Cách nấu cháo cá chép đậu xanh không phải ai cũng biết. Đây là món cháo dành cho mẹ bầu tẩm bổ, giúp thai nhi nhận được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ, từ đó phát triển khỏe mạnh. Các mẹ, các anh chồng đừng quên lưu lại ngay công thức này để cả nhà hạnh phúc, mẹ tròn con vuông nhé.
1. Lợi ích của cá chép đậu xanh đối với bà bầu
Theo kinh nghiệm của dân gian cho rằng, cách nấu cháo cá chép đậu xanh cho bà bầu ăn có thể giúp bé khi được sinh ra có một làn da trắng mịn, môi đỏ và cực kỳ thông minh.
Cá chép còn được biết đến như một vị thuốc giúp chữa ho, lợi tiểu, tiêu phù và thông tắc tuyến sữa cho các bà mẹ đang cho con bú.
Ngoài ra, đậu xanh cũng là một loại nguyên liệu cũng rất tốt đối với sức khỏe mẹ bầu. Theo như đông y cho rằng, đậu xanh có vị ngọt, tính lương, có tác dụng thanh mát, giải độc, hạ mỡ máu, hạ đường huyết. Còn theo Tây y cho rằng, đậu xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, cung cấp năng lượng, bổ máu, chống loãng xương, ngăn ngừa táo bón thai kỳ,…
Xem thêm: 9 cách nấu cháo cá thu cho bé làm là thành công mẹ yên tâm con tăng cần đều
2. Thời điểm vàng để mẹ bầu ăn cháo cá chép đậu xanh
Thời điểm vàng để mẹ bầu ăn cháo cá chép đậu xanh vừa tốt cho sức khỏe lại vừa tốt cho thai nhi gồm các thời điểm sau đây:
-
3 tháng đầu của thai kỳ: Theo như kinh nghiêm dân gian để lại cho biết, thời điểm vàng để bà bầu ăn cháo cá chép đậu xanh đó là vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Khi đó, mọi tế bào thai nhi đều đang trong giai đoạn hình thành cấu trúc và các cơ quan quan trọng nên sẽ dễ dàng hấp thu chất bổ từ cá chép hơn.
-
Ăn cháo cá chép đậu xanh vào buổi sáng: Bởi vì sau một đêm dài chìm trong giấc ngủ, dạ dày của các mẹ đã tiêu hóa hết lượng thức ăn tối hôm trước. Chính vì thế, một tô cháo cá chép đậu xanh sẽ giúp bà bầu nạp lại năng lượng để nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn.
-
Ăn cháo cá chép vào giữa 2 bữa chính: Vào giữa 2 bữa ăn chính, bà bầu có thể ăn thêm một bát cháo cá chép để bổ sung năng lượng cho cơ thể sau một khoảng thời gian làm việc. Một tô cháo nhỏ sẽ giúp bà bầu nạp lại năng lượng, đồng thời cũng cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
-
Ăn cháo vào buổi khuya: Trước khi đi ngủ cũng là một thời điểm vàng để thưởng thức một bát cháo cá chép thơm ngon. Vào thời điểm này, cơ thể có thể hấp thu các chất dinh dưỡng có trong cháo cá chép đậu xanh một cách trọn vẹn trong lúc đang sâu giấc, đồng thời cũng giúp các mẹ ấm bụng và giấc ngủ trở nên ngon hơn.
3. Cách nấu cháo cá chép đậu xanh
3.1. Các nguyên liệu để thực hiện cách nấu cháo cá chép đậu xanh
-
Cá chép: 1 con (khoảng 750 gam)
-
Gạo tẻ: 100 gam
-
Gạo nếp: 50 gam
-
Đậu xanh: 50 gam
-
Hành lá: 3 nhánh
-
Ngò rí: 5 cây
-
Gừng củ: 1 củ
-
Chanh: 1 trái
-
Ớt: 2 trái
-
Tỏi: 3 tép
-
Hành tím: 2 củ
-
Dầu ăn: 2 thìa canh
-
Nước mắm: 3 thìa canh
-
Hạt nêm: 3/2 thìa cà phê
-
Muối và tiêu: 1 ít
3.2. Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon, bổ dưỡng
- Cách chọn mua cá chép tươi ngon để thực hiện cách nấu cháo cá chép đậu xanh
- Bạn nên chọn mua những con cá chép vẫn còn sống, đầy đặn.
- Chọn những con cá có phần vảy màu xám đậm vì đây là cá chép sông, sẽ ngon hơn cá chép nuôi.
- Không nên mua những con cá chép trứng vì chúng sẽ gầy, phần thịt sẽ không còn được ngon nữa.
Cách chọn mua đậu xanh ngon để thực hiện cách nấu cháo cá chép đậu xanh
- Bạn nên chọn đậu xanh đều màu, màu sắc sáng bóng, có mùi thơm tự nhiên của đậu xanh. Bạn cũng có thể bấm ngón tay vào hạt đậu để kiểm tra độ mẩy của đậu, nếu hạt đậu giòn, dễ vỡ nhưng không tạo ra nhiều vụ nhỏ thì đó chính là đậu xanh ngon. Đậu xanh mới thường sẽ có mùi thơm nhẹ đặc trưng.
- Bạn cũng không nên mua đậu có mùi ẩm mốc hoặc mùi lạ, không chọn đậu có nốt đen, xỉn màu, các hạt to nhỏ không đều nhau đặc biệt không mua đậu xanh đã có hiện tượng bị mối mọt, hay bị sạn đen.
3.3. Các bước thực hiện cách nấu cháo cá chép đậu xanh
Bước 1: Sơ chế cá chép
- Cá chép sau khi mua về bạn làm sạch vẩy, cắt bỏ hết phần nội tạng và cạo sạch lớp da đen ở bên trong bụng cá.
- Tiếp theo, để loại bỏ hết phần nhớt của cá, bạn giã một củ gừng rồi pha với một ít nước ấm, trà xát cá với phần nước gừng cùng với muối để làm sạch.
- Sau cùng, rửa lại cá chép bằng nước sạch và cắt thành từng khúc nhỏ.
Mẹo sơ chế cá chép để không bị tanh
-
Để cá chép không bị tanh, bạn dùng muối chà xát toàn thân cá trong khoảng 2 phút, sau đó rửa lại với nước sạch.
-
Bạn cùng có thể ngâm cá trong hỗn hợp nước muối pha loãng từ 10 đến 15 phút, sau đó rửa lại với nước sạch để khử mùi tanh của cá.
-
Hoặc là bạn ngâm cá trong nước vo gạo trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch. Nước vo gạo có công dụng khử mùi tanh của cá rất hiệu quả.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
- Trộn 100 gam gạo tẻ, 50 gam gạo nếp cùng với 40 gam đậu xanh rồi đem đi vo sạch, ngâm nước trong khoảng 40 phút để cho gạo nở mềm.
- Tiếp theo, bạn rửa sạch và cắt nhỏ hành lá, ngò rí cùng với ớt tươi.
- Với hành tím và tỏi, bạn đem đi bóc vỏ, rửa sạch rồi đem đi băm nhỏ.
Bước 3: Chiên và tách thịt cá
- Bắc một cái chảo lên bếp, cho vào chảo 2 thìa canh dầu ăn. Đợi dầu ăn nóng sôi thì cho cá vào chiên qua với ngọn lửa vừa phải trong vòng 3 phút.
- Sau đó, bạn tắt bếp và vớt cá ra. Chờ cho cá nguội bớt thì bạn tách phần riêng phần thịt cá ra.
Lưu ý: Bạn nhớ chú ý tách thịt cá thật kỹ để tránh xương nhỏ vẫn còn lẫn trong thịt.
Bước 4: Giã và lọc xương cá
Cho phần xương cá đã được tách thịt vào cối rồi dùng chày giã nhuyễn. Tiếp theo, đổ 500 ml nước sôi vào cối và khuấy đều, sau đó chắt lấy phần nước từ xương cá.
Bước 5: Cách nấu cháo cá chép đậu xanh
- Bạn vớt gạo và đậu xanh sau khi ngâm xong ra để ráo, sau đó cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Việc này sẽ giúp cháo nhanh chín hơn.
- Bạn tiếp tục cho hỗn hợp để xay vào nồi, cho thêm phần nước lọc cá vào nồi, thêm 1,5 lít nước nữa rồi bật bếp nấu.
- Tiếp đến, bạn nêm vào nồi cháo 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa canh nước mắm, cùng với ½ thìa cà phê tiêu. Tiếp tục nấu trong vòng 30 phút cho đến khi thấy hạt cháo nở mềm thì tắt bếp.
Bước 6: Xào thịt cá
Bắc tiếp chảo vừa chiên cá xong lên bếp, đợi cho đến khi dầu nóng thì cho hành tím, tỏi băm vào phi cho đến khi dậy mùi thơm.
Tiếp đến, bạn cho phần thịt cá vào xào rồi nêm thêm ½ thìa cà phê hạt nêm, ⅓ thìa cà phê tiêu xay, 1 thìa canh nước mắm. Điều chỉnh ngọn lửa vừa phải và xào cá trong vòng 3 phút, đến khi thấy cá dần khô lại thì tắt bếp.
Bước 7: Hoàn thành món ăn
Khi cháo đã chín nhừ, bạn múc cháo ra tô, cho thịt cá lên trên bề mặt, có thể thêm một chút hành ngò, ớt cắt lát vào cháo tùy vào sở thích mỗi người. Vậy là bạn đã hoàn thành cách nấu cháo cá chép đậu xanh rồi. Bạn cũng có thể rắc thêm một ít tiêu xay và vắt 1 xíu chanh vào cháo để thêm phần hấp dẫn hơn nhé!
3.4. Thưởng thức món cháo cá chép đậu xanh
Chỉ cần tốn một ít thời gian và 1 vài bước thao tác đơn giản là bạn đã hoàn thành cách nấu cháo cá chép đậu xanh hấp dẫn bổ dưỡng rồi. Món cháo là sự kết hợp của vị thanh từ cá chép, hòa quyện cùng mùi thơm từ đậu xanh đảm bảo tất cả thành viên trong gia đình bạn đều thích mê với món ăn này!
4. Một số chú ý khi mẹ bầu ăn cháo cá chép tẩm bổ
Khi ăn cháo cá chép đậu xanh, bà bầu nên chú ý những vấn đề sau đây:
- Sơ chế có chép đúng cách: Theo như một số lời truyền miệng cho rằng, chế biến cá chép không cần làm sạch ruột và gan mà chỉ cần rửa sơ qua là được. Điều này hoàn toàn không đúng, vì những bộ phận nội tạng của cá chứa rất nhiều vi khuẩn và sán có hại đến sức khỏe con người có thể gây: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng,… rất nguy hiểm đến sức khỏe của bà bầu và cả thai nhi.
- Tránh làm vỡ mật cá: Trong mật cá chứa rất nhiều Cyprinol Sulfate, đây là một chất độc dễ gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, trong quá trình chế biến, bạn cần tránh làm vỡ mật cá và cần loại bỏ, làm sạch trước khi chế biến thức ăn.
- Không nên dùng cá chép đông lạnh để nấu cháo: Vì hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong cá chép đông lạnh đã bị mất đi rất nhiều so với lúc cá còn tươi ngon.
- Hạn chế nêm quá nhiều muối: Vì nếu có quá nhiều muối trong thức ăn sẽ làm bà bầu dễ mắc một số bệnh như cao huyết áp, phù nề ở chân.
- Không nấu thịt cá cùng với thịt gà: Theo như đông y, thịt cá có vị ngọt tính lương, còn thịt gà có tính ôn. Vì vậy, banjkhông nên kết hợp 2 loại thực phẩm này lại cùng lúc. Nếu ăn 2 loại thức ăn này cùng lúc thì bà bầu rất dễ bị nổi mụn trứng cá trong khi mang thai.
- Không phối hợp cá chép với cam thảo: Cá chép khi dùng chung với cam thảo sẽ sinh ra độc tốc chết người. Vì vậy bạn không được kết hợp 2 loại này với nhau.
5. Các món ăn khác được làm từ cá chép bổ không kém
Ngoài cách nấu cháo cá chép đậu xanh thơm ngon, các bạn cũng có thể tham khảo thêm một số món ăn khác để tẩm bổ cho bà bầu, giúp an thai, tẩm bổ sau:
-
Cháo cá chép hạt sen giúp an thai
-
Cháo cá chép bí đỏ giúp tẩm bổ
-
Cháo cá chép nấu với nấm
-
Cháo cá chép nấu với đậu đỏ
-
Cháo cá chép nấu với gừng
Cách nấu cháo cá chép đậu xanh không hề khó, chỉ cần bạn dành ra một chút thời gian và một chút tỉ mỉ để chế biến cá là đã có ngay món cháo bồi bổ sức khỏe cho bà bầu, giúp cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi rồi. Còn chần chờ gì mà không vào bếp chế biến món ăn này ngay thôi và cho chúng tôi được biết kết quả nhé !
chè