Cách nấu rau chùm ngây cho bé ngon miệng hết còi cọc, giúp tăng cường hệ miễn dịch rất tốt cho gan, thận của bé được rất nhiều bà mẹ săn lùng hiện nay. Chùm ngây là loại thực phẩm có công dụng chống suy dinh dưỡng, bổ sung canxi vô cùng hiệu quả. Khám phá những công thức nấu ăn sáng tạo được chuyên gia gợi ý.
1. Khám phá cách nấu rau chùm ngây cho bé ngon miệng
Chùm ngây là một loại cây chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất. Đặc biệt loại rau này có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn rất nhiều so với các loại rau củ khác, nên đây là một loại thực phẩm hiện đang được các mẹ săn lùng để nấu cháo cho bé ăn dặm.
1.1. Cách nấu rau chùm ngây cho bé với thịt heo
Chùm ngây khi kết hợp với thịt lợn sẽ mang đến món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất giúp bé phát triển toàn diện. Ngoài ra, món ăn này còn có vị ngọt béo tự nhiên kích thích vị giác của trẻ.
Nguyên liệu:
- 20g lá chùm ngây
- 3 nắm gạo
- 100g thịt lợn
- Nước hầm xương
- Dầu ăn dặm, nước mắm
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lá chùm ngây nhặt lấy lá non, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ.
- Bước 2: Thịt rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn.
- Bước 3: Gạo vo sạch, ngâm trong nước khoảng 30 phút. Sau đó gạo vào nồi đổ nước hầm xương vào đun sôi, đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa xuống.
- Bước 4: Đợi khi cháo chín nhừ, cho thêm thịt và rau chùm ngây vào, đảo đều cho các gia vị quyện vào nhau, nêm gia vị vừa ăn với bé rồi tắt bếp.
- Bước 5: Múc cháo ra tô cho bé, sau đó cho thêm dầu ăn dặm đợi nguội bớt thì có thể cho bé thưởng thức.
1.2. Hướng dẫn nấu rau chùm ngây với cá hồi cho bé
Nếu bạn đang muốn bổ sung vitamin, khoáng chất cho trẻ phát triển cả thể chất và trí não có thể áp dụng cách nấu rau chùm ngây cho bé ngon miệng với cá hồi.
Nguyên liệu:
- 20g rau chùm ngây
- 50g gạo nếp
- 25g gạo tẻ
- 50g cá hồi phi lê
- Dầu oliu
- Gia vị ăn dặm
Cách thực hiện:
- Bước 1: Gạo nếp và gạo tẻ ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút – 1 tiếng.
- Bước 2: Cho gạo đã ngâm cùng 500ml nước vào nồi đun sôi. Sau khi cháo sôi thì hạ nhỏ lửa đun đến khi nhừ.
- Bước 3: Nhặt lá rau chùm ngây, bỏ là già và sâu, rửa sạch và xay nhuyễn.
- Bước 4: Cá hồi rửa sạch, băm nhuyễn, sau đó xào qua cá hồi cho thơm.
- Bước 5: Đợi đến khi cháo chín nhừ, bạn cho cá hồi và rau chùm ngây vào nồi đảo đều tay, sau đó nêm thêm chút gia vị cho bé, và tắt bếp
- Bước 6: Múc cháo ra tô, cho ½ thìa dầu liu đảo đều và cho bé thưởng thức.
1.3. Cách nấu rau chùm ngây cho bé với với tôm cho bé
Cháo chùm ngây với tôm là món ăn ngon, đậm đà, kích thích vị giác của bé. Không chỉ vậy nó còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Nguyên liệu:
- 20g lá chùm ngây
- 50g nắm gạo
- 100g tôm đã bóc vỏ
- Nước nước luộc gà
- Dầu ăn dặm
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lá chùm ngây rửa sạch, loại bỏ những lá già, để ráo nước rồi thái nhỏ.
- Bước 2: Tôm rửa sạch, lột vỏ, cho vào máy xay nhuyễn.
