Bạn đã từng không biết cách nấu chè khoai mài sao cho đúng? Đừng lo vì job3s sẽ chia sẻ một công thức đơn giản giúp bạn dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, bạn hãy nắm vững mọi thông tin dinh dưỡng cần thiết về chè khoai mài để biết đây là món các mẹ bầu không nên ăn.
1. Khoai mài (Củ mài) là gì? Cách chọn củ khoai mài nấu chè
Trước khi tìm hiểu cách nấu chè khoai mài, chúng ta cần biết khoai mài (hay củ mài) là gì. Đây là loại thực vật thuộc họ thân leo, có màu đỏ hồng. Mỗi cây thường cho từ một đến hai củ. Củ mài hình trụ dài ăn sâu xuống lòng đất, vỏ có màu nâu xám, thịt màu trắng mềm.
Khoai mài có thể được tìm thấy nhiều ở những vùng đất ẩm ướt, có khí hậu nhiệt đới. Chúng được trồng và sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Chính vì sở hữu vị ngọt đặc trưng cùng hàm lượng dinh dưỡng cao, củ khoai mài thường được sử dụng trong các món canh, xào, luộc, đặc biệt là chè khoai mài.
Điều quan trọng để đảm bảo chè củ mài ngon là khâu chọn nguyên liệu nên bạn hãy lưu ý chọn những củ khoai mài có kích thước trung bình, màu sắc đồng đều, tươi mới và không có vết nứt.
2. Cách nấu chè khoai mài với đậu xanh
Dù bạn mới biết nấu ăn hay đã có kinh nghiệm, việc học cách nấu chè khoai mài với đậu xanh không quá phức tạp để có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Đầu tiên, bạn chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, sau đó thực hiện sơ chế đậu xanh và củ mài rồi làm theo hướng dẫn từng bước của chúng tôi là đã có ngay món chè khoai mài ngon đúng điệu.
2.1. Nguyên liệu:
-
Củ mài: 2 kg
-
Đậu xanh cà vỏ: 300 gr
-
Nước cốt dừa: 200 ml
-
Đường phèn: 100 gr
-
Dầu chuối: 10 ml
Xem thêm: Đậu Xanh Có Tác Dụng Gì? Công Dụng Thứ 3 Khiến Nhiều Người Bất Ngờ
2.2. Sơ chế củ khoai mài và đậu xanh
Cách nấu chè khoai mài chuẩn không thể nào thiếu công đoạn sơ chế. Đây là bước vô cùng quan trọng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi mua củ mài về, bạn rửa sạch lớp bùn đất bám bên ngoài rồi cho củ mài vào nồi luộc chín. Sau đó, bạn vớt ra, bóc sạch vỏ, cắt bỏ những chỗ bị sượng rồi thái lát thành những miếng mỏng.
Với đậu xanh, bạn nên chọn loại đã cà vỏ sẵn, có màu vàng đẹp mắt, các hạt đậu chắc, không bị sâu mọt và có mùi thơm đặc trưng. Tới lúc sơ chế, bạn cho đậu xanh vào nồi, vo sạch 2 lần nước để sạch bụi. Sau đó, bạn ngâm đậu trong 4 – 6 tiếng để chúng nở mềm.
2.3. Nấu đậu xanh và củ mài
Sau khi sơ chế, bạn hãy bắt đầu cho đậu xanh vào nồi và thêm nước, bật lửa vừa và đun khoảng 20-25 phút cho đậu mềm nhừ. Trong lúc đó, bạn lấy một nồi khác đổ củ khoai mài đã cắt nhỏ vào, cho ngập nước và bật lửa vừa khoảng 20 phút cho đến khi khoai chín mềm.
Khi đậu xanh đã xong cũng là lúc cách nấu chè khoai mài đơn giản sắp hoàn thành. Bạn hãy tắt bếp và trút phần đậu xanh vào nồi củ mài đang đun, khuấy đều rồi tiếp tục đun thêm 15-20 phút nữa cho tất cả các nguyên liệu nhũn hết. Trong quá trình đun, thi thoảng bạn hãy đảo qua để đảm bảo chúng chín đều, tránh bị cháy dưới đáy nồi.
2.4. Nấu chè
Sau khoảng 15 phút đun nhừ đậu và khoai mài, bạn đập nhỏ 100gr đường phèn rồi cho vào nồi khuấy tan. Tiếp đến, bạn hạ lửa nhỏ vừa, nấu thêm 10 phút cho các nguyên liệu ngấm đường.
Cách nấu chè khoai mài ngon chắc chắn không thể thiếu nước cốt dừa nên bạn hãy khuấy đều 200ml rồi cho thêm dầu chuối (2 ống) vào nồi. Cuối cùng, bạn có thể tắt bếp và để nguội trước khi thưởng thức món chè hấp dẫn thơm mùi khoai mài kết hợp với vị ngọt mát của đậu xanh.
2.5. Thành phẩm
Vậy, đó là cách nấu chè khoai mài đậu xanh sánh dẻo, ngọt thơm. Với những chén chè ấm nóng trên tay, không gì tuyệt vời hơn việc ngồi quây quần cùng thưởng thức bên gia đình vào những ngày trời đông buốt giá. Bạn có thể ăn kèm với một ít xôi vò cho món ăn thêm phần thanh mát, chắc dạ hơn.
3. Thành phần dinh dưỡng có trong chè khoai mài
Củ khoai mài đang ngày càng trở nên phổ biến trong thế giới ẩm thực. Cách nấu chè khoai mài đang được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm với những thành phần dinh dưỡng quan trọng đáng chú ý.
Một trong những thành phần quan trọng nhất của củ khoai mài là tinh bột. Đây là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể chiếm tỷ lệ cao, khoảng 63,25%. Ngoài ra, củ mài cũng chứa một khá ít chất béo, khoảng 0,45%. Mặc dù tỷ lệ không cao nhưng chất béo có mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm việc hỗ trợ quá trình hấp thụ vitamin và các loại dinh dưỡng khác.
Tanin là một thành phần khác trong chè khoai mài, chiếm khoảng 6,75%. Bên cạnh những thành phần chính trên, củ khoai mài còn chứa một số thành phần dinh dưỡng đa dạng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn muốn học cách nấu chè khoai mài cho mẹ bầu thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc khuyến cáo về y tế để tránh những tác hại đáng tiếc.
3.1. Công dụng của chè khoai mài đối với sức khỏe
-
Đầu tiên, bạn nên học cách nấu chè khoai mài vì món ăn này là một nguồn cung cấp chất xơ tự nhiên vô cùng quan trọng. Chất xơ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ việc điều chỉnh lượng đường trong máu, tạo cảm giác no lâu hơn.
-
Thứ hai, chè khoai mài có tác dụng làm mạnh gân xương và giúp giảm các triệu chứng suy nhược cơ thể như mỏi lưng, chóng mặt.
-
Cuối cùng, cách nấu chè khoai mài đúng sẽ giúp các bệnh nhân đang điều trị mụn nhọt, viêm loét và áp xe da nhanh lành vết thương. Bởi lẽ, trong củ mài có chứa allantoin – một chất có khả năng làm giảm viêm nhiễm.
3.2. Những người không nên ăn chè khoai mài
-
Mẹ bầu: Việc thực hiện cách nấu chè khoai mài để làm cho mẹ bầu ăn có thể gây tác động tiêu cực như tiêu chảy, rối loạn nội tiết trong giai đoạn mang thai. Ngoài ra, củ mài cũng có thể gây co thắt tử cung, gây nguy cơ sảy thai hoặc các vấn đề khác liên quan đến thai nghén.
-
Phụ nữ đang cho con bú: Củ mài có thể được chuyển hóa sang sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Việc ăn chúng trong thời gian cho con bú có thể tác động xấu đến hệ thống trao đổi chất của trẻ.
-
Phụ nữ mắc bệnh liên quan đến hormone: Những phụ nữ đang mắc các vấn đề liên quan đến hormone như rối loạn nội tiết, bệnh lý về tuyến giáp, bệnh về buồng trứng, tử cung nên tránh sử dụng củ mài do chúng có thể làm các dấu hiệu của bệnh trầm trọng thêm.
4. Những món ngon khác được chế biến từ củ khoai mài
Bên cạnh cách nấu chè khoai mài để làm món tráng miệng thơm ngon và bổ dưỡng, bạn có thể tham khảo thêm nhiều lựa chọn khác để thưởng thức cùng người thân và bạn bè:
-
Củ mài luộc
Với lần đầu tiên thưởng thức củ mài thì bạn nhất định phải thử qua món củ mài luộc. Củ mài chín thơm, bùi, chấm cùng với mật mía dù dân giã nhưng lại có hương vị ngon tuyệt vời.
-
Canh củ mài
Chỉ cần kết hợp giữa củ mài thơm, bùi bở cùng với nước hầm đậm đà, béo ngậy, thêm chút hành lá và hạt tiêu cay là đã có được bát canh củ mài vừa hấp dẫn vừa có lợi cho sức khỏe.
-
Củ mài kho
Cũng giống củ cải hay cà rốt,… củ mài là nguyên liệu rất thích hợp với các món kho. Bạn có thể kho củ mài với bột nghệ hoặc đơn giản chỉ cần thêm ít nước tương là khách nào ăn cũng mê mẩn.
Với sự kết hợp giữa hương vị ngon lành cùng lợi ích dinh dưỡng đáng kinh ngạc, chè khoai mài là một món tráng miệng tuyệt vời cho cả gia đình. Cuối cùng, nếu bạn muốn học cách nấu chè khoai mài cho mẹ bầu, hãy nhớ rằng sức khỏe của mẹ và thai nhi là ưu tiên hàng đầu nên hãy đặc biệt chú ý tới thành phần được bác sĩ khuyến cáo nhé. Chúc bạn vào bếp thành công với món ăn này.