Cách nấu chè thập cẩm truyền thống gần đây thu hút sự quan tâm của nhiều người. Sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu thơm ngon, bổ dưỡng khiến món chè càng được yêu thích hơn nữa. Bổ sung ngay công thức nấu chè thập cẩm truyền thống vô cùng đơn giản, dễ làm lại cực chuẩn vị vào thực đơn của bạn để cùng gia đình thưởng thức mỗi dịp cuối tuần nhé.
1. Hướng dẫn cách nấu chè thập cẩm truyền thống ăn vào nhớ mãi
Là một món ăn quen thuộc có mặt ở khắp mọi miền đất nước, chè thập cẩm được kết hợp giữa nhiều nguyên liệu phong phú làm nên món ăn hấp dẫn, mát lành. Để nấu được một nồi chè thập cẩm ngon, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu và nấu theo các bước dưới đây.
1.1. Nguyên liệu nấu chè thập cẩm truyền thống
Không giống với chè đậu xanh, chè đậu đỏ, chè đậu ngự… chỉ có một số nguyên liệu cố định, chè thập cẩm yêu cầu nhiều loại nguyên liệu hơn, bao gồm:
- 100g đậu đỏ
- 100g đậu đen
- 100g đậu xanh
- 50g cốm
- 100g đường
- 300ml nước cốt dừa
- 20g bột năng
- 20g bột bắp
- 2g lá dứa
- 50g dừa khô
- 50g đậu phộng rang
- 50g thạch dừa
1.2. Cách nấu chè thập cẩm truyền thống ngon mát
Bạn cần trải qua 4 bước để làm nên nồi chè thập cẩm truyền thống:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen vo sạch, nhặt bỏ hạt lép, hạt hư.
- Ngâm đậu trong nước từ 4 đến 5 tiếng để đậu nấu nhanh chín, sau đó rửa sạch, để ráo.
- Hòa tan bột năng trong 1 ít nước.
- Vo sạch cốm, để ráo nước.
Bước 2: Tiến hành cách nấu chè thập cẩm truyền thống
- Cho đậu đen, 700ml nước cùng nửa thìa cà phê muối vào nồi, ninh đến khi đậu đen chín. Để thuận tiện hơn, bạn có thể dùng nồi cơm điện nấu đậu đen để đậu nhanh chín hơn. Đến khi đậu chín mềm, cho thêm 2 thìa canh đường vào rồi khuấy đều tay.
- Cho đậu đỏ, 700ml nước cùng nửa thìa cà phê muối vào nồi, nấu sôi. Đến khi chè sôi, cho 2 thìa canh đường vào, giảm nhỏ lửa, nấu tiếp trong 5 phút rồi tắt bếp.
- Cho đậu xanh, 700ml nước cùng nửa thìa cà phê muối vào một nồi khác, đun sôi. Sau khi nước sôi, cho ½ lượng bột năng đã hòa tan và 2 thìa canh đường vào nồi, khuấy đều tay, giảm nhỏ lửa lại nấu tiếp 5 phút rồi tắt bếp.
- Cho cốm cùng 700ml nước vào nồi khác rồi đun sôi, đảo đều tay để cốm tan ra. Sau khi cốm sôi, cho ½ lượng bột năng còn lại cùng 2 thìa canh đường vào nồi, khuấy đều tan, giảm lửa nhỏ rồi nấu tiếp thêm 5 phút sau đó tắt bếp.
Mẹo: Trong quá trình nấu đậu, bạn hãy vớt bỏ bọt để nồi chè trông bắt mắt hơn. Ninh mềm các loại đậu là công đoạn chính trong cách nấu chè thập cẩm truyền thống
Bước 3: Nấu chín nước cốt dừa
- Đun 400ml nước cốt dừa, 50g đường, 2g lá dứa, ½ thìa cà phê muối với nhau trên lửa nhỏ, khuấy đều tay.
- Đợi khi hỗn hợp nước cốt dừa sôi lên thì cho thêm 20g bột bắp vào nồi, khuấy đều nhằm tạo thêm độ sánh cho nước cốt dừa.
Mẹo: Khi đổ hỗn hợp bột bắp vào nồi nấu, bạn nên đổ từ từ, vừa đổ vừa khuấy đều tay để tránh làm bột đọng ở thành và đáy nồi.
Bước 4: Thành phẩm
- Cho chè đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, cốm, đậu phộng, thạch dừa và nước cốt dừa vào ly rồi thưởng thức.
- Bạn nên ăn kèm với đá bào để tăng thêm hương vị.
- Tùy theo khẩu vị của từng thành viên trong gia đình, bạn có thể thay đổi, thêm hoặc bớt liều lượng các nguyên liệu để phù hợp với sở thích cá nhân của thành viên đó.
Xem thêm: 1 Cốc Chè Thập Cẩm Bao Nhiêu Calo? Vì Sao Nên Nói Không Với Chè?
2. Lưu ý quan trọng nhất định phải nhớ khi nấu chè thập cẩm truyền thống
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nhớ trong cách nấu chè thập cẩm truyền thống để món chè được thơm ngon, đúng chuẩn:
- Nên chọn hạt đậu to tròn, không bị sâu mọt để món chè được ngon hơn.
- Chỉ nấu với lượng vừa ăn, không nên nấu dư quá nhiều để tránh dư thừa, giảm chất lượng.
- Bảo quản chè thập cẩm trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 1 – 2 ngày mà không lo chất lượng bị ảnh hưởng.
- Nguyên liệu để nấu món chè thập cẩm đều bao gồm các thực phẩm giàu tinh bột. Một ly chè thập cẩm truyền thống thành phẩm có chứa khoảng 500 calo. Do đó, nếu đang trong quá trình giảm cân hoặc có ý định giảm cân thì bạn nên cân nhắc việc thường xuyên ăn chè. Bạn có thể ăn giải nhiệt mùa hè với liều lượng 1 ly nhỏ, tần suất mỗi tháng ăn 1 lần.
3. Một số biến tấu của chè thập cẩm truyền thống vạn người mê
Chè thập cẩm với hương vị ngọt ngào, thanh mát là chọn lựa giải khát của nhiều người. Nếu bạn là tín đồ mê ăn chè thì hãy đến với những cách biến tấu tăng thêm độ hấp dẫn của món ăn sau:
3.1. Thêm các loại trái cây tươi
Đối với những người ăn healthy, cắt giảm tinh bột thì có thể thay thế các loại đậu thành những loại trái cây tươi. Vị ngọt tự nhiên từ trái cây cũng sẽ giúp cho món chè thập cẩm có vị ngọt mà bạn không cần cho quá nhiều đường trong khi nấu. Một số loại trái cây có thể cho vào chè thập cẩm là xoài chín, dưa hấu, đào, chuối, thanh long, mít, đu đủ,…
Trái cây cần được nấu với nước đường khoảng 20 phút để thấm đường. Bạn nên chọn mua trái cây tươi, không bị dập hay hư để nồi chè được chất lượng nhất.
3.2. Thay thế bằng các nguyên liệu theo mùa
Nếu nấu chè thập cẩm với trái cây tươi, bạn sẽ nhận thấy một nhược điểm là không phải lúc nào cũng tìm thấy loại quả mà mình cần. Do đó, ta có thể thay thế bằng những loại nguyên liệu theo mùa. Ví dụ như mùa hè có mít, chôm chôm, mãng cầu gai, xoài, măng cụt, nho,… còn mùa xuân thì có bưởi, đu đủ, ổi, dưa hấu,…
Xem thêm: Cách Làm Sinh Tố Chuối Ngon Như Nhà Hàng Chỉ 5 Phút Tại Nhà
3.3. Biến tấu cách trang trí
Trang trí ly chè sao cho đẹp mắt cũng làm cho món ăn trông hấp dẫn hơn. Một cách giúp ly chè thập cẩm của bạn trông ngon miệng là múc lần lượt từng loại chè như chè đậu xanh ở dưới cùng, sau đó đến chè đậu đen, trên cùng là chè đậu đỏ kèm theo thạch dừa, đậu phộng. Nếu nấu chè với trái cây, bạn có thể điểm tô cho ly chè thêm nhiều màu sắc bằng cách chọn các loại quả với đa dạng màu rực rỡ.
Món chè thập cẩm quen thuộc được yêu thích nhờ nguyên liệu đa dạng và hương vị không gây ngán. Bỏ túi cách nấu chè thập cẩm truyền thống bên trên bạn sẽ có thêm một món quà ăn vặt giúp giải tỏa cái nóng mùa hè hiệu quả, lại vô cùng bổ dưỡng. Chúc các bạn vào bếp thành công.