Gợi ý mâm cỗ tất niên đơn giản nhất theo phong tục miền bắc đơn giản nhưng vẫn đầy đủ

Gợi ý mâm cỗ tất niên đơn giản nhất theo phong tục miền bắc đơn giản nhưng vẫn đầy đủ

Dưới đây là gợi ý mâm cỗ tất niên đơn giản nhất theo phong tục miền bắc không cầu kỳ nhưng vẫn đầy đủ để các bà nội trợ tham khảo.

Việc chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên là việc không thể thiếu của mỗi gia đình. Mỗi vùng miền sẽ có cách chuẩn bị mâm cúng tất niên khác nhau. Dưới đây là gợi ý mâm cỗ tất niên đơn giản nhất theo phong tục miền bắc đơn giản nhưng vẫn đầy đủ.

Gợi ý mâm cỗ tất niên đơn giản nhất theo phong tục miền bắc truyền thống

Mỗi năm cứ vào ngày cuối cùng của tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) là các thành viên trong gia đình đều có dịp sum vầy. Vào những ngày này, các gia đình sẽ làm một mâm cúng tất niên để bày tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Tiễn năm cũ đi và chuẩn bị đón năm mới.

Việc chuẩn bị mâm cỗ tất niên sẽ tuỳ thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền.

Mâm cỗ tất niên miền Bắc sẽ khác so với mâm cỗ tất niên miền Nam, miền Trung. Trong bài viết này chúng tôi sẽ gợi ý mâm cỗ tất niên đơn giản nhất theo phong tục miền Bắc nhưng vẫn đầy đủ và ngon mắt.

Mâm cỗ tất niên đơn giản nhất theo phong tục miền Bắc sẽ gồm có: 4 bát, 4 đĩa. Nhà nào làm cỗ lớn thì sẽ có 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát. Đối với những nhà làm mâm cỗ lớn có khi phải xếp cao lên 2-3 tầng. Mâm cỗ tất niên đơn giản nhất theo phong tục miền bắc truyền thống sẽ gồm các món dưới đây:

  • Một cái bánh chưng
  • Một đĩa dưa hành
  • Một đĩa giò nạc hoặc giò thủ
  • Một đĩa nem rán
  • Một đĩa rau nộm
  • Một bát canh măng ninh xương
  • Một bát canh mọc
  • Một đĩa gà luộc
  • Một đĩa rau xào thập cẩm

Dưới đây là gợi ý mâm cỗ tất niên đơn giản nhất theo phong tục miền bắc truyền thống của một số bà nội trợ đảm đang:

Gợi ý mâm cỗ tất niên đơn giản nhất theo phong tục miền bắc đơn giản nhưng vẫn đầy đủ

Gợi ý mâm cỗ tất niên đơn giản nhất theo phong tục miền Bắc của một bà nôi trợ đảm đang
Gợi ý mâm cỗ tất niên đơn giản nhất theo phong tục miền bắc đơn giản nhưng vẫn đầy đủ
Gợi ý mâm cỗ tất niên đơn giản nhất theo phong tục miền Bắc nhanh gọn
Gợi ý mâm cỗ tất niên đơn giản nhất theo phong tục miền bắc đơn giản nhưng vẫn đầy đủ
Gợi ý mâm cỗ tất niên đơn giản nhất theo phong tục miền Bắc cầu kỳ

Ý nghĩa của mâm cỗ tất niên miền Bắc

Theo quan niệm của người Việt Nam, mâm cỗ tất niên là một phần không thể thiếu trong ngày Tết truyền thống. Mâm cỗ tất niên có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự no đủ, ấm no, hạnh phúc của mỗi gia đình.

Không chỉ là một mâm cỗ để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, mà nó là khoảnh khắc thiêng liêng, quý giá của mỗi gia đình.

Ngoài ra, đây cũng là dịp để những người thân trong gia đình sum vầy sau một năm vất vả, bôn ba bên ngoài.

