Cách nấu chè bánh canh thơm lừng, chuẩn vị miền Tây khá đơn giản với những nguyên liệu quen thuộc. Món chè này khá đặc biệt bởi sự kết hợp giữa sợi bánh canh dai dai cùng vị ngọt thanh của đường thốt nốt. Vào bếp thực hiện ngay công thức để có được món tráng miệng ngon chuẩn vị.
1. Nguồn gốc của món chè bánh canh
Trước khi học cách nấu chè bánh canh, chúng ta cùng tìm hiểu một chút về nguồn gốc để biết rõ hơn món tráng miệng này. Chè bánh canh không xác định được nguồn gốc rõ ràng, tuy nhiên có khá nhiều ý kiến cho rằng món ăn này có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo một số tài liệu để lại, món tráng miệng này được du nhập vào Việt Nam từ thời nhà Nguyễn, khi người Hoa di cư đến miền Nam. Sau khi được du nhập, chè bánh canh được biến tấu lại cho hợp với khẩu vị của người Việt.
Sự kết hợp hài hòa của sợi bánh canh dai dai cùng nước cốt dừa béo ngậy và vị ngọt thanh của đường thốt nốt khiến người dùng mê mẩn. Món ăn này không chỉ được dùng phổ biến ở miền Tây mà còn ở nhiều tỉnh thành khác như: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang,… Bởi vừa ngon vừa rẻ mà cách nấu chè bánh canh cũng không quá khó.
2. Cách nấu chè bánh canh nước cốt dừa
Nhiều người dùng đã kết hợp thêm một số nguyên liệu để biến tấu ra những món chè với hương vị mới lạ trong đó, và chè bánh canh nước cốt dừa chính là cái tên không thể bỏ qua.
2.1. Nguyên liệu
Một số nguyên liệu cần chuẩn bị để học cách nấu chè bánh canh bao gồm:
-
300g bột gạo
-
500g đường thốt nốt
-
50g lá dứa thơm
-
50g gừng
-
500ml nước cốt dừa
-
1 muỗng canh bột năng
Lưu ý: Bột gạo bạn có thể mua sẵn ở các chợ, cửa hàng hay siêu thị. Tuy nhiên nên chọn bột chất lượng, không bị mối mọt, ẩm mốc. Gừng nên chọn loại còn tươi, chắc để dễ chế biến và có đượm hương thơm hơn.
2.2. Các bước cụ thể trong cách nấu chè bánh canh nước cốt dừa
Cụ thể về cách nấu chè bánh canh nước cốt dừa bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nhào bột
Cho 250g bột gạo vào tô, thêm ½ muỗng cà phê muối và trộn đều lên. Đun sôi nước và đổ từ từ vào bột, chú ý trộn đều cho đến khi bột không còn khô nữa thì dừng lại.
Cho bột ra bàn để nhồi, trong quá trình này có thể thêm 50g bột còn lại lên mặt bàn để đỡ dính tay. Tiếp tục nhồi cho đến khi khối bột dẻo mịn lại, sờ không còn bị dính tay nữa. Để bột nghỉ ngơi khoảng 10 phút rồi tiếp tục chế biến.
Lưu ý: Nước dùng để trộn bột cần phải là nước thật sôi và phải đổ từ từ để tránh trường hợp bột bị nhão.
Bước 2: Luộc bột
Chia phần bột đã được xử lý trên thành những phần nhỏ, dùng cây cán mỏng miếng bột, độ dày bột khoảng 0,5cm. Sau đó cắt bột thành những sợi dài.
Bắc nồi lên bếp, cho 500ml nước vào để đun sôi, dùng muôi khuấy nước tạo thành dòng rồi thêm những sợi bánh canh đã cắt vào nồi.
Khi thấy sợi bánh canh đã trở nên trong suốt và nổi lên trên mặt nước, hãy nhanh chóng vớt bánh canh ra và thả vào tô nước lạnh để sợi bánh được dai hơn. Ngâm vài phút rồi vớt sợi bánh canh ra để nguội và ráo nước.
Lưu ý: Khi luộc bạn nên khuấy nhẹ nhàng để không làm sợi bánh canh bị đứt. Ngoài ra, bánh canh nên được luộc chín kỹ, không bị bở nát để giữ được độ dai ngon. Đây là bước quan trọng trong cách nấu chè bánh canh để món tráng miệng này được ngon và đẹp mắt hơn.
Bước 3: Cách nấu chè bánh canh
Thêm 1,5 lít nước vào nồi cùng đường thốt nốt, gừng thái sợi và đun đến khi nước sôi, đường tan hoàn toàn.
Nếu thấy đường đã tan hết, hãy thả phần sợi bánh canh trước đó vào nồi. Đun thêm khoảng 10 phút cho bánh canh ngấm đường, tắt bếp.
Lưu ý: Trong quá trình đun nước đường bạn nên vớt sạch phần bọt nổi lên trên để nước đường được trong và đẹp mắt hơn.
Bước 4: Nấu nước cốt dừa
Cho 500ml nước cốt dừa vào nồi cùng ½ muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê đường cùng 1 muỗng canh bột năng. Khuấy liên tục để hỗn hợp này hòa tan hoàn toàn, tiếp tục đun cho đến khi nước cốt dừa sệt lại thì có thể tắt bếp.
Lưu ý: Nếu không có thời gian bạn có thể dùng nước cốt dừa đóng hộp, tuy nhiên trước khi mua nên xem kỹ hạn sử dụng trên bao bì. Tuy nhiên nước cốt dừa tự nấu sẽ có hương vị tươi ngon hơn so với loại đóng hộp.
2.3. Thưởng thức
Khi đã hoàn thành các bước trong cách nấu chè bánh canh, bạn hãy múc chè ra bát và rưới thêm một ít nước cốt dừa để thưởng thức. Nếu muốn hương vị chè ngọt thanh và trông hấp dẫn hơn bạn cũng có thể cho thêm một ít đá và mè phía trên.
Xem thêm:
- Lưu Ngay 4 Cách Nấu Chè Hạt Sen Bột Năng Thơm Ngon Không Kém Gì Ngoài Hàng
- Bỏ Túi Cách Nấu Chè Trôi Nước Không Nhân Cực Nhanh, Thơm Ngon Khó Cưỡng
3. Cách nấu chè bánh canh nhân đậu mềm
Chè bánh canh nhân đậu là một trong những biến tấu của món chè truyền thống được người dùng cực kỳ yêu thích. Sự kết hợp của bánh canh ngọt thêm chút béo bùi của nhân đậu khiến người dùng khó mà quên được.
3.1. Nguyên liệu
Để học cách nấu chè bánh canh nhân đậu mềm, trước tiên bạn cần chuẩn bị một số các nguyên liệu như:
-
220g bột năng
-
50g đậu xanh cà vỏ
-
2 muỗng canh đậu phộng rang
-
2 củ gừng
-
2 muỗng canh dầu ăn
-
275g đường
Lưu ý: Nếu muốn chè ngon bạn nên chọn đậu xanh có màu vàng tươi sáng, nửa hạt đậu còn nguyên vẹn, không bị nát. Tránh chọn những loại đậu xanh bị mốc, có mùi lạ hay bị sâu ăn.
3.2. Các bước cụ thể trong cách nấu chè bánh canh nhân đậu mềm
Chi tiết về cách nấu chè bánh canh nhân đậu mềm với hương vị thơm ngon như sau:
Bước 1: Sên nhân đậu xanh
Đem đậu xanh đã mua về rửa sạch, ngâm qua đêm trong nước để đậu nở mềm. Vo lại cho thật sạch sau đó mang đậu đi hấp chín.
Bỏ phần đậu xanh đã hấp chín vào chảo, thêm 2 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh đường và đảo đều trên lửa nhỏ đến khi đậu xanh sệt lại, không còn dính vào chảo nữa là được.
Bước 2: Nhồi bột và tạo hình
Cho 200g bột năng vào tô, thêm từ từ 170ml nước sôi vào cùng, trộn lên thật đều. Đợi đến khi bột nguội thì hãy nhào bột thật nhiều lần cho đến khi bột dẻo lại và không còn dính tay nữa.
Chi bột thành 2 phần bằng nhau, 1 phần cán dẹt ra, cắt thành từng sợi vừa ăn. Phần còn lại đem đi tạo hình bằng cách lấy một lượng vừa đủ, ép mỏng rồi thêm nhân đậu vào giữa, vo tròn lại.
Lưu ý: Để tránh trường hợp bột bị nhão, khi cho nước vào bột bạn nên đổ từ từ, nếu thấy bột khô thì có thể cho thêm nước sôi. Trước khi tạo hình bột, bạn nên cho 20g bột năng để phủ lên tay và dụng cụ, tránh trường hợp bánh canh dính lại. Ngoài ra, khi làm bánh canh nhân đậu xanh nên cho một lượng bột mỏng để khi ăn không bị quá dai hoặc lâu chín.
Bước 3: Cách nấu chè bánh canh
Bắc nồi có chứa 500ml nước, 250g đường lên bếp và tiến hành đun sôi. Khi thấy đường đã tan, nước sôi thì hãy cho hết phần bánh canh vào nồi để nấu trong 15 phút với mức lửa vừa.
Trong lúc đợi bánh canh chín, bạn đem gừng đi cạo vỏ, rửa sạch và cắt thành từng sợi hoặc đập nát. Sau đó cho gừng vào nồi chè bánh canh, tiếp tục nấu đến khi thấy chè đã chín thì tắt bếp, để nguội và thưởng thức.
Lưu ý: Bạn có thể nhận biết bánh canh đã chín bằng cách quan sát, nếu thấy bánh canh nổi lên trên và bột bánh trong lại tức là bánh đã chín. Lượng đường dùng để nấu chè bạn có thể tăng giảm tùy theo độ hảo ngọt của mình.
3.3. Thưởng thức
Cuối cùng, hãy cho chè ra bát và thêm một ít đậu phộng rang vào để thưởng thức. Món chè này sẽ ngon hơn khi ăn nóng, vậy nên bạn có thể múc ra cùng gia đình ăn để cảm nhận độ dai dai của bột bánh cùng vị bùi bùi của nhân đậu xanh. Vậy là bạn đã có cho mình món tráng miệng để thưởng thức và học được cách nấu chè bánh canh nhân đậu mềm vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
4. Cách bảo quản chè để đảm bảo chất lượng
Món chè bánh canh vừa ngon miệng, dễ làm mà cách bảo quản cũng không quá khó khăn. Muốn bảo quản được lâu hơn bạn nên thực hiện theo hướng dẫn sau:
-
Cho chè vào hộp đựng thực phẩm hoặc các loại túi zip để dễ đậy kín.
-
Bảo quản chè trong tủ lạnh sẽ giúp chè lâu hư hơn. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ có thể bảo quản từ 1 – 2 ngày.
-
Nếu muốn bảo quản chè lâu hơn thì hãy bỏ vào ngăn đông tủ lạnh. Nhưng khi chè bị đông thì sẽ mất đi một số hương vị ban đầu.
Lưu ý: Nếu bạn bảo quản chè trong quá 24 giờ sau khi nấu, trước khi ăn bạn nên hâm nóng lại để đảm bảo an toàn và thưởng thức ngon hơn. Ngoài ra, việc cho thêm một ít nước cốt chanh hoặc giấm vào chè trước khi bảo quản sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn một cách tốt hơn.
5. Những điều cần lưu ý khi thưởng thức
Khi thưởng thức chè bánh canh, bạn nên lưu ý những điều sau để đảm bảo món chè này mang lại dưỡng chất và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, bao gồm:
-
Nếu bạn thuộc nhóm bệnh tiểu đường, bạn cần hạn chế ăn chè bánh canh bởi món tráng miệng này có khá nhiều đường và tinh bột.
-
Hàm lượng calo trong món chè khá lớn, vậy nên nó sẽ không thích hợp dành cho những ai đang muốn ăn kiêng, giảm cân.
-
Chỉ nên ăn món tráng miệng này vào buổi sáng, trưa và không nên ăn vào buổi tối bởi nó sẽ khiến cho bạn bị đầy bụng, ảnh hưởng đến tiêu hóa, giấc ngủ của bạn.
Có thể thấy, cách nấu chè bánh canh chuẩn vị miền Tây cũng không quá khó. Chỉ cần bạn biết lựa chọn những nguyên liệu chất lượng và làm theo công thức mà job3s đã gợi ý bên trên. Chúc bạn thành công với món chè đặc biệt này.