Bé yêu nhà bạn đã đến giai đoạn ăn dặm và bạn đang tìm kiếm cách nấu mì tôm cho bé ăn ngon, bổ dưỡng để con phát triển tốt? Hãy để job3s hướng dẫn bạn từng bước cách nấu mì ăn dặm thơm ngon, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé.
1. Giới thiệu về món mì tôm ăn dặm cho bé
Trước khi tìm hiều cách nấu mì tôm cho bé thì các mẹ cũng cần phải biết thành phần dinh dưỡng và cách chọn mì chất lượng nhất. Mì tôm là một trong những loại thực phẩm được yêu thích trên toàn thế giới. Nó có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và có hương vị đa dạng. Đối với bé, mì có thể được chế biến thành nhiều món ăn dặm rất ngon miệng và bổ dưỡng.
Mì là loại thực phẩm giàu protein và carbohydrate, giúp cung cấp năng lượng cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Ngoài ra, mì cũng chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
2. Lợi ích của mì ăn dặm đối với trẻ
Mì ăn dặm là loại đồ ăn dạng sợi có kích thước phù hợp dành cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm. Dưới đây là những lợi ích quan trọng của sản phẩm đối với bé:
-
Cung cấp năng lượng: Mì là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Thành phần chính trong mì là carbohydrate giúp cung cấp năng lượng cho bé để hoạt động và phát triển.
-
Bổ sung protein: Mì cũng chứa protein giúp bé phát triển cơ bắp và tăng cường hệ miễn dịch.
-
Cung cấp vitamin và khoáng chất: Mì là một trong những loại thực phẩm giàu calorie và protein, giúp bé tăng cân và phát triển tốt trong giai đoạn ăn dặm.
-
Hỗ trợ bé tiêu hoá tốt hơn: Trong mì chứa chất xơ, giúp bé tiêu hoá tốt hơn và giảm nguy cơ táo bón.
-
Giúp bé phát triển trí não: Mì chứa các loại vitamin B là thành phần cần thiết cho sự phát triển trí não của bé.
3. Khi nào nên cho bé sử dụng mì ăn dặm?
Ngoài việc biết cách nấu mì tôm cho bé thì các mẹ phải biết được khi nào nên cho bé sử dụng mì ăn dặm? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể sử dụng mì ăn dặm, bởi vì:
-
Thời điểm này hệ tiêu hoá của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh để có thể hấp thu dưỡng chất vào cơ thể.
-
Trẻ cần được bổ sung các chất dinh dưỡng từ thức ăn khác ngoài sữa mẹ để phát triển khoẻ mạnh.
-
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm vào thời điểm 6 tháng và kết thúc ở tháng thứ 24.
Thời gian cho bé ăn dặm tốt nhất là:
-
Cho bé ăn khi còn thức, tránh cho bé ăn dặm vào những lúc buồn ngủ khiến bé quấy khóc không tập trung ăn được.
-
Cho bé ăn 1 – 2 tiếng sau khi uống sữa để bé không quá đói gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
-
Không nên cho bé ăn sau 19 giờ, vì lúc này hệ tiêu hoá của bé bắt đầu làm việc chậm, gây đầy hơi, khó tiêu và mất ngủ.
-
Cho bé ăn dặm 3 – 4 bữa mỗi ngày để tránh bé quá đói hoặc quá no.
4. Các loại mì phù hợp cho bé ăn dặm
Các loại mì có thể sử dụng cho bé ăn dặm:
-
Mì sợi: Đây là loại mì được làm từ bột mì và có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như mì xào, mì trộn, mì ý,…
-
Mì ống: Loại mì này có thể chế biến thành những món ăn như mì súp, mì spaghetti,…
-
Mì xé: Loại mì này được làm từ bột mì và có dạng nhỏ gọn, phù hợp cho bé ăn dặm.
Những lưu ý khi chọn mì cho bé:
Khi chọn mì cho bé ăn dặm, mẹ cần chú ý đến những điểm sau:
-
Chọn mua loại mì được làm từ nguyên liệu tự nhiên, không sử dụng các phẩm màu, hương liệu và chất bảo quản.
-
Chọn loại mì có độ dai vừa phải để bé có thể ăn dễ dàng hơn.
-
Lựa chọn loại mì có hàm lượng dinh dưỡng cao như mì ống, mì sợi, mì xé để bé có thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
5. Các cách nấu mì tôm cho bé ăn dặm
Cũng giống như người lớn, nếu ăn mãi cháo hoặc bột thì sẽ nhanh bị ngán, nhất là đối với trẻ em đang biếng ăn. Vì vậy, thỉnh thoảng mẹ hãy đổi bữa cho bé bằng các món mì ăn dặm.
5.1. Cách nấu mì tôm cho bé – Mì somen rau củ
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Mì somen bí đỏ: 10g
-
Củ cải: 5g
-
Rau cải xanh: 5g
-
Súp lơ: 5g
-
Bột bắp: 2 – 3g
-
Nước lọc: 100ml
-
Màng bọc thực phẩm và nồi
Cách chế biến:
-
Rửa sạch củ cải, rau cải xanh và súp lơ, để ráo nước. Sau đó cắt nhỏ các nguyên liệu này và cho vào máy xay để xay nhuyễn.
- Nấu 100ml nước lọc cùng với 10g mì somen trong 4 phút. Khi mì đã chín mềm, mẹ bỏ hỗn hợp rau củ đã xay vào nồi nấu trong vòng 3 – 5 phút đến khi sôi.
- Cho thêm 2 – 3g bột bắp để tăng độ sánh, dẻo cho món ăn.
5.2. Cách nấu mì tôm cho bé sốt cà chua và thịt bò bằm
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Mì ăn dặm: 20g
-
Thịt bò: 40g
-
Hành tây: ¼ củ
-
Cà chua: 01 quả
-
Sốt cà chua cô đặc: 3 muỗng
-
Bơ, húng quế, hương thảo, phô mai dạng lát hoặc bào sợi
Cách nấu mì tôm cho bé sốt cà chua và thịt bò bằm:
-
Luộc mì chín mềm sau đó vớt ra và để ráo.
- Xay các nguyên liệu hành tây, cà chua, húng quế và hương thảo. Thịt băm nhỏ.
-
Cho bơ vào làm nóng chảo, sau đó cho hỗn hợp vừa xay vào đảo qua 2 phút. Tiếp đến cho thịt bò vào xào trong vòng 1 phút.
- Thêm 3 muỗng sốt cà chua vào đun tiếp khoảng 2 phút là xong.
-
Đổ nước sốt vừa đun vào mì, thêm phô mai rồi cho bé thưởng thức.
5.3. Cách nấu mì tôm cho bé – Mì somen bí đỏ và cá thác lác
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Cá thác lác: 50g
-
Bí đỏ: 1 miếng
-
Mì somen: 30g
Cách chế biến
-
Luộc mì somen đã chuẩn bị trong vòng 5 phút rồi vớt ra.
- Cắt nhỏ bí đỏ và xào sơ qua với bơ hoặc dầu ăn dặm cho bé.
- Cho khoảng 120ml nước vào hỗn hợp vừa xào, khi bí đỏ chín nhừ thì cho thêm cá thác lác vào đun đến khi chín thì tắt bếp.
-
Đổ hỗn hợp nước dùng này vào mì somen và cho bé thưởng thức.
5.4. Cách nấu mì tôm cho bé – Mì spaghetti sốt cá hồi sữa
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Cá hồi: 30g
-
Hành tây: 20g
-
Mì spaghetti: 20g
-
Đậu Hà Lan: 10g
-
Sữa tươi không đường: 10ml
Cách chế biến:
-
Rửa sạch nguyên liệu, sau đó băm nhỏ hành tây và đậu Hà Lan.
- Luộc mì spaghetti đã chuẩn bị trong vòng 8 – 9 phút rồi vớt ra để ráo nước.
- Ngâm cá hồi với sữa tươi không đường khoảng 10 – 15 phút, sau đó vớt ra rồi thấm vào khăn cho khô sữa.
- Băm nhỏ cá hồi, sau đó xào với dầu ăn khoảng 2 phút. Tiếp theo cho thêm hành tây xào tiếp khoảng 3 phút.
- Trộn đều tất cả hỗn hợp với mì spaghetti và cho bé thưởng thức.
5.5. Cách nấu mì tôm cho bé – Mì Anpaso cho bé
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Mì ăn dặm Anpaso
-
Nước dùng yêu thích từ gà, bò, heo, sốt trứng cà chua,…
Cách chế biến
-
Chuẩn bị một nồi nước luộc mì, thêm chút muối và dầu ăn để khi luộc không bị dính sợi mì cũng như giúp cho mì có vị đậm đà hơn.
-
Đợi nước sôi sau đó cho mì vào và đun trong khoảng 4 – 5 phút với lửa nhỏ.
- Ăn thử 1 – 2 cọng mì để kiểm tra độ chín và độ dai của sợi mì, không nên luộc mì quá chín vì khi đổ nước dùng nóng vào sẽ làm nhũn sợi mì
-
Vớt mì ra và xả qua nước lạnh, sau đó có thể cắt nhỏ sợi mì theo độ dài mẹ mong muốn. Tiếp đến là chế biến mì với các món sốt hoặc nước dùng yêu thích.
5.6. Cách nấu mì tôm cho bé – Mì somen với cải thảo, hành tây và cà chua
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Mì somen: 20g
-
Cải thảo
-
Cà chua
-
Hành tây
-
Ức gà
Cách nấu mì tôm cho bé:
-
Rửa sạch gà, đem luộc rồi xay nhuyễn.
- Cà chua rửa sạch, đem trần để bóc vỏ cho dễ. Sau đó đem thái nhuyễn.
-
Cải thảo chọn lấy phần lá mềm, rửa sạch, luộc chín rồi thái nhỏ.
-
Bóc vỏ hành tây, rửa sạch rồi đem xay nhỏ.
- Luộc chín mì somen trong vòng 4 phút với nước luộc gà.
-
Cho các nguyên liệu ra bát, trộn đều rồi cho bé thưởng thức.
6. Một số lưu ý khi cho bé ăn mì ăn dặm
Dưới đây là một số lưu ý cho các mẹ khi chế biến và sử dụng mì ăn dặm cho bé:
-
Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn dặm được khuyến cáo là từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên cân nhắc đến các yếu tố như khả năng ngồi vững, quay đầu đi nơi khác và bé đã có khả năng nhai nuốt thức ăn chưa.
-
Dù bắt đầu cho con tập ăn dặm mì nhưng bé vẫn cần bổ sung sữa mẹ hoặc sữa bột. Bởi đây là giai đoạn bé vẫn chưa thể nào quen hoàn toàn với các thức ăn rắn. Mẹ có thể xem xét trộn chung thực phẩm ăn dặm với sữa mẹ hoặc sữa bột để trẻ tập quen.
-
Khi nấu mì ăn dặm cho trẻ, mẹ nên kết hợp thêm với trái cây, rau quả, ngũ cốc, các loại thịt xay nhuyễn để món ăn thêm phần mới lại và ngon miệng.
-
Hạn chế sử dụng quá nhiều gia vị như muối, đường, bột ngọt, xì dầu,… hoặc các thực phẩm khó tiêu hoặc dễ gây dị ứng. Nếu thức ăn quá nhạt, mẹ có thể thêm một ít nước mắm riêng dành cho bé.
-
Cần bổ sung đầy đủ chất cho trẻ em, bên cạnh đó cần chú trọng hơn vào công đoạn sơ chế và nấu thực phẩm để hạn chế tình trạng hao hụt dinh dưỡng ở trẻ.
-
Nếu sử dụng lò vi sóng để luộc mì, mẹ cần lưu ý sử dụng loại bát sứ hoặc thuỷ tinh chịu được nhiệt. Ngoài ra, mức nhiệt phù hợp nhất để làm chín mì là 500W, bật lò trong vòng 8 phút.
Với cách nấu mì tôm cho bé ăn dặm đơn giản và dễ dàng, mẹ có thể tự tin nấu món này cho bé yêu, giúp bé tăng cân đều và khỏe mạnh. Món mì tôm chắc chắn sẽ là một lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn ăn dặm của bé, đem đến cho bé những bữa ăn ngon miệng và bổ dưỡng.