Cách nấu chè thạch sắn dây cực kỳ đơn giản với các nguyên liệu dễ tìm chắc chắn sẽ khiến căn bếp nhỏ của bạn tràn ngập hương thơm cũng như có ngay một bát chè đẹp mắt và ngon miệng. Lưu công thức nấu bất bại để vào bếp thực hành ngay cho cả nhà cùng thưởng thức.
1. Những ai nên và không nên ăn sắn dây?
Bột sắn dây không chỉ là món ngon với các công thức chế biến và thành phẩm độc đáo, hấp dẫn mà còn là một nguyên liệu có tính ứng dụng cao trong đời sống hiện nay. Bên cạnh cách nấu chè thạch sắn dây đem đến món ngon thì bột sắn dây còn đem đến các lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như hỗ trợ tim mạch, thanh lọc và giải độc cơ thể, cải thiện quá trình giảm cân,…
Tuy nhiên theo các kiến thức đến từ Đông y, bột sắn dây có tính hàn khá cao vậy nên một số đối tượng sau đây nên hạn chế sử dụng bột sắn dây để tránh xuất hiện những tình huống không mong muốn:
- Trẻ em: Trẻ nhỏ thường được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng bột sắn dây vì có thể gây nên các tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy.
- Phụ nữ đang mang thai: Các mẹ bầu trong quá trình mang thai cơ thể sẽ xuất hiện những biến đổi bất ngờ nên cũng cần hạn chế sử dụng bột sắn dây để tránh tình trạng cơ thể khó chịu, không khỏe. Tuyệt đối không được sử dụng bột sắn dây cho thai phụ bị động thai vì rất dễ dẫn đến tình huống sẩy thai.
- Huyết áp thấp, cơ thể suy nhược: Những ai có thường xuyên có tình trạng huyết áp thấp vào sáng sớm, suy nhược cơ thể thì cũng không nên sử dụng bột sắn dây.
- Người có các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích,… thì cũng nên hạn chế sử dụng bột sắn dây.
2. Học cách nấu chè thạch sắn dây đơn giản mà thơm ngon tại nhà
Thạch sắn dây là nguyên liệu dân dã mà ai cũng có thể tìm thấy ở chợ hoặc siêu thị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chế biến thạch sắn dây thành món chè thơm ngon. Theo cách nấu chè thạch sắn đơn giản dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tự tay vào bếp chuẩn bị món tráng miệng tuyệt vời cho gia đình.
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Để thực hiện theo đúng cách nấu chè thạch sắn dây chuẩn vị, bạn cần chú ý mua đủ các nguyên liệu cần thiết sau:
- 75g bột sắn dây hoặc thạch sắn dây chế biến sẵn
- 150g bột khoai
- 40g bột báng
- 50g phổ tai
- 500ml nước cốt dừa
- 650g đường
- 1 muỗng cà phê bột đậu biếc
- 1 muỗng cà phê bột trà xanh
- 1 muỗng cà phê bột củ dền
- ½ muỗng cà phê muối
- 3 ống vani
2.2. Chi tiết cách nấu chè thạch sắn dây
Cách nấu chè thạch sắn dây không hề khó, nguyên liệu cũng rất dễ tìm. Bây giờ hãy cùng vào bếp thực hiện ngay một bát chè dẻo thơm, lạ miệng này nhé.
Bước 1: Trộn bột và sơ chế các nguyên liệu
- Chuẩn bị một chiếc nồi nhỏ, cho vào nồi 25g bột sắn dây cùng với 50g và 125ml nước lọc.
- Khuấy đều tay cho bột sắn dây tan hoàn toàn thì cho tiếp 1 muỗng cà phê bột trà xanh vào và tiếp tục đảo đều tay cho đến khi hỗn hợp không còn các cục bột bị vón là được.
- Lặp lại các thao tác tương tự với hai phần bột hoa đậu biếc và bột củ dền. Chia đều mỗi nồi 25g bột sắn dây, 125ml nước và 50g đường.
- Hỗn hợp bột sắn dây và đường sau khi tan hoàn toàn thì cho thêm bột củ dền và bột đậu biếc vào để tạo màu cho món thạch trở nên hấp dẫn và ngon miệng hơn.
- Phần phổ tai sau khi mua về hãy cho vào một chiếc tô lớn, ngâm ngập nước cho đến khi phổ tai nở to thì vớt ra để ráo nước. Tiến hành thái phổ tai thành những sợi nhỏ vừa ăn là được.
- Bột báng và bột khoai cũng lần lượt cho vào to và ngâm trong khoảng 20-30 phút để các nguyên liệu này nở to là được.
Bước 2: Nấu chín bột
- Cho nồi bột sắn dây và bột đậu xanh đã trộn đều lên bếp, đun trên lửa vừa và khuấy đều tay trong khoảng từ 10-15 phút đến khi bột chín hẳn, kết thành một khối đặc dẻo có màu xanh đẹp mắt là có thể tắt bếp, để nguội.
- Tương tự như vậy, hai hỗn hợp bột sắn dây với bột hoa đậu biếc và bột củ dền cũng cho lên bếp đun trong 10-15 phút, đảo đều tay để hỗn hợp chín đều và có màu đẹp mắt là đã hoàn thành phần nấu chín bột.
Bước 3: Đổ khuôn
- Hỗn hợp bột sau khi nấu xong thì nhấc khỏi bếp, cho vào từng khuôn hoặc hộp để nguội, đậy kín nắp và cất vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 2-3 giờ cho hỗn hợp đông hoàn toàn.
- Khi thạch sắn dây đã đông hoàn toàn, hãy cắt phần thạch thành những khối vuông hoặc chữ nhật có kích thước vừa ăn.
Bước 4: Nấu nước cốt dừa
- Sử dụng một chiếc nồi vừa, cho vào nồi lần lượt là 500ml nước cốt dừa, 500g đường, ½ muỗng cà phê muối và đun nóng hỗn hợp trên lửa vừa.
- Khi đường đã tan hoàn toàn, hỗn hợp nước dừa đã sôi thì cho toàn bộ phần bột khoai, bột bán đã ngâm mềm vào nấu cùng.
- Nấu phần bột khoai và bột bán khoảng 10 phút thì cho toàn bộ phần phổ tai đã thái sợi vào nấu cùng khoảng 2-3 phút là được.
- Sau khi phổ tai đã chín, tiến hành nêm nếm lại hỗn hợp nước cốt dừa và tắt bếp. Cho thêm vào nồi 3 ống vani, đảo đều tay là đã hoàn thành công đoạn nấu nước cốt dừa.
Bước 5: Thưởng thức
- Sử dụng một chiếc bát vừa, cho lần lượt từng loại thạch sắn dây vào bát.Thêm vào bát nước cốt dừa cùng bột báng, bột khoai và phổ tai là đã có ngay một một bát chè thạch sắn dây ngon ngọt, thanh mát nhưng cũng không kiếm phần lạ miệng.
- Thạch sắn dây ngọt thanh kết hợp cùng nước cốt dừa béo béo, bột khoai bột báng và phổ tai dai giòn sần sật chắc chắn sẽ là một món ăn hấp dẫn dù có dùng nóng hay lạnh.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Đỗ Đen Miền Bắc: Nhớ Bước Này Mới Chuẩn Vị Xưa
3. Yêu cầu thành phẩm của món chè thạch sắn dây
Cách nấu chè thạch sắn dây đơn giản nhưng lại đem đến món chè với sự kết hợp độc đáo từ hương viên thanh ngọt của thạch sắn dây, hòa quyện cùng nước cốt dừa béo ngậy, ăn kèm với bột khoai bột báng và phổ tai dai giòn. Đây thật sự là một món chè vừa lạ miệng vừa hấp dẫn.
4. Một số biến tấu khác của chè thạch sắn dây
Các món chè làm từ nguyên liệu chính là bột sắn dây không chỉ có một mà còn có rất nhiều biến thể khác nhau với nhiều cách nấu chè thạch sắn dây độc đáo khác. Bột sắn dây là nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm kiếm vậy nên các món chè làm từ nguyên liệu này cũng được biến đổi theo từng vùng miền, từng khẩu vị của mỗi gia đình. Có thể kể đến một vài biến tấu hấp dẫn của món chè thạch sắn dây như:
4.1. Cách nấu chè thạch sắn dây đậu xanh nước cốt dừa
Bên cạnh thạch sắn dây thì bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm các nguyên liệu khác giúp cho món chè trở nên hấp dẫn hơn. Có thể sử dụng đậu xanh nguyên vỏ hoặc đậu xanh cà vỏ để nấu chè thạch sắn dây cho món chè với hương vị bùi bùi và mùi thơm đặc trưng của đậu xanh.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Thạch sắn dây 300g
- Đậu xanh 200g
- Bột khoai 150g
- Bột báng 40g
- Phổ tai 50g
- Nước cốt dừa 500ml
- Đường 500g
- Muối 1 ít
- Vani bột 3 ống
Cách nấu chè đơn giản tại nhà:
- Sơ chế nguyên liệu: Đậu xanh mua về rửa sạch, loại bỏ hạt lép và ngâm trong nước khoảng 30 phút. Thạch sắn dây rửa sạch bột trắng và để ráo nước. Phổ tai khô ngâm nở rồi xắt sợi nhỏ.
- Đun sôi 200g đậu xanh với 3 lít nước, nấu ở lửa lớn khoảng 10 phút cho đến khi đậu nở mềm.
- Khi đậu xanh đã mềm, thêm bột khoai và bột báng vào nồi, đun thêm 10 phút cho đậu chín hoàn toàn.
- Sau đó, thêm 500g đường và một chút muối, khuấy cho đường tan hoàn toàn.
- Tiếp tục thêm phổ tai đã xắt sợi vào nồi, trộn đều và đun thêm 2-3 phút.
- Cho thạch sắn dây vào nồi, khuấy nhẹ để thạch không bị vón cục.
- Đổ từ từ nước cốt dừa vào nồi chè, khuấy đều và đun cho đến khi chè sôi trở lại.
- Đợi chè nguội đến khoảng 50-60 độ C rồi thêm vani vào, khuấy đều để hương vị hòa quyện là hoàn thành.
- Múc chè ra bát và thưởng thức ngay khi còn nóng hoặc cho đá bào ăn lạnh. Chè thạch sắn dây đậu xanh nước cốt dừa béo ngậy, giòn giòn mang đến hương vị độc đáo khó quên.
4.2. Cách nấu chè thạch sắn dây đậu đen nước cốt dừa
Đậu đen xanh lòng là một trong những nguyên liệu được kết hợp phổ biến với thạch sắn dây thanh mát và các nguyên liệu khác để tạo nên một món chè lạ miệng và đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Đậu đen 200g
- Thạch sắn dây
- Nước cốt dừa 200ml
- Đường 150g
- Muối
Các bước nấu chè siêu tiết kiệm thời gian:
- Rửa sạch đậu đen, ngâm trong nước ấm vài giờ hoặc qua đêm cho nở mềm rồi đem luộc cho đến khi chín.
- Nếu tự làm thạch sắn dây, hòa bột sắn dây với nước theo tỷ lệ hướng dẫn, sau đó đun sôi cho đến khi hỗn hợp trong và sánh lại.
- Đun sôi đậu đen trong nước với một chút muối, cho đến khi đậu mềm và nở bung.
- Khi đậu đen đã chín, hạ lửa và từ từ thêm thạch sắn dây đã được cắt thành từng miếng nhỏ vào nồi đậu đen, khuấy nhẹ để thạch không bị nát.
- Trong một nồi khác, đun sôi nước cốt dừa với một chút đường và muối cho đến khi hỗn hợp sánh lại.
- Cho nước cốt dừa vào nồi đậu đen và thạch sắn dây, đun sôi lại khoảng 5 phút cho hỗn hợp sánh quyện rồi tắt bếp.
- Múc chè ra bát, cho thêm ít đá bào hoặc ăn ngay khi còn nóng.
5. Cách để bảo quản chè thạch sắn dây giữ trọn vị ngon
Sau khi bỏ túi cách nấu chè thạch sắn dây, bạn đừng bỏ qua một số mẹo để giữ trọn vẹn ngon của chè khi không ăn hết.
- Để chè nguội hoàn toàn ở nhiệt độ phòng trước khi bảo quản, để ngăn hơi nước ngưng tụ trong hộp/túi.
- Sử dụng hộp đựng kín để tránh chè bị ẩm mốc do tiếp xúc với không khí. Có thể dùng hộp thủy tinh hay nhựa đậy kín.
- Bảo quản chè từng thành phần riêng (thạch sắn dây, nước cốt dừa,..) và chỉ trộn khi ăn để giữ trọn được dư vị ngon.
- Cất chè vào ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 5 độ C giúp bảo quản chè tốt nhất.
- Dù để chè trong điều kiện ngăn mát tủ lạnh cũng chỉ nên ăn trong vòng 2-3 ngày.
- Luôn đậy nắp cẩn thận, tránh tiếp xúc với không khí để kéo dài thời gian bảo quản.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Lam Mềm Dẻo, Thơm Ngon, Chuẩn Gốc Bắc, Ai Ăn Cũng Mê
Học cách nấu chè thạch sắn dây để tự tay vào bếp chiêu đãi cả nhà cùng thưởng thức. Vị thơm ngon và hấp dẫn của chè đảm bảo sẽ làm xiêu lòng bao thực khách, kể cả những người có vị giác khó tính nhất.