Học ngay cách nấu chè ngũ sắc bắt mắt cúng gia tiên, rằm tháng giêng, đầy tháng

Học ngay cách nấu chè ngũ sắc bắt mắt cúng gia tiên, rằm tháng giêng, đầy tháng

Bạn đã biết cách nấu chè ngũ sắc thơm ngon, tròn vị chưa? Đây không chỉ cho ra món tráng miệng ngọt thơm, dẻo mềm, vừa miệng mà còn giúp bạn thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên khi cúng bái. Thực hành ngay công thức này bạn có thể dễ dàng chinh phục cả những người khó tính nhất.

1. Chuẩn bị nguyên liệu nấu món chè ngũ sắc

Theo cách nấu chè ngũ sắc bí truyền, việc chuẩn bị nguyên liệu tươi ngon, chất lượng là yếu tố vô cùng quan trọng. Nguyên liệu ngon, tạo màu đẹp mắt giúp món ăn trở nên hấp dẫn, dẻo ngọt hơn. .

1.1. Nguyên liệu nấu chè ngũ sắc

Trước khi bắt đầu thực hiện theo cách nấu chè ngũ sắc ngon tuyệt hảo, bạn cần lên danh sách các nguyên vật liệu cần thiết. Khối lượng từng loại nguyên liệu cần có như sau:

  • Bột nếp: 500gr

  • Đậu xanh đã bỏ vỏ: 500gr

  • Nước cốt dừa: 550ml

  • Khoai lang: 1 củ khoảng 200gr

  • Nước cốt lá dứa

  • Nước cốt củ dền

  • Nước cốt dành dành

  • Nước cốt gấc

  • Gừng

  • Mè trắng rang

  • Bột bắp

  • Đường phèn

  • Muối

Học ngay cách nấu chè ngũ sắc bắt mắt cúng gia tiên, rằm tháng giêng, đầy tháng

Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ trước khi bắt tay vào nấu

Bên cạnh nguyên liệu, bạn cũng cần chú ý chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ nấu nướng như xửng hấp, nồi nấu, tô đựng, rổ,… để quá trình chế biến diễn ra thuận tiện. Các nàng nên tiến hành công đoạn chuẩn bị thật cẩn thận, từ đó dễ bề kiểm soát khi thực hiện.

1.2. Cách chọn nguyên liệu tươi ngon

Mẹo chọn đậu xanh chất lượng:

  • Chọn những hạt tròn, bóng, không có lớp bụi phấn để lại trên tay.

  • Không mua đậu xanh đã mất mùi hoặc có mùi lạ.

Bí quyết mua được khoai lang ngọt bùi:

  • Nên chọn những củ khoai dáng tròn hoặc thon dài, có phần eo không bị lõm, khi ấn vào không cảm thấy quá cứng.

  • Loại bỏ các củ bị sứt mẻ, nứt nhiều ở mặt ngoài.

  • Tuyệt đối không mua các củ khoai đen, bị rỗ vì đó là khoai hỏng.

Học ngay cách nấu chè ngũ sắc bắt mắt cúng gia tiên, rằm tháng giêng, đầy tháng

Khoai lang tươi mới tạo vị ngọt thanh cho từng lớp vỏ ngoài viên chè ngũ sắc

Với các nguyên liệu còn lại, bạn cần chọn những sản phẩm có bao bì, nguồn gốc rõ ràng ở các địa điểm uy tín. Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng thành phẩm cuối cùng sau khi nấu.

2. Sơ chế nguyên liệu

Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng nhỏ, bỏ vào xửng hấp trong khoảng 15 phút tính từ thời điểm nước bắt đầu sôi. Khi khoai chín, bạn bỏ ra bát tô và nghiền nhuyễn.

Đậu xanh đã tách vỏ ngâm trong vòng 2 – 3 tiếng để đậu mềm, nở bung. Sau đó, bạn rửa lại với nước sạch và vớt ra rổ để ráo. Gừng đem đi rửa, gọt vỏ, thái thành sợi mỏng để chuẩn bị cho cách nấu chè ngũ sắc đúng điệu.

3. Cách nấu chè ngũ sắc cực đơn giản, hút mắt

Sau khi đã sơ chế nguyên liệu xong, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn cách nấu chè ngũ sắc dưới đây chắc chắn sẽ có được món tráng miệng thơm ngọt, đẹp mắt, cả nhà ai cũng khen ngon.

3.1. Trộn bột bánh

Bạn cho khoai nghiền vào tô cùng 500gr bột nếp rồi dùng tay trộn đều. Tiếp theo, chị em đổ từ từ 100ml nước sôi và tiếp tục nhào trộn đều đến khi bột quyện thành khối. Khi khối bột mềm dẻo mịn, không dính tay, bạn chia nhỏ thành 5 phần bằng nhau.

Chú ý: Với cách nấu chè ngũ sắc này, khi lỡ tay đổ quá nước khiến bột nhão, bạn có thể gia giảm thêm bột để đạt được độ dẻo như mong muốn. Nếu bột khô, nàng cho thêm nước, từ đó cân chỉnh độ dẻo như ý.

3.2. Tạo màu tự nhiên cho bột

Chị em nhỏ vài giọt nước cốt tạo màu đã chuẩn bị vào 4 bát bột, nhào đều tay để màu tan ra. Bạn nên dành riêng một chiếc bát đựng màu vàng kem tự nhiên của bột, không cần nhỏ thêm nước cốt tạo màu.