- Bước 3: Gạo vo sạch, ngâm nước ít nhất 30 phút. Sau đó cho vào nồi nấu cùng nước hầm xương cho đến khi sôi. Sau khi sôi hạ nhỏ lửa đun nhừ
- Bước 4: Bắc chảo lên bếp cho thêm chút dầu ăn, chờ dầu nóng thì tiến hành phi thơm hành và cho tôm vào xào chín.
- Bước 5: Đợi cháo đã nhừ thì cho tôm, rau chùm ngây vào đảo đều cho các gia vị quyện vào nhau, nêm thêm 1 chút gia vị cho bé, sau đó tắt bếp.
- Bước 6: Múc cháo ra tô cho bé, cho thêm dầu ăn dặm, đợi cháo nguội bớt thì cho bé thưởng thức.
1.4. Cách nấu rau chùm ngây cho bé với tim heo
Rau chùm ngây chứa nhiều vitamin A, C, E, K, beta-carotene,… cùng các khoáng chất như sắt, kẽm, selen,… Những chất này đều có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh vê virus, vi khuẩn. Ngoài ra, tim heo chứa nhiều vitamin B12 giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Nguyên liệu:
- 20g lá chùm ngây
- 20g gạo
- 100g tim heo
- Nước hầm xương
- Đầu hành
- Dầu ăn, nước mắm
Cách thực hiện:
- Bước 1: Gạo vo sạch, ngâm trong nước khoảng 30 phút.
- Bước 2: Cho gạo vào nồi cho nước hầm xương vào đun cháo đến khi sôi, thì hạ nhỏ lửa xuống náu cho đến khi nhừ.
- Bước 3: Lá chùm ngây rửa sạch, bỏ lá già, chờ ráo nước rồi cắt nhỏ.
- Bước 4: Tim heo rửa sạch, sơ chế, chọn lấy phần nạc băm nhuyễn để bé dễ ăn nhất.
- Bước 5: Cho dầu vào chảo đợi đầu nóng phi thơm hành. Xào chín tim heo, nêm thêm gia vị cho bé rồi tắt bếp.
- Bước 6: Sau khi cháo đã nhừ, cho tim heo và rau chùm ngây vào đảo đều rồi tắt bếp. Múc cháo ra tô, đợi cháo nguội bớt thì cho bé ăn.
1.5. Cháo chùm ngây với thịt bò
Trong chùm ngây chứa các loại axit amin cần thiết để trẻ phát triển toàn diện. Nếu mẹ áp dụng cách nấu rau chùm ngây cho bé ngon miệngvới thịt bò sẽ cung cấp thêm protein giúp trẻ phát triển cơ bắp và xương khớp.
Nguyên liệu:
- 20g gạo
- 10g thịt bò nạc xay nhỏ
- 20g cây chùm ngây
- 200ml nước dùng
- Dầu ô liu, muối, hạt nêm…
Cách thực hiện:
- Bước 1: Vo gạo, ngâm trong nước khoảng 30 phút để gạo mềm hơn.
- Bước 2: Thịt bò rửa sạch xay nhuyễn sau đó ướp gia vị để thịt ngấm đều.
- Bước 3: Cho gạo vào nồi cùng nước dùng đun đến khi cháo sôi thì hạ nhỏ lửa.
- Bước 4: Cho dầu vào chảo, cho thịt bò vào xào sơ qua.
- Bước 3: Chùm ngây rửa sạch, bỏ lá già xay nhuyễn.
- Bước 4: Khi cháo đã chín nhừ, cho thịt bò và rau chùm ngây vào khuấy đều. Nêm gia vị vừa ăn cho bé và tắt bếp.
- Bước 5: Múc cháo ra bát cho bé đợi cháo nguội bớt thì cho bé thưởng thức.
1.6. Cách nấu rau chùm ngây cho bé với thịt gà
Cháo chùm gây khi kết hợp với thịt gà sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cũng giúp bé tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất hiệu quả hơn.
