Lá sung rất phổ biến phổ biến ở Việt Nam tuy nhiên, dùng lá sung nấu nước uống có tác dụng gì thì không phải ai cũng biết. Trên thực tế, nước lá sung có rất nhiều tác dụng tuyệt vời như chữa bệnh tiểu đường, ngăn ngừa các tác nhân gây hại cho gan, ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào ung thư, làm giảm huyết áp. Ngoài ra, bạn còn có thể tận dụng lá sung để chữa trị rất nhiều bệnh khác.
1. Lá sung có đặc điểm gì?
Trước khi tìm hiểu lá sung nấu nước uống có tác dụng gì, hãy cũng khám phá đặc điểm của loại lá quen thuộc này. Lá sung là một loại lá dân gian được sử dụng như một bài thuốc Đông Y hiệu quả. Theo đó, lá sung có tính mát, vị ngọt hơi chát, đặc biệt trên lá sung thường có những nốt phồng trông giống như bong bóng nổ. Những nốt sần đó được tạo thành do bị sâu Psyllidae ký sinh. Vào thời điểm những nốt sần phồng to như vậy thì con sâu cũng đã bỏ đi từ lâu. Ở trong nốt sần không có trứng hay có sâu ký sinh sót lại.
Một số nghiên cứu chỉ ra, lá sung có nốt tốt hơn lá bình thường. Lá này có thể chữa được rất nhiều bệnh như gan, đau đầu, dùng làm thuốc bổ cho người ốm. Thậm chí, hiện tượng có những nốt sần chỉ xuất hiện ở các lá tươi, mới mọc từ chồi còn các lá già sẽ không có các nốt sần này. Do đó, nếu muốn ăn lá sung, hãy lựa chọn những lá có nốt sần, sẽ ít xơ, ít chát và dễ ăn hơn.
2. Dùng lá sung nấu nước uống có tác dụng gì?
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người vẫn sử dụng lá sung như một loại rau sống ăn kèm thực phẩm hoặc dùng lá sung nấu nước uống thay trà hàng ngày. Vậy dùng lá sung nấu nước uống có tác dụng gì mà được nhiều người tin dùng đến vậy. Dưới đây là một số tác dụng tuyệt vời của nước lá sung.
2.1. Chống ung thư
Các chuyên gia nhận định rằng lá sung và nhựa mủ tự nhiên của cây sung có một số hoạt tính kháng u, có tác dụng chống lại các tế bào ung thư ruột kết ở người, ung thư gan, ung thư vú và ung thư cổ tử cung.
Tuy nhiên, chúng ta không nên khẳng định uống nước lá sung nhằm hạn chế ung thư. Chỉ có thể kết luận rằng, loại lá này có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của một số tế bào ung thư.
2.2. Giảm huyết áp
Trong lá sung có hàm lượng kali dồi dào. Đây là khoáng chất rất hiệu quả trong việc kiểm soát và giảm huyết áp. Nước lá sung còn có khả năng cải thiện lượng mỡ trong máu, tốt cho sức khỏe mạch máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
2.3. Bảo vệ gan
Lá sung có tác dụng bảo vệ gan khỏi những tác nhân gây hại. Sử dụng nước lá sung có thể chữa được các bệnh về gan trong đó có nóng gan, thanh nhiệt cơ thể, chứng vàng da.
Để có một cốc nước lá sung thơm mát và hiệu quả trong bảo vệ gan, bạn có thể tham khảo cách nấu nước sau đây:
Nguyên liệu:
-
Lá sung đã phơi khô: 30g
-
Nước lọc: 500ml
Cách làm.
-
Bước 1: Đun sôi nước ở nhiệt độ cao.
-
Bước 2: Khi nước sôi, giảm lửa nhỏ, cho lá sung vào đun cùng trong 5 phút.
-
Bước 3: Khi đã đun đủ thời gian, tắt bếp, cho nước lá sung ra ngoài để nguội bớt.
-
Bước 4: Lọc lấy nước lá sung, tách riêng với bã để sử dụng.
Lưu ý: Không thêm mật ong, đường hay bất kỳ chất tạo ngọt khác.
2.4. Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Cùng với khả năng bảo vệ gan, giảm huyết áp, hỗ trợ phòng các bệnh về tim mạch hay ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư, lá sung nấu nước uống có tác dụng gì với người tiểu đường cũng được nhiều người quan tâm.
Trong lá sung chứa nhiều hợp chất quan trọng giúp cải thiện mức insulin và giảm lượng đường trong máu. Vì thế, có thể sử dụng lá sung để hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa các biến chứng khác của bệnh tiểu đường. Cách chữa các bệnh tiểu đường với nước lá sung cũng rất đơn giản.
Nguyên liệu:
-
Lá sung: 300g
-
Nước lọc: 1 lít
Cách làm:
-
Bước 1: Rửa sạch lá sung rồi để ráo nước, vò qua cho lá nát ra.
-
Bước 2: Cho 1 lít nước vào ấm rồi đun sôi.
-
Bước 3: Nước sôi, cho lá sung vào đun thêm khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng nước này để uống hàng ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu đang điều trị bệnh bằng insulin cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá sung.
3. Một số tác dụng khác của lá sung
Bên cạnh dùng lá sung nấu nước uống có tác dụng gì, bạn cũng có thể tìm hiểu các công dụng chữa bệnh khác của lá sung:
-
Tác dụng làm co búi trĩ: Để có thể làm giảm khó chịu do co búi trĩ bạn có thể sử dụng lá sung cùng các loại lá khác như ngải cứu, lá lốt, cúc tần, củ nghệ tươi và nước bồ kết đặc. Rửa sạch nguyên liệu, thái nhỏ, thêm 8 cốc nước rồi đun sôi lên. Sau đó, cho nước bồ bồ kết vào đậy kín. Đun nhỏ lửa khoảng 10 – 15 phút nữa thì đổ ra thau rồi xông hậu môn.