Mâm cỗ tất niên miền Bắc không cần quá cầu kỳ, các món ăn không cần sang trọng quý giá. Những món ăn trong mâm cỗ tất niên miền Bắc chỉ cần là những món ăn gần gũi, quen thuộc với gia đình và thể hiện lòng thành kính, tâm ý của gia chủ.

Xem thêm: Mua Sắm Chuẩn Bị Cho Ngày Tết Cần Những Gì Để Năm Mới Đủ Đầy?

Làm mâm cỗ tất niên miền Bắc vào thời gian nào?

Nhiều gia đình thường làm mâm cỗ tất niên vào buổi sáng hoặc buổi chiều ngày cuối cùng của tháng 12 âm lịch (tức ngày 30 tháng Chạp). Ngày 30 tháng Chạp âm lịch trong năm 2024 Giáp Thìn sẽ rơi vào ngày 9/2/2024 dương lịch.

Tuy nhiên cũng có một số gia đình miền Bắc sẽ làm mâm cơm cúng tất niên sớm hơn. Cụ thể vào ngày 29 tháng Chạp để thời gian không bị gấp gáp.

Các chuyên gia phong thuỷ gợi ý một số khung giờ đẹp để bạn có thể tham khảo làm mâm cơm cúng tất niên như sau:

3 ngày đẹp để cúng tất niên năm nay là ngày 28, 29, 30 tháng Chạp. Các giờ đẹp để cúng Tất niên cụ thể như sau:

Ngày 28/12 âm lịch (tức ngày 7/2/2024 dương lịch). Các giờ đẹp có thể tham khảo để làm lễ cúng là: giờ Dần (từ 3h-5h), và giờ Mão (từ 5h-7h) hoặc giờ Tỵ (9h-11h), giờ Thân (từ 15h-17h), giờ Tuất (từ 19h-21h), và giờ Hợi (từ 21h-23h).

Ngày 29 tháng Chạp (tức ngày 8/2/2024) các giờ tốt để bạn tham khảo cúng Tất niên như sau: giờ Tý (từ 23h – 1h), giờ Sửu (từ 1h-3h), giờ Thìn (từ 7h-9h), giờ Tỵ (từ 9h-11h) giờ Mùi (từ 13h-15h), giờ Tuất (từ 19h-21h).

Ngày 30 tháng Chạp âm lịch (tức ngày 9/2/2024 dương lịch), các giờ hoàng đạo là: giờ Tý (23h-1h), giờ Dần (3h-5h), giờ Mão (từ 5h-7h), giờ Ngọ (từ 11h-13h), giờ Mùi (từ 13h-15h), giờ Dậu (từ 17h-19h).

Cách bài trí mâm cỗ Tất niên miền Bắc

Việc bài trí mâm cỗ cúng Tất niên miền Bắc cũng vô cùng quan trọng. Tuỳ thuộc vào cách bố trí ban thờ của từng gia đình mà có cách bày trí hợp lý khác nhau. Thông thường các gia đình sẽ bày mâm cỗ mặn trên một chiếc bàn nhỏ rồi đặt dưới bàn thờ chính.

Ngoài mâm cỗ mặn, các gia đình cũng thường sắm thêm mâm ngũ quả, hoa tươi và vàng mã đặt trên ban thờ chính.

Sau khi hoàn thành mâm cỗ, thì người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ thắp hương đọc văn khấn. Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên không cần quá mâm cao cỗ đầy mà mâm cỗ cúng chỉ cần tươm tất, thể hiện lòng thành kính của con cháu với tố tiên, ông bà đã khuất.

Trên đây là gợi ý mâm cỗ tất niên đơn giản nhất theo phong tục miền bắc đơn giản nhưng vẫn đầy đủ để các bạn tham khảo. Hãy lưu lại và chuẩn bị cho gia đình ngay nhé.

Xem thêm: Đầu Bếp Bật Mí Công Thức Nấu Lẩu Gà Dấm Bỗng Chua Thanh Hấp Dẫn Cho Cả Gia Đình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *