Bí quyết đơn giản trong cách làm nha đam nấu chè vẫn giữ được chất dinh dưỡng mà không bị đắng được đầu bếp hướng dẫn chi tiết. Biết được điều này, bạn sẽ được trải nghiệm hương vị giòn dai, tinh tế và an toàn cho sức khỏe, đưa trải nghiệm chè nha đam tự nấu lên một tầm cao mới.
1. Những lợi ích của nha đam đối với sức khỏe
Nha đam không chỉ nổi tiếng là thực phẩm thanh mát mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn là nguyên liệu làm đẹp được nhiều người ưa chuộng. Một số lợi ích nổi bật phải kể đến như:
- Cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa.
- Hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng ổn định.
- Tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể đề kháng với bệnh tật.
- Cung cấp các dưỡng chất quan trọng như vitamin C, vitamin E, và axit folic.
- Hỗ trợ tiêu hóa và giảm tình trạng tắc nghẽn.
- Có tác dụng chống vi khuẩn và vi-rút.
Với những lợi ích trên, nha đam được nhiều người yêu thích, lựa chọn để chế biến một số món. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm nha đam nấu chè sao cho sạch nhựa, giòn ngon.
2. Hướng dẫn cách chọn nha đam để nấu chè
Chọn đúng loại nha đam là nền tảng cơ bản trong hướng dẫn cách làm nha đam nấu chè không bị đắng. Khi mua nha đam, bạn có thể tham khảo một số cách như:
-
Chọn nha đam tươi: Các lá nha đam tươi sẽ có màu sắc tươi tắn, tự nhiên, không bị bong tróc hoặc có các vết thương, bầm đen ở ngoài.
-
Dáng vẻ lá nha đam: những lá nha đam có độ tròn, dày và đầy đặn sẽ là những lá có thịt nhiều và căng mọng. Tránh chọn những lá nha đam bẹp hoặc co rúm sẽ không có thịt hoặc là nha đam bị héo, không đảm bảo.
-
Mùi hương: Bạn có thể đưa lá nha đam lên mũi ngửi qua, lá nha đam tươi sẽ có mùi ngọt thoang thoảng tự nhiên. Lá nha đam lâu ngày hoặc hỏng sẽ có mùi chua và chất nhầy tiết ra rất nhiều
-
Trạng thái bên trong: Nhẹ nhàng bóp nhẹ nha đam để kiểm tra độ giòn và độ đàn hồi của thịt nha đam. Nếu khi bạn chỉ dùng lực tay ấn nhẹ, nha đam lún sâu và không đàn hồi, đây là dấu hiệu của lá nha đam đã được thu hoạch từ lâu, không tươi ngon
Ngoài những lưu ý khi chọn nha đam ở trên, bạn cũng nên biết được mùa hè là thời điểm thu hoạch nha đam. Vậy nên, bạn nên ưu tiên mua và nấu chè nha đam ở mùa hè để ngon nhất và món chè đạt chất lượng nhất.
3. Học ngay cách làm nha đam nấu chè không đắng
Thành công lớn nhất khi nấu chè có nha đam là chính là nha đam không bị đắng, hết chất nhầy và giữ được độ giòn của nha đam. Để làm được điều đó, quy trình sơ chế nha đam bạn cần thật cẩn thận và có thể tham khảo các cách làm nha đam nấu chè không đắng ngay bên dưới:
3.1. Cách làm nha đam nấu chè không đắng bằng đường
Với phương pháp sơ chế nha đam bằng đường, nguyên liệu chuẩn bị bạn chỉ cần đường trắng tinh luyện và nước lọc để ngâm là đủ.
Nha đam khi mua về, dùng dao rọc bỏ vỏ xanh bên ngoài, chỉ giữ lại phần thịt trắng bên trong. Cắt nha đam thành những miếng nhỏ hình hạt lựu và cho vào tô rửa sạch cùng nước lọc.
Sau khi rửa qua nhiều lần nước sạch, trộn nha đam cùng đường và chà xát thật nhẹ ở bề mặt bên ngoài để nha đam ra hết chất nhầy. Liên tục lặp lại từ 5 – 7 lần, đến khi bạn thấy nha đam đã hết ra nhầy thì rửa sạch một lần nữa với nước và để ráo, nấu chè.
Với cách làm nha đam nấu chè không bị đắng bằng đường, bạn nên nấu chè ngay, không nên để lâu vì nha đam sẽ bị bủn và nát.