-
Chữa thủy đậu: Lấy 150g lá sung tươi rồi sắc lấy nước đặc. Dùng khăn mềm thấm nước rồi lau nhẹ lên vùng da bị thủy đậu 3 lần mỗi ngày.
-
Chữa mụn cóc: Sử dụng phần nhựa từ cuống lá sung rỉ ra rồi bôi lên mụn mỗi ngày 2 lần. Mụn cóc sẽ khô lại và rụng ra.
-
Khi mặt nổi cục sưng đỏ: Lấy lá sung có nổi sần đun lấy nước xông hơi cho đến khi khỏi hẳn.
-
Trị ghẻ lở: Hái lá sung non giã ra rồi xát lên vùng da bệnh. Thực hiện đều đặn hàng ngày cho đến khi bong vảy.
Xem thêm: Bất Ngờ Các Tác Dụng Của Đậu Đen Với Cơ Thể, Đẩy Lùi Huyết Áp, Tiểu Đường Nhanh Chóng
4. Đối tượng nào nên và không nên sử dụng lá sung
Biết được dùng lá sung nấu nước uống có tác dụng gì mà không xem xét xem bản thân có thuốc đối tượng dùng được lá sung không thì thật là thiếu sót. Về cơ bản, nước lá sung tốt cho sức khỏe nhưng với một số đối tượng vẫn nên cẩn thận khi sử dụng loại nước lá này.
4.1. Người nên dùng lá sung
Lá sung có thể sử dụng với mọi đối tượng lứa tuổi. Trong đó, những người cơ thể ốm yếu, bị mụn, lở loét, đau những xương khớp được khuyên sử dụng loại lá này. Đặc biệt, với những người bị tiểu đường, trĩ được ghi nhận là sử dụng lá sung rất hiệu quả.
4.2. Đối tượng không nên dùng lá sung
Một số đối tượng dưới đây không nên sử dụng loại lá này để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
-
Người bị xuất huyết âm đạo hoặc trực tràng: không nên dùng lá sung cho đến khi máu ngừng chảy.
-
Người có đường huyết thấp: lá sung có thể làm giảm lượng đường trong máu, do đó những người bị đường huyết thấp tránh sử dụng.
-
Người bị bệnh thận: nếu uống nước lá sung hoặc ăn loại lá này có thể khiến tình trạng bệnh tệ hơn.
Với những đối tượng trên, dù biết lá sung nấu nước uống có tác dụng gì cũng tuyệt đối không sử dụng loại nước này.
5. Cách nấu lá sung uống nước hàng ngày
Khi đã biết dùng lá sung nấu nước có tác dụng gì đối với cơ thể, bạn hãy thường xuyên nấu loại nước lá này tại nhà với hai cách làm vô cùng đơn giản để phát huy tối đa công dụng của chúng.
5.1. Cách nấu nước lá sung tươi
Dùng lá sung tươi để nấu nước rất đơn giản, không tốn nhiều thời gian, bạn có thể tham khảo cách làm sau:
Nguyên liệu chuẩn bị: Lá sung tươi, nước lọc.
Cách làm:
-
Lá sung tươi rửa sạch rồi vò qua.
-
Cho vào nồi nước đun sôi cho tới khi nước chuyển sang màu vàng. Khoảng thời gian phù hợp là tầm 15 phút.
-
Cho nước lá sung ra để nguội bớt và uống hết trong ngày, không để qua đêm.
5.2. Cách nấu nước lá sung khô
Bên cạnh nước lá sung tươi, bạn cũng có thể dùng lá sung khô để nấu nước cũng rất hiệu quả:
Nguyên liệu chuẩn bị: Lá sung, nước lọc.
Cách làm:
-
Lá sung rửa sạch, phơi nắng cho thật khô. Cho vào túi, hộp bảo quản cẩn thận để có thể dùng dần.
-
Cho lá sung khô vào bình trà, đổ nước sôi ngập lá rồi bỏ phần nước đó đi.
-
Tiếp tục đổ nước sôi đầy bình để hãm lá sung.
-
Đợi trà ngấm khoảng 5 phút rồi cho ra cốc để thưởng thức.
Mỗi ngày bạn có thể dùng 2 – 3 tách trà sau bữa ăn. Điều này còn có tác dùng ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa.
6. Lưu ý khi uống nước lá sung
Hiểu rõ lá sung nấu nước uống có tác dụng gì bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Bạn chỉ nên uống tối đa 2 cốc nước sung ấm một ngày với định lượng thích hợp. Kiên trì sử dụng hàng ngày sẽ thấy hiệu quả tích cực.
-
Để đảm bảo sức khỏe, bên cạnh uống nước lá sung bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, kết hợp tập luyện thể dục thể thao.
-
Một số đối tượng như người đường huyết thấp, xuất huyết trực tràng không nên dùng nước lá sung.
Xem thêm: Bật Mí Cách Sử Dụng Hạt Kỷ Tử Tăng Cường Sức Khỏe, Phòng Ngừa Bệnh Tật
Là loại lá quen thuộc, phổ biến có thể dễ dàng tìm kiếm trong đời sống hàng ngày, biết được lá sung nấu nước uống có tác dụng gì hãy tận dụng vị thuốc dân gian này như một cách tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý về đối tượng sử dụng và cách dùng sao cho hợp lý để nước lá sung có thể phát huy công dụng một cách tối đa.