Cách nấu chè thập cẩm miền Nam không quá cầu kỳ, món chè được nhiều người ưa thích bởi sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên liệu đậu đen, đậu xanh bùi bùi, ăn cùng dừa khô thơm giòn, trân châu trắng, trân châu đỏ dai dai và thơm mùi dầu chuối hấp dẫn.
1. Chè thập cẩm miền Nam khác miền Bắc, Trung như thế nào?
Chè thập cẩm là món ăn gần gũi và quen thuộc với mọi người, tuy nhiên tại mỗi vùng miền khác nhau thì món chè thập cẩm lại có những biến tấu riêng để mang đến hương vị đặc trưng.
Chè thập cẩm miền Bắc |
Chè thập cẩm miền Trung |
Chè thập cẩm miền Nam |
|
Độ ngọt |
Ngọt thanh, tinh tế |
Bùi bở, ngọt thơm |
Ngọt lịm, béo ngậy |
Nguyên liệu |
Có sự kết hợp của nhiều loại đậu khác nhau. – Sử dụng các loại khoai trong món chè. – Thường sử dụng bột báng. – Sử dụng bột thạch rau câu và thạch đen. – Nước cốt dừa nấu cùng lá dứa thơm béo đặc trưng |
– Thường sử dụng 2 loại đậu là đậu xanh và đậu đỏ. – Dùng bột nếp, bột năng để làm trân châu tạo màu trân châu bằng các nguyên liệu tự nhiên. – Món chè có nhiều loại thạch: như thạch dừa, thạch nha đam, thạch cà phê, thạch dâu… |
– Sử dụng đa dạng các loại đậu. – Món chè có thể có sự kết hợp của các loại trái cây ưa thích – Dùng bột năng làm trân châu, bên trong có nhân dừa. Trân châu có màu tự nhiên của củ dền, lá dứa…. – Sử dụng thạch rau câu nhiều màu sắc. |
Hương thơm |
Dùng vani |
Dùng vani |
Dùng dầu chuối |
Dù được biến tấu theo cách nào đi chăng nữa thì chè thập cẩm vẫn luôn là món ưa thích của mọi người. Cái hay ở món chè là nó có thể chiều lòng được thực khách, ngay cả với những người khó tính nhất. Thưởng thức cốc chè với sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên liệu sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.
2. Nguyên liệu nấu chè thập cẩm miền Nam
Nếu món chè thập cẩm miền Bắc mang vị ngọt thanh, tinh tế; chè miền Trung mang vị ngọt thơm, bùi bở thì món chè miền Nam lại ngọt lịm, béo ngậy.
Để cách nấu chè thập cẩm miền Nam được chuẩn vị, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
-
100 gram đậu đen
-
100 gram đậu xanh
-
400 gram bột năng
-
1 củ dền
-
50 gram cùi dừa
-
1 gói bột rau câu
-
300 – 400 gram đường
-
50 gram dừa khô
-
Dầu chuối
-
Nước lọc
Lưu ý khi chọn mua nguyên liệu:
-
Đậu xanh: Nên chọn mua những hạt đậu vàng tươi, có kích thước vừa phải, hạt đều nhau. tránh mua đậu đỏ bị sâu mọt, bị mốc hay có mùi hôi bất thường.
-
Đậu đen: Nên chọn đậu đen xanh lòng, có vỏ mỏng, màu đen bóng đẹp và hạt tròn đều, có mùi thơm đặc trưng.
Nguyên liệu góp phần quan trọng để làm nên thành công của món chè. Để cách nấu chè thập cẩm miền Nam được ngon đúng vị, bạn nên mua nguyên liệu ở những nơi uy tín, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Nguyên liệu phải còn nguyên bao bì, không có hiện tượng rách hoặc đã bị mở.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Trái Dừa Nước Chuẩn Đặc Sản Miền Tây
3. Cách nấu chè thập cẩm miền Nam
Cách nấu chè thập cẩm miền Nam rất đơn giản, thực hiện theo 6 bước cụ thể dưới đây để món chè được thơm ngon, đúng vị.
3.1. Sơ chế nguyên liệu
-
Đậu đen và đậu xanh: Vo sạch sau đó ngâm trong nước khoảng 6-8 tiếng cho đậu mềm ra sau đó đem vo lại 1 lần nữa cho sạch rồi để ráo nước.
-
Bột năng: Hòa tan bột với nước.
-
Cùi dừa: Cắt hạt lựu.
-
Củ dền: Gọt vỏ rửa sạch, cắt hạt lựu.
3.2. Nấu chè đậu đen
-
Cho phần đậu đen đã ngâm vào nồi, thêm vào 500ml nước sau đó đun lửa lớn để nồi đậu đen sôi lên rồi vặn nhỏ lửa hầm trong khoảng 30 phút là đậu đen chín mềm.
-
Tiếp theo bạn chắt phần nước đậu đen ra tô, phần hạt để lại trong nồi sau đó bạn cho 100 gram đường vào nồi rồi bật bếp dùng đũa đảo đều để đường ngấm vào đậu, sào đậu với đường trong khoảng 3 phút thì tắt bếp.
3.3. Nấu chè đậu xanh
-
Bạn lấy phần đậu xanh đã ngâm cho vào xửng hấp khoảng 15 phút là đậu xanh chín, hạt đậu đã bở nhưng không bị nát.
-
Bắc nồi lên bếp, sau đó cho vào nồi 1 lít nước và đun sôi, tiếp đến bỏ 200 gram đường vào và khuấy đường cho tan, cho đậu đã hấp chín vào đun sôi, vớt bỏ phần bọt nổi lên trên. Sau đó bạn đổ bột năng đã pha với nước vào nồi và khuấy đều khoảng 3-5 phút đến khi thấy nồi chè đậu xanh sẽ hơi sệt lại thì tắt bếp.
3.4. Làm trân châu trắng và đỏ
Trân châu trắng:
-
Cho 150 gram bột năng vào tô lớn sau đó từ từ cho nước sôi sào nhào bột cho đều, nhào đến khi bột thành 1 khối không dính tay. Chia khối bột thành những viên nhỏ, lấy phần cùi dừa đã cắt hạt lựu làm phần nhân, cứ mỗi viên bột cho một nhân dừa rồi xoay tròn lại để thành viên trân châu.
-
Bắc lên bếp 1 nồi nước, đun sôi nước sau đó bỏ trân châu vào nấu chín, đun khoảng 5-7 phút là trân châu nổi lên trên thì bạn vớt trân châu ra cho vào tô nước sôi để nguội sau đó vớt trân châu ra 1 chiếc tô khác thêm 50 gram đường và trộn đều.
Trân châu đỏ:
-
Cho củ dền vào nồi, thêm chút nước rồi đun cho tới khi sôi thì đem rây lấy phần nước củ dền. Lấy phần nước này trộn với 150 gram bột năng vào để làm trân châu đỏ, nhào bột cho tới khi khối bột không còn dính tay.
-
Thực hiện luộc trân châu đỏ như luộc trân châu trắng.
3.5. Nấu nước cốt dừa
- Hòa tan 30 gram bột năng và 30ml nước rồi dùng muỗng khuấy đều. Bắc nồi lên bếp, cho nước cốt dừa vào nồi thêm 50ml nước rồi dùng muỗng khuấy đều. Khi thấy sôi lăn tăn thì tắt bếp.
3.6. Trình bày
Hoàn thành bước nấu nước cốt dừa là cách nấu chè thập cẩm miền Nam cũng đã xong. Bạn đợi các nguyên liệu nguội hết sau đó cho có đá vào cốc và bỏ lần lượt các nguyên liệu gồm: Chè đậu đen, đậu xanh, trân châu trắng, trân châu đỏ, nước cốt dừa, dừa khô và vài giọt dầu chuối là có thể thưởng thức.
4. Thành phẩm
Cách nấu chè thập cẩm miền Nam không khó nhưng thành phẩm khiến bạn ngỡ ngàng bởi độ thơm ngon và màu sắc hấp dẫn. Cách nấu chè thập cẩm miền Nam đúng chuẩn sẽ giúp người thưởng thức cảm nhận được vị ngọt đậm đà, thơm bùi của đậu đen, đậu xanh, nhâm nhi cùng viên trân châu trắng, trân châu đỏ dai dai hòa quyện trong nước cốt dừa béo ngậy và hương thơm hấp dẫn của dầu chuối.
5. Bảo quản chè thập cẩm
Cách nấu chè thật cẩm miền Nam không quá khó, món chè được tạo nên bởi sự kết hợp của nhiều nguyên liệu. Chè ngon nhất là khi vừa nấu xong và thưởng thức ngay. Tuy nhiên nếu nấu quá nhiều và không thể sử dụng hết bạn có thể cho chè vào ngăn mát tủ lạnh. Với cách bảo quản này, bạn cần lưu ý một số điều sau:
-
Để riêng từng loại nguyên liệu: Hãy chia rõ ràng từng nguyên liệu. Không để bất cứ nguyên liệu nào lẫn vào nhau. Mỗi loại cần được để vào một hộp riêng biệt.
-
Dùng hộp sạch, đã được tiệt trùng, nắp hộp phải kín: Việc bảo quản đồ ăn chín trong tủ lạnh cần phải thật cẩn thận nếu không sẽ rất dễ gây đau bụng, tiêu chảy…
-
Chỉ sử dụng trong 1 – 2 ngày: Dù được bảo quản đúng cách, món chè này cũng chỉ nên sử dụng trong 1 – 2 ngày để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho người dử dụng
-
Chè thập cẩm đã trộn lẫn các nguyên liệu không nên để vào tủ lạnh, lý do là trong chè đã có nước cốt dừa khiến chè rất nhanh hỏng.
6. Ăn nhiều chè thập cẩm có béo không?
Một cốc chè thập cẩm sẽ có những thành phần cơ bản là các loại đậu, bột năng, nước cốt dừa, đường… Thông thường, hàm lượng calo trong chè thập cẩm sẽ lên đến 500 calo/cốc.
Nếu bạn ăn món chè này quá nhiều rất dễ bị tăng cân mất kiểm soát và béo phì. Chè thập cẩm cũng chứa nhiều đường nên những người đang ăn kiêng hay muốn giảm cân cần cân nhắc và tính toán kỹ trước khi chọn món này.
7. Lưu ý khi ăn chè thập cẩm
Chè thập cẩm miền Nam mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, cách nấu chè thập cẩm miền Nam lại khá đơn giản nên được nhiều người ưa chuộng. Khi sử dụng món chè này, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:
-
Không ăn chè quá ngọt: Đường là nguyên nhân chính gây tăng cân. Vì vậy để giảm lượng calo, bạn nên sử dụng món chè với độ ngọt vừa phải hoặc có thể thay thế bằng đường ăn kiêng.
-
Ăn lượng vừa đủ: Không riêng gì món chè thập cẩm. Sử dụng bất kỳ loại đồ ăn thức uống nào cũng nên ăn với lượng vừa phải để cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe
-
Không ăn chè trước bữa ăn: Thưởng thức xong cốc chè thập cẩm có thể bạn đã no bụng và bỏ luôn bữa ăn chính. Điều này là không tốt cho sức khỏe, vậy nên cần hạn chế ăn chè trước bữa cơm.
-
Người dị ứng: Nếu dị ứng với bất cứ nguyên liệu nào của món chè thập cẩm thì tuyệt đối không nên dùng.
-
Phụ nữ mang thai nên ăn với liều lượng vừa phải: Do chè có chứa lượng đường lớn nên nếu bạn đang mang bầu, nên hạn chế ăn nhiều tránh gây tiểu đường thai kỳ.
Hy vọng với những lưu ý trên sẽ giúp các bạn thưởng thức món chè thập cẩm một cách an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cách nấu chè thập cẩm miền Nam đơn giản nhưng thành phẩm lại cuốn hút người dùng bởi hương vị hài hòa, không gây ngán. Hãy vào bếp và trổ tài nấu nướng để chiều đã cả nhà món chè thơm ngon, bắt mắt này.