3.3. Làm nhân đậu xanh

Bạn bắc nồi lên bếp để lửa vừa, cho đậu xanh cùng 250ml nước cốt dừa, 30g đường phèn, 1/2 muỗng cà phê muối vào nồi và đổ nước xấp mặt đậu. Sau đó, chị em bật lửa to đến khi bếp sôi thì vặn nhỏ lại, đậy nắp nấu liu riu khoảng 20 phút. Khi đậu chín, bạn vớt ra giã nhuyễn bằng chày rồi dùng muỗng xúc đậu xanh, vo tròn thành viên để làm nhân.

3.4. Nặn các viên chè ngũ sắc

Nàng lấy 1 phần bột to bằng thìa canh, sau đó, vo viên lại và ấn hơi dẹp ra. Bạn đặt viên đậu xanh vừa chuẩn bị vào giữa miếng bột rồi từ từ túm lại để bột bao lấy nhân đậu xanh. Nếu đã hết nhân còn thừa bột, bạn vo thành các viên nhỏ hơn để bỏ vào nấu chung, ăn cũng rất ngon.

3.5. Luộc chín bánh trôi ngũ sắc

Bạn đặt 1 chiếc nồi lên bếp, đun sôi. Khi nước sôi, chị em chỉnh lửa vừa và thả từng viên chè ngũ sắc vào. Bước tiếp theo của cách nấu chè ngũ sắc là luộc khoảng 15 phút. Viên chè ngũ sắc chín sẽ nổi lên mặt nước, bạn nhanh chóng vớt bánh bỏ ngâm trong tô nước lạnh khoảng 5 phút rồi vớt ra rổ, để ráo.

Học ngay cách nấu chè ngũ sắc bắt mắt cúng gia tiên, rằm tháng giêng, đầy tháng

Các viên chè ngũ sắc óng ả, đẹp mắt

3.6. Nấu nước cốt dừa ăn cùng chè ngũ sắc

Bạn cho 300ml nước cốt dừa, 20g đường phèn, 1/3 muỗng cà phê muối và khuấy đều tay để hỗn hợp quyện nhau. Tiếp đến, chị em đổ 15ml nước bột bắp, khuấy đều đến khi thấy nước chè ngũ sắc sánh lại thì tắt bếp.

Sau đó, bạn thêm 500ml nước lọc, 200g đường phèn, 1/2 muỗng cà phê muối, gừng nấu khoảng 2 – 3 phút cho đường tan. Cuối cùng, chị em cho các viên chè vào nấu cùng tầm 3 phút và tắt bếp. Đến đây, cách nấu chè ngũ sắc đã hoàn thành.

4. Thành phẩm hấp dẫn sau khi thực hiện cách nấu chè ngũ sắc đơn giản

Cách nấu chè ngũ sắc đơn giản nhưng lại cho ra thành phẩm thơm mềm, đẹp mắt. Những viên chè rực rỡ, đa sắc màu nổi bật trên nền nước cốt trắng như các nguyên khí lung linh của đất trời tụ hội. Chè ngũ sắc dẻo mịn, ngọt thanh với nhân đậu xanh thơm bùi, hương vị gừng thoang thoảng khiến ai ăn rồi cũng nhớ mãi không quên.

Học ngay cách nấu chè ngũ sắc bắt mắt cúng gia tiên, rằm tháng giêng, đầy tháng

Mâm chè ngũ sắc đẹp mắt, nhận được nhiều lời khen từ các bậc trưởng lão trong gia đình

5. Món chè trôi nước trong đời sống tâm linh

Chè trôi nước không đơn thuần là món ăn ngon mà còn là một phần trong văn hóa tâm linh của người Việt. Theo tín ngưỡng dân gian, ngày rằm là ngày tổ tiên trở về thăm con cháu. Vì vậy, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ để thể hiện sự biết ơn với tổ tiên và cầu mong sự đoàn viên, sung túc.

Món chè ngũ sắc thường được dùng vào các dịp đặc biệt như Tết Nguyên Tiêu, Tết Hàn Thực hay Tết Trung Thu để cầu mong sự an lành, phúc lộc cho gia đình. Bánh hình tròn, màu sắc đa dạng tượng trưng cho sự hòa hợp, đủ đầy và may mắn. Đồng thời, vị ngọt, dẻo, thơm của chè còn mang lại cảm giác ăn ngon miệng cho người thưởng thức.

Ngoài ra, một số quan niệm dân gian cho rằng mỗi viên chè trôi nước tượng trưng cho một vị thần, bảo vệ sức khỏe và đem đến may mắn cho người ăn. Do đó, người nấu phải thực hiện cẩn thận trong từng công đoạn theo cách nấu chè ngũ sắc chẩn chỉnh. Bát chè thơm ngọt đòi hỏi người chế biến phải tỉ mỉ, kiên nhẫn đặt tâm vào món ăn. Nếu nóng vội, bạn không thể nặn bánh thành hình hoặc có thể làm cháy chè, gây thất kính với tổ tiên.

Học ngay cách nấu chè ngũ sắc bắt mắt cúng gia tiên, rằm tháng giêng, đầy tháng

Mâm cúng thôi nôi, đầy tháng đẹp mắt với cách nấu chè ngũ sắc chuẩn chỉ

Nấu chè ngũ sắc như cách gói ghém lòng thành của bạn trong món ngon và dâng cúng lên ông bà tổ tiên. Việc thực hiện theo đúng cách nấu chè ngũ sắc này bằng cả tấm lòng giúp gia tiên động lòng chứng giám. Chúc bạn vào bếp thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *