bếp.

Bật mí 2 cách nấu chè khoai môn với nếp bùi dẻo ngon khó cưỡng

Cách nấu chè khoai môn với nếp vô cùng đơn giản, nhanh chóng mà ai cũng có thể thực hiện được

Bước 3: Làm nước cốt dừa

Làm nước cốt dừa bằng cách cho vào nồi các nguyên liệu gồm 200ml nước vắt lần đầu (phần còn lại), 30gr đường, 1/2 thìa bột gạo. Vừa đun vừa khuấy đều cho đến lúc sôi thì tắt bếp, chờ nguội. Khi ăn, múc chè ra bát rồi rưới phần nước cốt dừa lên phía trên và thưởng thức.

Bật mí 2 cách nấu chè khoai môn với nếp bùi dẻo ngon khó cưỡng

Nước cốt dừa béo ngậy là linh hồn của món chè

Bước 4: Thành phẩm sau khi thực hiện cách nấu chè khoai môn với nếp

Thành phẩm của món chè khoai môn với nếp cần đạt những tiêu chuẩn sau về màu sắc và hương vị:

  • Màu sắc: Chè cần có màu sắc hấp dẫn, tự nhiên từ khoai môn và nếp, thường là màu vàng và trắng đẹp mắt.
  • Hương vị: Chè cần có hương vị ngọt dịu, đậm đà từ khoai môn và nếp, kết hợp với vị ngọt tự nhiên từ đường. Hương vị không nên quá ngọt hoặc quá nhạt, mà cần cân bằng với độ béo của nước cốt dừa.

Bật mí 2 cách nấu chè khoai môn với nếp bùi dẻo ngon khó cưỡng

Thành phẩm chè khoai môn với nếp và nước cốt dừa nhìn thôi cũng đủ hấp dẫn

2. Cách nấu chè khoai môn với nếp và bột năng

Với bột năng, bạn cũng có thể khiến món chè khoai môn nếp thêm ngon lành với công thức đơn giản dưới đây. Cùng vào bếp và thực hiện ngay món ăn này nhé!

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Ngoài cách nấu chè khoai môn với bột đơn giản, bạn có thể kết hợp cùng bột năng để tạo nên hương vị khác lạ cho món chè. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho sự kết hợp này là:

Nguyên liệu

Dụng cụ

300gr khoai môn

Nồi nấu

200gr gạo nếp

Nồi hấp

50gr khoai lang tím

Thớt

900ml nước cốt dừa

Dao

2 thìa đường

Rổ

1 thìa muối

Dụng cụ nạo

100gr lá dứa

1 thìa bột năng

400ml nước dão dừa

2.2. Cách nấu chè khoai môn với nếp và bột năng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Khoai môn, khoai lang: Gọt vỏ sạch rồi rửa với nước muối cho bớt thâm. Để khoai ra rổi cho ráo rồi cắt thành miếng vuông nhỏ cạnh khoảng 1,5 cm. Sau đó, hấp khoai cho chín mềm rồi để nguội.

  • Gạo nếp: Vo sạch rồi cho vào nồi cùng 900ml nước dão dừa, vài nhánh lá dứa, 1/2 thìa muối và 1 thìa đường.

Bật mí 2 cách nấu chè khoai môn với nếp bùi dẻo ngon khó cưỡng

Sơ chế các nguyên liệu trước khi nấu để chè nhanh chín hơn

Bước 2: Cách nấu chè khoai môn với nếp và bột năng

  • Bắc nồi gạo nếp lên bếp rồi đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 30 phút cho nếp chín. Sau đó, đổ khoai đã hấp chín vào. Bạn có thể dùng nồi cơm điện để nấu chè cho tiện. Khi nào thấy nếp nở đều, nồi chè sền sệt thì tắt bếp.

  • Làm nước cốt dừa ăn kèm chè bằng cách cho 400ml nước cốt dừa, 1 thìa đường, nước bột năng (đã hòa tan sẵn 1 thìa bột năng trong nước) và 1/2 thìa muối. Vừa đun vừa khuấy đều cho hỗn hợp sôi sền sệt rồi tắt bếp.

Bật mí 2 cách nấu chè khoai môn với nếp bùi dẻo ngon khó cưỡng

Nước cốt dừa béo ngậy giúp tăng hương vị của món chè khoai môn với nếp

Bước 3: Thành phẩm sau khi thực hiện cách nấu chè khoai môn với nếp

Thành phẩm của món chè khoai môn với nếp và bột năng cần đạt những tiêu chuẩn sau về màu sắc và hương vị:

  • Màu sắc: Phải có màu vàng đẹp mắt không có vết đốm đen hay cháy.
  • Hương vị: Cần phải có hương thơm đặc trưng từ khoai môn và nếp kết hợp với vị béo của bột năng và nước cốt dừa. Khoai không được quá nhừ sẽ khiến chè không ngon, độ ngọt vừa phải không quá gắt.

Bật mí 2 cách nấu chè khoai môn với nếp bùi dẻo ngon khó cưỡng

Chè khoai môn bột năng bùi dẻo, thơm ngon, ngọt ngào

3. Lưu ý khi nấu chè khoai môn với nếp

Mặc dù bạn đã nắm được 2 cách nấu chè khoai môn với nếp ở trên, tuy nhiên bạn vẫn cần tham khảo thêm các lưu ý sau để nấu thành công hơn nữa nhé!

  • Để đậu xanh nở nhanh và ngon hơn khi nấu, bạn có thể ngâm đậu xanh trong nước ấm.
  • Đảo quanh và khuấy đều khi nấu để tránh chè bị dính đáy nồi và đảm bảo đậu xanh và khoai môn chín đều.
  • Thêm một ít muối vào chè để giúp cân bằng hương vị trong món chè, tạo ra một sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt của đường và vị mặn của muối.

4. Giá trị dinh dưỡng của món chè khoai môn với nếp

Món chè khoai môn với nếp không chỉ ngon miệng mà còn giàu dinh dưỡng, cung cấp các chất có ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số giá trị dinh dưỡng của món chè này:

  • Cung cấp năng lượng: Khoai môn và nếp đều là nguồn cung cấp carbohydrate, cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp duy trì các hoạt động hàng ngày.
  • Chất xơ: Nếp và khoai môn đều giàu chất xơ, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
  • Vitamin và khoáng chất: Khoai môn chứa nhiều vitamin C, vitamin A và mangan, còn nếp chứa magiê và sắt, giúp cơ thể duy trì chức năng bình thường và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Chất chống oxy hóa: Khoai môn chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra.
  • Protein: Một lượng nhỏ protein có trong nếp giúp cung cấp các axit amin cần thiết cho cơ thể.
  • Ít chất béo: Chè khoai môn với nếp chứa rất ít chất béo nếu nêm nếm lượng đường phù hợp là một lựa chọn ăn vặt tốt cho những người muốn duy trì cân nặng hoặc giảm cân.

5. Một số câu hỏi liên quan đến việc ăn chè khoai môn với nếp

Khi tìm hiểu về cách nấu chè khoai môn với nếp chắc hẳn nhiều người sẽ quan tâm đến liệu chè này có gây hại không, bà bầu có ăn được không,… Sau đây job3s sẽ giải đáp ngay cho bạn.

5.2. Ăn chè khoai môn có gây hại gì không?

Mặc dù khoai môn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt với người dễ bị dị ứng, ăn khoai môn có thể gây ra cảm giác ngứa hoặc kích ứng da. Nếu gặp phải trường hợp như vậy, bạn hãy dừng ngay việc ăn khoai môn.

5.3. Bà bầu có ăn được chè khoai môn không?

Khoai môn hay chè khoai môn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, không chỉ riêng người bình thường mà bà bầu cũng nên ăn thực phẩm này. Đặc biệt, hàm lượng sắt, vitamin, kẽm và chất xơ dồi dào trong khoai môn rất có lợi cho sự phát triển của thai kỳ. Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được khoai môn. Tuy nhiên, mẹ bầu nào hay dị ứng với khoai môn thì nên hạn chế hoặc không nên ăn.

5.4. Làm sao để bảo quản chè khoai môn?

Bạn cho chè khoai môn vào bát, đậy kín hoặc bịt kín bằng màng bọc thực phẩm. Cho vào ngăn mát tủ lạnh, có thể giữ được chất lượng của món chè này trong vòng 1-2 ngày.

5.5. Cách gọt khoai môn, khoai sọ không bị ngứa

Nhiều người ngại nấu chè khoai môn hoặc khoai sọ vì nhựa của khoai bám vào tay dễ gây ngứa. Dưới đây là một số mẹo giúp tay bạn không bị ngứa khi sơ chế khoai môn:

  • Đeo găng tay: Bạn có thể sử dụng găng tay cao su hoặc nilon khi gọt khoai môn. Đây được xem là cách đơn giản và hiệu quả nhất để nhựa khoai không thể tiếp xúc với da tay.

  • Luộc khoai với nước muối loãng: Cho 2 lít nước vào nồi, thêm 2 thìa cà phê muối khuấy đều. Sau đó, cho khoai vào và luộc. Khi nước trong nồi vừa sôi, đổ khoai ra rổ rồi xả nước lạnh cho nguội bớt. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm gọt khoai mà không sợ bị ngứa.

  • Để tay và khoai thật khô trước khi gọt: Khoai môn vẫn còn nguyên đất khô bám vào. Bạn lau tay thật khô rồi mới gọt vỏ. Điều này giúp hạn chế tối đa nhựa bám vào tay. Sau khi gọt xong, cho khoai ngay vào nước muối loãng ngâm 10 phút rồi đổ ra rổ cho ráo.

  • Nướng qua khoai trước khi gọt vỏ: Bọc khoai môn bằng lớp giấy bạc rồi cho vào lò nướng sơ qua. Hoặc bạn cũng có thể cho khoai vào 1 tô nước lạnh rồi đặt vào lò vi sóng quay lên. Điều này giúp khoai chín lớp vỏ bên ngoài, lớp mủ nhựa biến mất và giảm cảm giác ngứa khi gọt vỏ khoai.

>>> Xem thêm: Cách Nấu Chè Dừa Non Ngọt Thơm, Ngon Ngây Ngất, Thành Công Ngay Từ Lần Đầu

Như vậy, bạn vừa học xong 2 cách nấu chè khoai môn cực đơn giản. Chè khoai môn nếp với hương vị bùi bùi của khoai, dẻo thơm của nếp chắc chắn sẽ đủ sức chinh phục khẩu vị cả những người khó tính nhất, rất thích hợp làm món chiêu đãi cả nhà ngày cuối tuần. Chúc bạn thành công ngay từ lần đầu vào bếp với những bí quyết mà job3s đã chia sẻ ở trên nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *