Cách nấu chè gạo nếp gừng được nhiều người đặc biệt quan tâm mỗi khi thời tiết trở lạnh. Đây là món chè có vị cay cay thơm nồng của gừng kết hợp cùng hạt gạo nếp ngọt thanh được nhiều người yêu thích. Lưu ngay sổ tay vào bếp tuyệt chiêu bất bại để trổ tài chiêu đãi cả nhà món chè bổ dưỡng này.
1. Lợi ích của chè gạo nếp gừng
Cách nấu chè gạo nếp gừng không quá cầu kỳ nhưng lại đem đến nhiều lợi ích mà ít ai biết như:
-
Cải thiện sức khỏe: Chè chứa nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn. Sử dụng gạo nếp thường xuyên còn giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
-
Giảm căng thẳng: Gừng là loại thảo mộc có khả năng làm giảm cảm giác lo âu, căng thẳng. Khi sử dụng gừng để nấu chè sẽ cho cảm giác thoải mái, dễ chịu.
-
Tăng cường hệ miễn dịch: Gừng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các bệnh tật, virus xâm nhập. Chè gạo nếp gừng có công dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố và tăng cường sức đề kháng.
Với những công dụng tuyệt vời trên, bạn có thể tham khảo thêm cách nấu chè gạo nếp gừng để thêm vào thực đơn cho gia đình.
2. Nguyên liệu nấu chè gạo nếp gừng
Cách nấu chè gạo nếp gừng là sự kết hợp của hai nguyên liệu chính cùng với các gia vị sẵn có tại nhà. Các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:
-
250g gạo nếp
-
100g đường
-
2 củ gừng
-
⅓ muỗng cà phê muối
Mẹo chọn nguyên liệu:
-
Gừng nên chọn củ còn nguyên vẹn, không bị xây xát hay đã cắt dở. Gừng tươi sẽ có màu vàng, không chọn ngủ ngả nâu, vỏ khô. Chọn loại gừng củ nhỏ để có mùi thơm và tốt hơn những củ to.
-
Gạo nếp ngon là những hạt to, tròn đều có màu trắng đục, không bị vỡ hoặc bị vỡ vụn hay có màu vàng. Nếm thử gạo sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ và không có mùi lạ.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Khoai Vạc Tím Thơm Ngon Dẻo Quẹo Không Khác Ngoài Hàng
3. Cách nấu chè gạo nếp gừng
Cách nấu chè gạo nếp gừng được thực hiện với hai bước đơn giản ngay cả những người không có nhiều thời gian vào bếp cũng có thể hoàn thành được.
3.1. Sơ chế nguyên liệu
-
Gạo đem vo sạch với nước rồi ngâm khoảng 1 – 2 giờ trước khi nấu để gạo nở ra.
-
Tiếp theo, bạn rửa sạch gừng rồi cạo vỏ và cắt thành từng sợi, cho vào cối giã nhuyễn. Thêm vào nửa chén nước rồi vắt lấy nước cốt còn bã cho vào một chén khác.
3.2. Nấu gạo nếp
-
Gạo nếp sau khi ngâm bạn để ráo nước rồi thêm vào ⅓ muỗng cà phê muối. Tiếp đến bạn cho gạo vào nồi và đổ thêm 1,5 lít nước đặt lên bếp ninh ở lửa nhỏ. Liên tục đảo đều tay để tránh bị khét ở đáy nồi.
-
Khoảng 10 phút sau, nếu thấy hạt gạo trở nên mềm và nở ra thì bạn bắt đầu cho nước cốt gừng vào và tiếp tục đảo đều cho gia vị thấm vào hạt gạo.
-
Bước tiếp theo, bạn cho 100g đường vào và khuấy đều đến khi đường tan hết thì tắt bếp.
-
Khi thưởng thức, bạn múc chè gừng gạo nếp ra từng bát rồi rắc lên trên một chút bã gừng để trang trí.
4. Thưởng thức thành phẩm
Chỉ với những nguyên liệu đơn giản và cách nấu chè gạo nếp gừng đúng chuẩn là bạn đã có ngay được món chè ấm nồng cho những ngày thời tiết se lạnh. Chè có mùi thơm nức từ gạo nếp và vị cay cay của gừng hòa quyện cùng vị ngọt nhẹ là món ăn hoàn hảo cho những ngày gió mùa.
5. Một số cách làm các món chè khác cho ngày mưa lạnh
Bên cạnh cách nấu chè gạo nếp gừng, bạn cũng có thể tham khảo thêm cách làm các món chè khác có công thức dễ làm, thích hợp ăn trong ngày mưa lạnh giá.
5.1. Cách nấu chè sắn
Chè sắn ấm nồng, ngọt thanh hấp dẫn được nhiều người yêu thích. Cách nấu chè sắn đơn giản từ những nguyên liệu gần gũi, dễ kiếm.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
1kg củ sắn
-
Đường vàng
-
Gừng
-
1g muối
-
Dừa nạo
-
Lạc rang chín
-
50g bột năng
-
Nước cốt dừa
Hướng dẫn cách làm đơn giản tại nhà:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Rửa sạch sắn sau đó lột vỏ và ngâm vào chậu nước trong khoảng 2 – 3 tiếng để thải bớt độc tố
-
Gừng rửa sạch, cạo bỏ vỏ và thái sợi
Bước 2: Nấu chè sắn
-
Sắn sau khi đã ngâm xong cho vào nồi luộc cùng một chút nước và thêm một xíu muối. Luộc sắn đến khi vừa chín tới thì vớt ra.
-
Cắt đôi khúc sắn ra và gỡ bỏ phần lõi, thái sắn thành các miếng nhỏ vừa ăn.
-
Đổ nước vào nồi đun rồi nêm thêm đường sao cho vừa ăn, khuấy đều cho sôi thì bỏ gừng đã thái sợi vào cùng.
-
Tiếp theo, bạn cho tất cả chỗ sắn vào nồi, khuấy đều cho sôi trở lại. Nêm nếm lại vị ngọt của đường sao cho vừa với khẩu vị.
-
Hòa tan bột năng cùng một chút nước sau đó đổ từ từ hỗn hợp vào nồi chè, vừa đổ vừa khuấy đều cho đến khi thấy chè có độ sánh đặc thì dừng lại.
-
Tiếp tục nấu cho đến khi chè sôi trở lại khoảng 2 phút thì tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thành
Múc chè ra từng bạt sau đó rắc dừa bào sợi, lạc rang đã giã dập lên trên. Nếu muốn món chè thơm ngon, béo ngậy hơn, bạn cho thêm một chút nước cốt dừa lên bát chè.
5.2. Cách nấu chè khoai dẻo
Cũng giống như cách nấu chè gạo nếp gừng, chè khoa dẻo có cách chế biến rất đơn giản. Chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã có ngay một nồi chè nóng hổi mời cả nhà cùng thưởng thức.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
150g khoai lang tím
-
150g khoai lang vàng
-
150g khoai môn
-
180g bột năng
-
115g đường cát
-
300g đường thốt nốt
-
20g bột sương sáo
-
Lá dứa, gừng
Hướng dẫn cách chế biến món chè thơm ngậy:
Bước 1: Làm viên khoai dẻo
-
Gọt vỏ các củ khoai rồi rửa sạch bằng nước. Cắt bỏ các phần bị chấm đen, xơ cứng ở hai đầu rồi thái khoai thành các khoanh nhỏ hơi dày.
-
Xếp khoai lên xửng hấp ở lửa lớn trong khoảng 10 – 15 phút.
-
Khi khoai chín thì tắt bếp và nhào khoai với 60g bột năng trộn cùng 20g đường. Nhào đến khi bột khoai mịn.
-
Nặn khoai thành những viên nhỏ hoặc miếng dài
-
Đun một nồi nước sôi rồi thả các viên bột khoai vào sau đó tiếp tục đun đến khi khoai nổi lên khoảng 2 – 3 phút.
-
Vớt viên khoai thả vào tô nước đá lạnh trong khoảng 5 phút thì vớt ra và trộn với 15g đường cho không bị dính.
Bước 2: Làm thạch sương sáo
-
Cho vào nồi 200ml nước lọc và 20g bột sương sáo khuấy đều lên rồi đun sôi. Khi nước sôi thì cho thêm 20g đường cát vào khuấy cho đến khi đường chuyển màu.
-
Bạn cho hỗn hợp vào khay đựng và làm đông trong tủ lạnh.
Bước 3: Nấu chè
-
Gừng gọt vỏ sau đó rửa sạch và thái lát mỏng.
-
Nấu một nồi nước sôi cùng 1 lít nước lọc, 300g đường thốt nốt, gừng và đun ở lửa lớn. Khi thấy nước sôi thì cho lá dứa vào đun thêm 5 phút rồi tắt bếp, vớt bỏ lá dứa ra.
-
Lấy sương sáo trong tủ lạnh ra và cắt nhỏ thành những miếng vừa ăn.
Bước 4: Hoàn thành
Múc sương sáo, khoai dẻo ra các bát nhỏ và chan nước đường thốt nốt lên trên là đã có thể thưởng thức được món chè hấp dẫn.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Sen Đậu Xanh Ngọt Dịu: Món Tráng Miệng Ghi Điểm Với Mẹ Chồng Khó Tính
6. Bảo quản chè gạo nếp gừng như thế nào?
Cách nấu chè gạo nếp gừng không quá cầu kỳ nhưng món ăn chỉ nên ăn trong ngày và thích hợp để ăn lúc nóng. Bạn có thể bảo quản món ăn theo các bước sau đây:
-
Bạn múc chè ra chén rồi dùng màng bọc thực phẩm hoặc đậy kín nắp lại cho vào ngăn mát tủ lạnh.
-
Khi ăn bạn mang đi hâm nóng lại để chè được mềm dẻo hơn là được. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh bạn có thể sử dụng được từ 2 – 3 ngày.
7. Những ai nên và không nên ăn chè gạo nếp gừng?
Trong cách nấu chè gạo nếp gừng có sử dụng hai nguyên liệu chính là gạo nếp và gừng. Đây là hai nguyên liệu từ tự nhiên, lành tính nên bất cứ ai cũng có thể thưởng thức được món chè này. Tuy nhiên có một số người không nên ăn nhiều món chè này, cụ thể là:
-
Người bị bệnh tiểu đường: Gạo nếp có chứa nhiều tinh bột nên lượng tinh bột này có thể chuyển hóa làm lượng đường huyết trong cơ thể tăng nhanh.
-
Người bị béo phì: Gạo nếp khi được chế biến thành chè sẽ có hàm lượng calo cao nên những người béo phì hoặc dễ tăng cân nên hạn chế ăn
-
Người có vết thương mưng mủ: Gạo nếp là loại thức ăn khó tiêu nên nếu có vết thương mưng mủ chưa lành thì không nên ăn vì có thể sẽ làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Người bị dạ dày: Khi ăn gạo nếp sẽ có cảm giác no lâu, khó tiêu gây khó chịu hơn cho những người có tiền sử bị dạ dày.
-
Người có nội tạng nóng: Cả gạo nếp và gừng đều có tính nóng, khó tiêu nên hạn chế sử dụng với những người hay nhiệt miệng, táo bón.
Nhìn chung, cách nấu chè gạo nếp gừng không hề khó, ai cũng có thể vào bếp trổ tài để nấu cho gia đình thưởng thức. Chỉ với những nguyên liệu dễ kiếm là bạn đã có ngay một nồi chè hấp dẫn, nóng hổi ăn vào những thời tiết se lạnh. Chúc bạn vào bếp thành công với những bí quyết trên.