3.2. Cách làm nha đam nấu chè không đắng bằng muối
Tương tự cách làm nha đam nấu chè không đắng bằng đường, lá nha đam tươi khi mua về, sơ chế lớp vỏ bên ngoài và thái hạt lựu.
Cho phần nha đam vào tô, thêm muối và một ít chanh vào, chà xát nhẹ để loại bỏ nhớt. Sau mỗi lần chà với muối, bạn nên nhanh chóng rửa sạch lại với nước để thịt nha đam không bị ngấm mặn. Thực hiện việc chà muối khoảng 3 – 5 lần để loại bỏ hoàn toàn chất nhầy.
Chuẩn bị một nồi nước đun sôi, cho nha đam vào chần sơ và vớt lên ngâm lại với nước đá để nha đam loại bỏ hoàn toàn độ nhớt và nha đam vẫn còn giòn.
Lưu ý: Quá trình chà xát nha đam với muối nên diễn ra nhanh chóng từ 1 – 2 phút mỗi lần, không nên ngâm với muối quá lâu khiến nha đam bị mặn và mất đi độ ngọt tự nhiên ban đầu của nha đam.
3.3. Cách làm nha đam nấu chè giòn ngon với nước đá
Tuy việc làm nha đam không bị đắng đã được giải quyết bằng đường và muối như trên. Nhưng vẫn có nhiều người khi nấu chè, nha đam lại bị mềm, bủn và không còn giòn và trắng đẹp.
Nên lưu ý, khi sơ chế nha đam xong, sau khi chần sơ cùng nước sôi, bạn nên cho nha đam ngâm kỹ trong đá ít nhất 2 phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể không cần phải chần sơ nha đam với nước sôi, sau khi đã làm sạch nhớt bằng đường và muối, bạn có thể rửa lại với nước sạch và mang ngâm trực tiếp với đá khoảng 3 phút.
4. Một số món chè ngon từ nha đam
Với cách làm nha đam nấu chè không bị đắng và giòn ngon như ở trên, bạn đã có được một nguyên liệu hoàn hảo để ra các món chè ngon đặc sắc khác.
4.1. Chè nha đam táo đỏ nhãn nhục thanh mát, bổ dưỡng
Chè nha đam táo đỏ nhãn nhục vô cùng bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, rất được ưa chuộng và thường dùng để giải nhiệt vào những ngày nắng nóng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
300g nha đam
-
50g táo đỏ
-
50g nhãn nhục
-
150g đường phèn
-
1000ml nước lọc
-
1 bó lá dứa nhỏ
Cách nấu chè nha đam táo đỏ nhãn nhục:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Dựa trên cách làm nha đam nấu chè đã hướng dẫn ở trên, sơ chế nha đam và để ráo nước.
- Táo đỏ khô khi mua về, rửa sạch và ngâm trong nước khoảng 15 phút để táo nở đều.
Bước 2: Nấu chè nha đam táo đỏ nhãn nhục
- Đun 1000ml nước ở lửa lớn, cho đường phèn và lá dứa vào và khuấy đều đến khi sôi thì hạ lửa, cho táo đỏ, nhãn nhục vào nấu sôi khoảng 10 phút.
- Vớt lá dứa và cho nha đam vào nấu chín thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp, để nguội.
Lưu ý: Bạn có thể thêm một ít muối vào chè để hương vị được trung hòa hơn.
Thành phẩm:
Chè nha đam táo đỏ nhãn nhục có vị thơm và ngọt đặc biệt từ các nguyên liệu như táo đỏ, nhãn nhục và sự tươi mát từ nha đam. Khi dùng, bạn có thể thêm một ít đá viên vào ăn cùng.
4.2. Chè nha đam cùng đậu xanh thanh mát
Chè nha đam đậu xanh với vị nổi bật của đậu xanh bùi bùi, nha đam giòn giòn đi cùng nước cốt dừa ngọt lịm sẽ là món ăn bổ dưỡng mà bạn nên bổ sung vào thực đơn tráng miệng của gia đình.
Nguyên liệu nấu chè nha đam đậu xanh:
-
350g nha đam đã làm sạch
-
200g đậu xanh bóc vỏ
-
50g bột sắn dây
-
200ml nước cốt dừa
-
300g đường phèn
-
¼ muỗi muối
Cách nấu chè nha đam đậu xanh:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Để món chè hoàn hảo nhất, nha đam bạn phải làm sạch với công thức dựa trên cách làm nha đam nấu chè đã hướng dẫn ở trên.
- Đậu xanh mua về, rửa sạch và ngâm cùng nước lọc khoảng 3 – 4 tiếng để đậu được nở đều.
Bước 2: Nấu chè nha đam đậu xanh
- Cho 200g đậu xanh bóc vỏ đã ngâm vào cùng 1 lít nước lọc, đun sôi ở lửa nhỏ để đậu được chín mềm đều.
- Sau khi đậu đã chín, cho đường và bột sắn dây đã chuẩn bị sẵn vào khuấy đều đến khi hỗn hợp sệt lại.
- Sau cùng, cho phần nha đam đã làm sạch vào, khuấy đều và nấu sôi thêm một lần nữa rồi tắt bếp, để nguội.
Lưu ý: Khi nấu, bạn nên thường xuyên vớt bọt và khuấy chè theo một chiều để đậu và nha đam không bị nát.
Bước 3: Nấu nước cốt dừa
- Nước cốt dừa tươi khi mua về, đun sôi trên lửa nhỏ và cho thêm bột sắn dây, đường vào để nước cốt dừa đặc lại và thơm ngon hơn.
Thưởng thức thành phẩm:
Theo hướng dẫn từ cách làm nha đam nấu chè đậu xanh, bạn đã có được thành phẩm món chè vừa ngon lại vừa tốt cho sức khỏe. Múc chè ra tô hoặc ly, cho thêm nước cốt dừa đã nấu lên trên, thưởng thức cùng đá hoặc dùng nóng đều ngon.
Nha đam trong chè như một loại topping giúp món chè đỡ ngấy và thơm ngon, hấp dẫn hơn rất nhiều.
Xem thêm: Cách nấu chè mè đen bột sẵn dây cực đơn giản, vụng đến mấy cũng có thể làm được
4.3. Chè nha đam hạt sen thơm mát
Vào những ngày oi bức, chỉ cần một chén chè nha đam hạt sen thơm ngát sẽ giúp bạn thanh mát từ trong ra ngoài cơ thể.
Nguyên liệu chế biến:
-
350g nha đam đã làm sạch
-
150g hạt sen tươi
-
50g nhãn nhục
-
200g đường phèn
-
1 bó lá dứa nhỏ
Cách nấu chè nha đam cùng hạt sen:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Hạt sen khi mua về, loại bỏ tim sen bên trong và ngâm với nước lọc khoảng 15 phút.
- Nha đam dựa trên cách làm nha đam nấu chè không bị đắng ở trên để chế biến.
Bước 2: Nấu chè nha đam, hạt sen
- Đun sôi khoảng 1,2 lít nước cùng 1 bó lá dứa đã rửa sạch, sau đó bỏ hạt sen vào nồi, nấu trên lửa vừa khoảng 10 – 15 phút là hạt sen chín mềm.
- Tiếp theo, vớt lá dứa ra ngoài, cho đường phèn vào khuấy đều và cho nha đam vào đun sôi thêm khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp. Bạn nên cho ¼ muỗng cà phê muối để chè được đậm vị.
Thành phẩm
Chỉ với 2 bước hướng dẫn đơn giản như trên, đặc biệt là bước sơ chế trong cách làm nha đam nấu chè không đắng, giòn, bạn đã có ngay cho mình món chè nha đam hạt sen thanh mát cho ngày nắng nóng. Chè nha đam hạt sen ngon nhất nếu bạn cho thêm và viên đá lạnh và thưởng thức cùng.
5. Những lưu ý khi sử dụng nha đam nấu chè
Trong quá trình sử dụng nha đam nấu chè, bạn cần lưu ý các điểm sau để đảm bảo chè luôn ngon miệng và an toàn cho sức khỏe:
-
Kiểm tra nha đam: Trước khi sử dụng, nên kiểm tra nha đam cẩn thận để đảm bảo chúng không có vết thương, nấu mốc hoặc dấu hiệu của sự hỏng hóc.
-
Bảo quản đúng cách: Nếu bạn không sử dụng hết nha đam sau khi sơ chế, hãy bảo quản nó trong tủ lạnh để luôn giữ được độ tươi ngon và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn
-
Chế biến đúng cách: Cách làm nha đam nấu chè không đắng và giữ được độ giòn đóng vai trò cần thiết để đảm bảo nha đam ở trạng thái ngon và tốt nhất.
Dựa trên cách làm nha đam nấu chè không bị đắng như hướng dẫn ở trên, nha đam đã không còn là nỗi ám ảnh khi sơ chế hoặc chế biến. Hãy tạo ra những món chè ngon từ nha đam và tận hưởng cùng bạn bè và người thân ngay nhé!