Nguyên liệu:
- 20g gạo
- 30g ức gà
- 20g cây chùm ngây
- Gia vị cho bé ăn dặm
Cách chế biến:
- Bước 1: Vo gạo sạch, ngâm gạo với nước khoảng 30 phút để gạo dễ nhừ hơn.
- Bước 2: Rau chùm ngây rửa sạch lấy lá non, xay nhuyễn.
- Bước 3: Ức gà rửa sạch, thêm 200ml nước luộc chín. Sau đó vớt ra, xé nhỏ.
- Bước 4: Cho gạo vào nước luộc gà, đun đến khi sôi thì hạ lửa.
- Bước 5: Sau khi cháo chín nhừ, cho thịt gà và rau chùm ngây vào, khuấy đều, nêm gia vị vừa ăn sau đó tắt bếp
- Bước 6: Múc cháo ra bát cho bé, đợi cháo nguội bớt thì cho bé ăn.
Xem thêm: 100g Ức Gà Bao Nhiêu Calo? Ức Gà Làm Món Gì Ngon, Dễ Giảm Cân?
1.7. Cách nấu rau chùm ngây cho bé ngon miệng với trai
Chùm ngây chứa nhiều chất xơ, giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón. Khi nấu với trai sẽ giúp bổ xung thêm chất xơ, có công dụng giúp bé tiêu hóa tốt và hấp thu dưỡng chất hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 100g trai
- 100g rau chùm ngây
- 50g gạo tẻ
- Dầu oliu, gia vị ăn dặm.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trai rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 30 phút. Sau đó khều lấy thịt.
- Bước 2: Gạo vo sạch ngâm trong nước khoảng 30 phút.
- Bước 3: Rau chùm ngây nhặt lá non, rửa sạch, xay nhuyễn.
- Bước 4: Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào đợi chảo nóng phi thơm dầu ăn rồi xào chín.
- Bước 5: Cho gạo vào nồi đun sôi, sau khi cháo nhừ cho trai và chùm ngây vào đảo đều tay. Nêm thêm chút gia vị vào rồi rồi tắt bếp.
- Bước 6: Nêm thêm dầu oliu và gia vị cho vừa với khẩu vị của bé.
2. Giá trị dinh dưỡng có trong rau chùm ngây
Ngoài cách nấu rau chùm ngây cho bé các mẹ cũng quan tâm đến việc loại rau này cũng cung cấp các loại dinh dưỡng cần thiết cho bé so với các loại rau khác như sau:
- Hàm lượng sắt trong chùm ngây gấp 3 lần cải bó xôi.
- Hàm lượng kali trong chùm ngây gấp 3 lần quả chuối.
- Hàm lượng vitamin C trong chùm ngây gấp 7 lần quả cam.
- Hàm lượng beta-carotene trong chùm ngây gấp 4 lần cà rốt.
- Hàm lượng đạm trong chùm ngây gấp 2 lần và hàm lượng canxi gấp 4 lần sữa.
Theo tính toán, chỉ 30g bột lá chùm ngây có thể cung cấp hơn 1/3 nhu cầu protein, 3/4 nhu cầu canxi và hơn 1/2 lượng sắt cần thiết cho cơ thể của trẻ.
Xem thêm: Ức Gà Làm Món Gì Ngon, Dễ Giảm Cân: Món Thứ 3 Ăn Cả Tuần Không Ngán
3. Lợi ích của rau chùm ngây đối với trẻ?
Khi áp dụng cách nấu rau chùm ngây cho bé kể trên sẽ cung cấp cho bé những lợi ích sau:
- Cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng: Tiến sĩ Lowell J. Fuglie, đã sử dụng thành công chùm ngây như một cơ sở để chữa và ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ em chỉ trong vài tuần. Nhờ những khoáng chất như magie, canxi, các axit amin và vitamin A, C….
- Tăng sức đề kháng: Các axit amin amino trong cây chùm ngây giúp phát triển các tế bào, giúp tăng sức đề kháng ở trẻ chống virus, vi khuẩn có hại từ môi trường. Kết hợp với hàm lượng vitamin C cao trong chùm ngây có tác dụng hồi phục cơ thể cho người đang đau yếu, bệnh tật rất nhanh.
- Giàu năng lượng: Hàm lượng khoáng chất và vitamin có trong rau chùm ngây rất lớn. Nên bổ sung thực đơn cho bé mẹ giúp cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ. Đặc biệt có công dụng bảo vệ sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn.
- Phát triển cấu trúc của tế bào: Chùm ngây giàu các loại axit amin amino, Các chất này giúp phát triển các tế bào trong cơ thể trẻ tốt hơn. Vì thế, mẹ nên thêm rau chùm ngây vào thực đơn ăn dặm của trẻ.
- Tăng cường sự trao đổi chất: Trẻ em đang phát triển cần sự trao đổi chất thường xuyên. Các mẹ thêm rau chùm ngây vào thực đơn ăn cho trẻ sẽ giúp quá trình trao đổi chất được tốt hơn và giúp bé yêu phát triển chiều cao cân nặng.
- Tốt cho gan và thận: Nếu mẹ cho bé ăn rau chùm ngây sẽ có công dụng lớn giúp giải độc cho gan và thật rất tốt.
- Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng: Rau chùm ngây có khả năng chống viêm, nhờ các chất chống oxy hóa. Nếu các bé không may bị các bệnh về nhiễm trùng hoặc ho bạn có thể cho bé ăn rau chùm ngây.
4. Nên cho bé ăn bao nhiêu cháo chùm ngây là đủ?
Khi mẹ áp dụng cách nấu rau chùm ngây cho bé, rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều sẽ tạo ra phản ứng ngược như tiêu chảy, nôn trớ, chướng bụng, khó tiêu…
Lượng cháo chùm ngây mà bé nên ăn mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của bé.
- Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi: Nên cho bé ăn 1 – 2 muỗng canh cháo chùm ngây mỗi ngày.
- Trẻ từ 1 đến 2 tuổi: Nên cho bé ăn 2 – 3 muỗng canh cháo chùm ngây mỗi ngày.
- Trẻ từ 2 đến 3 tuổi: Nên cho bé ăn 3 – 4 muỗng canh cháo chùm ngây mỗi ngày.
Lưu ý: Nếu bé bị suy dinh dưỡng, có thể tăng lượng cháo chùm ngây cho bé.
5. Lưu ý khi nấu cháo rau chùm ngây cho bé
Chùm ngây cung cấp các vitamin A, C, E, K, sắt, kẽm, beta-carotene… Đây đều là những chất có lợi cho trẻ. Tuy nhiên, khi áp dụng cách nấu rau chùm ngây cho bé cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chỉ nên cho bé ăn từ 1 – 2 lá chùm ngây mỗi ngày: Chùm ngây chứa nhiều chất xơ, nếu cho bé ăn quá nhiều có thể gây táo bón.
- Mẹ sơ chế rau chùm ngây kỹ lưỡng: Bạn cần rửa rau thật sạch sẽ để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn, vi rút bám đọng trên thân, lá rồi đi vào cơ thể bé.
- Nấu rau chùm ngây nhừ: Cháo nhừ sẽ dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn cho bé.
- Không nên cho bé ăn cháo rau chùm ngây vào buổi tối: Chùm ngây có tác dụng kích thích tiêu hóa, nếu cho bé ăn vào buổi tối có thể gây khó ngủ.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên ăn chùm ngây.
- Theo dõi phản ứng của trẻ: Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như nổi mẩn ngứa, khó thở,… cần ngừng cho bé ăn chùm ngây và đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Chùm ngây là thực phẩm tốt cho sự phát triển của bé. Do đó, các mẹ có thể linh hoạt thay đổi 7 cách nấu rau chùm ngây cho bé ngon miệng giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và phát triển toàn diện.