Bánh chưng tuy là món ngon nhưng Tết có quá nhiều đồ ăn nên hiếm khi được chú ý. Vậy cách bảo quản bánh chưng như thế nào để giữ được lâu hơn mà vẫn đảm bảo an toàn? Kéo dài Xuân sang chỉ với mẹo này sẽ giúp bánh chưng bảo quản lên tới 1 tháng mà vẫn giữ được hương vị của Tết.
1. Bánh chưng, bánh tét để được trong bao lâu?
Một trong những món ăn mang đậm hương vị ngày Tết là bánh chưng và bánh tét. Vậy bạn có biết bánh chưng để được bao nhiêu ngày không? Thông thường, nếu bảo quản bánh ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp sẽ để được từ 2-3 ngày. Đặc biệt bạn nên treo bánh chưng, bánh tét hoặc dựng đứng lên giúp giữ nhiệt độ khô thoáng hơn nhé.
Nếu lo lắng khi để bên ngoài bị côn trùng ăn, bạn có thể cho vào tủ lạnh, điều này sẽ giúp kéo dài thời gian bảo quản từ 10 đến 15 ngày. Khi ăn chỉ cần lấy ra hấp hoặc rán lại cho đến khi mềm mịn hoặc vàng đối với chiên dầu thì dừng lại.
2. Bật mí các yếu tố giúp bảo quản bánh chưng, bánh tét được lâu hơn
Dù có cách bảo quản bánh chưng kỹ lưỡng đến mấy mà bỏ qua 4 yếu tố này thì qua 3-4 ngày bánh đã có dấu hiệu hỏng mốc.
2.1. Chuẩn bị thật sạch lá gói bánh
Bụi bẩn là nguyên nhân chính dẫn đến bánh nhanh bị mốc chua, hư hỏng. Vì vậy, trước khi gói bánh bạn cần rửa lá bánh rồi lau khô bằng khăn sạch. Sau đó, bạn đem lá chần qua nước nóng một lần để loại bỏ hết vi khuẩn, điều này sẽ giúp bánh để được lâu hơn.
2.2. Bánh cần được rửa sạch lại sau khi chín
Khi bánh đã luộc xong, bạn nên ngâm bánh và rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ các chất bẩn, đặc biệt là nhựa tiết ra từ lá hoặc nếp. Ngoài ra, bạn nên treo ở nơi thoáng mát để bánh khô hoàn toàn tránh còn đọng lại nước.
2.3. Gói bánh vừa phải, không quá chặt cũng không quá lỏng
Một điều quan trọng cần phải lưu ý, bánh cần được gói vừa phải thoải mái, không quá chặt cũng không quá lỏng. Nếu gói bánh quá chặt sẽ dễ bị dính, bánh dễ bị nứt và tràn ra ngoài lá, điều này sẽ đẩy mạnh tăng trưởng của nấm mốc. Nếu gói bánh quá lỏng, bên trong sẽ còn dư nhiều khoảng trống và khi nấu nước sẽ tràn vào khiến thành phẩm không như mong đợi.
2.4. Nấu bánh chưng thật kỹ
Luộc bánh không chỉ giúp bánh mềm, thơm ngon hơn mà còn hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Chính vì thế, thời gian bảo quản bánh cũng giữ được lâu hơn đấy.
3. Cách bảo quản bánh chưng lâu hư đơn giản, hiệu quả
Một trong những vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu mỗi dịp Tết là không biết cách bảo quản bánh chưng được lâu khiến bánh bị ôi thiu, mất hương vị hoặc bị mốc. Để giải quyết vấn đề này, các bạn hãy tham khảo ngay những cách bảo quản bánh chưng bánh tét được lâu siêu hiệu quả dưới đây nhé.
3.1. Cách bảo quản bánh chưng ở nhiệt độ thường
Thời xưa, người ta đã biết lợi dụng thời tiết để bảo quản bánh chưng ăn được lâu hơn, để qua Tết mà không sợ bị hư. Tuy nhiên, để đảm bảo điều này, bạn phải đáp ứng các yếu tố ở trên để bảo quản bánh lâu hơn, thậm chí là lên tới 10 ngày.
3.2. Cách bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh không hư
Áp dụng cách bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh để giữ bánh chưng tươi ngon tới 15 ngày. Trong quá trình bảo quản trong tủ lạnh, bánh chưng thường có dấu hiệu bị cứng nhưng bạn đừng quá lo lắng. Khi muốn ăn, bạn chỉ cần lấy bánh ra hấp khoảng 15 – 30 phút là có thể ăn được, điều này sẽ không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ.
3.3. Cách bảo quản bánh chưng trong ngăn đá chống mốc
Một phương pháp bảo quản bánh chưng còn dư rất hiệu quả khác đó là bỏ trong ngăn đá tủ lạnh. Cách làm này tuy hâm nóng bánh lâu nhưng lại có ưu điểm lớn là bảo quản bánh chưng được rất lâu, có thể ăn cả tháng mà không sợ bị ôi thiu đấy các bạn.
3.4. Cách bảo quản bánh chưng hút chân không
Tuy cách bảo quản này cũng để ngoài nhiệt độ thường nhưng sẽ được hút chân không, điều này giúp vi khuẩn không sinh sổi nảy nở và thời gian bảo quản có thể lên tới 12 – 15 ngày.
Bánh khô ráo thì cho vào túi zip, dùng máy hút bụi hoặc nhúng bánh vào xô nước để đẩy hết không khí ra ngoài rồi đóng kín túi lại. Sau khi hút chân không, bánh có thể để ở điều kiện bình thường hoặc bảo quản trong tủ lạnh mà không sợ bị hư.
Xem thêm: Bật Mí Cách Nấu Xôi Nếp Cẩm Hạt Căng Mẩy, Bảo Quản Được Lâu Trong Ngày Tết
4. Những lưu ý khi bảo quản bánh chưng để dùng xuyên Tết và an toàn hơn
Bên cạnh những phương pháp bảo quản bánh chưng được giới thiệu ở trên, bạn cũng cần lưu ý những điều sau để bánh có thể ăn được lâu và bảo quản hiệu quả mà không mất đi hương vị thơm ngon:
-
Bạn nên dùng dây thừng, dây lạt hoặc dao sạch để cắt bánh tránh phần dư còn lại bị vi khuẩn xâm nhập.
-
Bạn nên kiểm tra bánh thường xuyên vì thời gian bảo quản bánh chưng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại gạo, lá gói,…
-
Nếu nhận thấy bánh bị khô và cứng ở một số chỗ thì bạn nên hấp bánh lại cho chín kỹ hoặc chế biến bằng các phương pháp khác như chiên, rán,… sẽ ngon hơn.
5. Bánh chưng bảo quản trong tủ lạnh cả tháng có nên ăn?
Bánh chưng để trong tủ lạnh 3-4 tuần vẫn có thể ăn được nếu bảo quản trong nhiệt độ duy trì là 4 độ. Tuy nhiên, nếu bánh có dấu hiệu như bị chảy nước, có mùi ôi chua, vỏ bánh nhầy nhụa thì không nên chế biến nữa mà phải vứt đi do vi khuẩn xâm nhập đã làm hư bánh.
Trên thực tế, bất kỳ thực phẩm nào, không riêng gì bánh chưng để trong tủ lạnh quá lâu sẽ làm thay đổi thành phần của món ăn. Bánh không có dấu hiệu ôi thiu nhưng chế biến lại hương vị sẽ không ngon như ban đầu. Tốt nhất là bạn nên cố gắng ăn hết sớm, đừng để quá lâu tránh dẫn đến hệ lụy không đáng có.
6. Cách chế biến bánh chưng bảo quản quá lâu thành món ăn ngon miệng mà vẫn an toàn
Bên cạnh các cách bảo quản bánh chưng, nhiều người cũng thắc mắc nên chế biến món ăn như thế nào để đảm bảo ngon miệng khi để bánh quá lâu. Dưới đây là hai cách nấu món ăn từ bánh chưng được bảo quản trong tủ lạnh thơm ngon mà vẫn đảm bảo an toàn.
6.1. Hướng dẫn hấp lại bánh chưng bằng nồi cơm điện
Ngày nay, ngoài việc nấu cơm, chiếc nồi cơm điện nhỏ xinh tại nhà còn có vô số công dụng thần kỳ khác. Do đó, nếu trong dịp Tết, nhà bạn đang có bánh chưng đang bảo quản quá lâu thì hãy đem đi hấp lại bằng nồi cơm điện chỉ với vài bước đơn giản.
-
Bước 1: Lấy bánh chưng trong tủ lạnh ra và để nguội khoảng 30 phút rồi mới đem đi hấp.
-
Bước 2: Đổ nước vừa đủ 1/3 thể tích nồi cơm điện.
-
Bước 3: Cho bánh chưng vào xửng hấp rồi bỏ trong nồi cơm điện.
-
Bước 4: Đối với nồi cơm điện thông minh, bạn chỉ cần chọn chế độ nấu và điều chỉnh thời gian thích hợp rồi đợi đến khi bánh nóng. Đối với nồi cơm điện truyền thống, bạn bật công tắc nấu và khi nấu xong thì để chế độ hâm nóng khoảng 10 phút thì mới được thưởng thức bạn nhé.
6.2. Hướng dẫn chiên bánh chưng bằng nước
Chiên bánh chưng với nước là cách làm bánh độc đáo nhưng kết quả lại rất mãn nhãn khiến ai cũng phải trầm trồ. Do đó, nếu bánh đã để quá lâu thì bạn nên áp dụng cách nấu này thành món tráng miệng hấp dẫn ngày Tết.
-
Bước 1: Chuẩn bị một chiếc chảo chống dính, nếu không có thì dùng chảo có đáy nồi trũng sâu.
-
Bước 2: Đem bánh chưng ra rã đông và cắt thành từng miếng nhỏ, mỏng sao cho chiều cao của bánh chỉ bằng 1/3 cạnh chảo.
-
Bước 3: Xếp bánh lên chảo và đổ nước lọc chỉ vừa ngập mặt bánh là được.
-
Bước 4: Bật bếp ở lửa lớn và bắt đầu đun sôi nước cho đến khi nước gần cạn thì giảm lửa xuống mức lửa vừa, sau đó chiên cho đến khi vàng đều hai mặt.
-
Bước 5: Lấy bánh ra dĩa kèm với chút dưa cải, củ kiệu và thưởng thức.
Tuy nhiên, nếu bạn là người thích ăn đậm đà, giòn giòn vui miệng thì nên rán bánh chưng bằng dầu. Nhìn chung, dù chế biến bằng phương pháp nào cũng phải đảm bảo bánh còn sử dụng được, tránh ăn phải bánh hư dẫn đến tình trạng nghiêm trọng.
7. Xử lý như thế nào khi bánh chưng có dấu hiệu hư mốc, ôi chua?
Bánh chưng, bánh tét là loại thực phẩm có độ ẩm cao, giàu chất dinh dưỡng nên rất dễ thu hút sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn. Khi phát hiện nấm mốc trên lá, bạn cần loại bỏ sớm lớp lá già bên ngoài, sau đó bọc lại bằng lớp vỏ mới và luộc bánh thêm một lần nữa. Phương pháp này giúp khử trùng bánh đồng thời loại bỏ nguy cơ nhiễm nấm mốc và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào bánh.
Trường hợp bánh đã bị mốc, tốt nhất bạn nên cắt bỏ phần bị hư và chiên ngay phần ăn được. Không nên để quá lâu vì lúc này bánh sẽ không còn ngon và dễ tích tụ độc tố gây ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, dù có bao nhiêu cách bảo quản bánh chưng đã bóc thì cũng nên sử dụng nhanh nhất tránh để lâu rồi ăn phải chỗ vi khuẩn xâm nhập dẫn đến tình trạng tồi tệ.
Các cách bảo quản bánh chưng đều sẽ giúp bánh lâu hỏng và thơm ngon trong suốt dịp Tết. Tuy nhiên, dù có bảo quản tốt đến mấy, các thành phần bên trong bánh cũng sẽ thay đổi, do đó mà nên xử lý nhanh nhất có thể tránh bị ngộ độc thức ăn. Nếu quá chán bánh chưng bình thường thì có thể biến tấu bằng cách rán với dầu hoặc nấu cháo thơm ngon bổ dưỡng chống ngán mấy ngày Tết bạn nhé.
Xem thêm: Bắt Trend Ngay Cách Nấu Cháo Bánh Chưng Cực Kỳ Mới Lạ
bánh chưng