Cách nấu chè vải ngon nhức nách không quá khó. Món tráng miệng này là lựa chọn tuyệt vời cho các tín đồ hảo ngọt bởi hương vị thanh mát, thơm ngon khiến ai cũng mê mẩn. Nhanh chóng thực hành công thức để có được món chè hấp dẫn đậm đà hơn cả ngoài quán.
1. Lợi ích của chè vải
Vải thiều không chỉ là một loại trái cây tươi ngon mà nó còn được dùng làm nguyên liệu để tạo nên nhiều món ăn, thức uống thơm mát, ngọt ngào. Trong đó, chè vải là một trong những món ăn thành công chinh phục người dùng.
Thưởng thức món chè vải đúng cách, bạn sẽ bất ngờ với những lợi ích về sức khỏe như:
-
Hợp chất oxy hóa trong món tráng miệng này có lợi cho làn da, giúp cho da trở nên chắc khỏe, căng tràn sức sống và trẻ trung hơn.
-
Hàm lượng photpho, magie và magie trong món chè giúp cải thiện tình tráng giòn xương, qua đó xương sẽ trở nên chắc khỏe.
-
Vitamin A, C, B trong nguyên liệu làm nên món chè hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng ung thư da, viêm da, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại của tia cực tím.
-
Cung cấp vitamin C để tóc phát triển tốt, chắc khỏe hơn và giảm tối đa tình trạng khô xơ, chẻ tóc.
-
Bổ sung các dưỡng chất như: Flavonoid, polyphenol và các chất kháng oxy hóa có khả năng phòng chống ung thư hiệu quả.
2. Chọn vải nấu chè như thế nào là chuẩn?
Muốn chọn vải chất lượng để thực hiện cách nấu chè vải tạo nên thành phẩm ngon, bổ dưỡng, bạn nên chọn loại vải tươi, vừa chín tới. Nhìn từ bên ngoài, những quả vỏ có màu đỏ hồng, gân mịn sẽ ngon và ngọt hơn. Không nên mua những quả có gai nhọn, vỏ xanh, bởi đây là loại còn non.
Sờ vào vải tươi bạn có thể cảm nhận được độ đàn hồi, cùng phần vỏ không quá cứng cũng không bị mềm. Thông thường, những quả còn trong chùm, bám chặt nhau khó tách rời là loại mới hái. Do đó, bạn nên ưu tiên chọn những chùm vải như trên.
Ngoài ra, loại trái cây này khi còn tươi sẽ có mùi thơm nhẹ đặc trưng cùng phần thịt mọng nước, dày cơm. Vì vậy, bạn sẽ dễ dàng nhận biết và lựa chọn.
Hãy mua sản phẩm tại các cửa hàng trái cây tươi sạch, siêu thị để đảm bảo vải sạch không bị tẩm hóa chất.
3. Cách nấu chè vải đậu xanh
Sự kết hợp của hương vị vải thanh ngọt cùng đậu xanh bùi bùi giúp món chè thêm đậm vị hơn. Bên cạnh đó, cách nấu món chè trên cũng đơn giản với quy trình như sau:
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
-
200g đậu xanh
-
400g vải
-
100g đường trắng
-
100ml nước cốt dừa
3.2. Cách nấu chè
Bước 1: Xử lý nguyên liệu
Đậu xanh mang ngâm trong nước để nở mềm và dễ dàng loại bỏ những hạt sâu, lép. Sau đó, đổ đậu xanh vào nồi, thêm nước và bắc lên bếp hầm cho đến khi đậu chín mềm.
Lưu ý: Khi thấy đậu xanh sôi hãy hạ nhỏ lửa để tránh trường hợp đậu tràn ra bên ngoài.
Vải đem đi bóc vỏ, tách lấy phần thịt và bỏ hạt.
Bước 2: Cách nấu chè vải đậu xanh
Khi thấy nồi đậu xanh đã chín đều, cho phần vải thiều đã xử lý trước đó vào cùng đường trắng, đun trong vòng 5 phút cho vải chín và đường tan. Thêm nước cốt dừa vào rồi nấu thêm 1 phút nữa nếu bạn muốn món chè có thêm vị béo.
Cuối cùng, hãy nêm nếm lại cho vừa miệng và tắt bếp để nguội. Giờ thì chỉ cần múc chè ra chén và trang trí cho thêm hấp dẫn để thưởng thức thôi.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Hạt Sen Đậu Đen Ngon Bá Cháy, Càng Ăn Càng Ghiền
4. Cách nấu chè vải hạt sen
Khác với đậu xanh, hạt sen tuy cũng có vị bùi bùi nhưng rất ngọt mà lại còn có lợi trong việc giảm stress, an thần. Do đó, hạt sen trở thành nguyên liệu tiếp theo được biến tấu với cách nấu chè vải truyền thống để tạo nên một món tráng miệng với hương vị mới lạ, bổ dưỡng.
4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
-
200g hạt sen
-
500g vải
-
150g đường trắng
-
1 ống vani
Lưu ý: Hạt sen nên chọn loại còn tươi để đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng. Bạn sẽ dễ dàng tìm mua hạt sen chất lượng trong các siêu thị, chợ nông sản.
4.2. Cách nấu chè vải hạt sen
Bước 1: Xử lý nguyên liệu
Vải thiều mang đi luộc trong nồi khoảng 3 phút rồi ngâm với nước lạnh tiếp theo, lột vỏ, bỏ hạt. Phương pháp này sẽ giúp nước ngọt trong loại trái cây này được giữ nguyên.
Hạt sen rửa cho thật sạch rồi bóc vỏ, tách phần tâm sen để riêng.
Bước 2: Cách nấu chè
Bắc nước lên nấu hạt sen cùng một ít đường cho đến khi chín mềm, vớt sen ra và nhồi hạt sen vào trong trái vải để ăn ngon miệng hơn.
Đổ vải đã nhồi sen vào nồi trên và tiếp tục nấu thêm 5 phút nữa cho vải ngấm thêm đường. Thêm 1 ống vani vào cho món chè có hương thơm hơn và tắt bếp. Cuối cùng, để chè nguội và múc ra để thưởng thức.
5. Cách nấu chè vải sương sáo
Nếu bạn đang tìm một món tráng miệng ngọt thanh, giòn giòn thì có thể tham khảo thử món chè vải sương sáo. Cách nấu món này khá đơn giản chỉ với quy trình sau:
5.1. Chuẩn bị nguyên liệu
-
200g sương sáo
-
500g vải
-
60g bột báng
-
150ml nước cốt dừa
-
100g đường trắng
-
¼ muỗng cà phê
5.2. Cách nấu chè vải sương sáo
Bước 1: Xử lý nguyên liệu
Sương sáo mua về bạn mang đi cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn.
Vải tươi bóc vỏ và vứt hạt, giữ lại phần thịt để riêng vào tô.
Nấu 500ml nước, thêm bột báng vào để luộc qua khoảng 5 phút. Sau đó, tắt bếp để yến vào phút cho bột lắng xuống thì chắt bỏ hết nước.
Bước 2: Cách nấu chè
Thêm 600ml nước vào nồi bột báng trước đó, đun sôi trên bếp rồi thêm vải, đường vào nấu trong vòng 10 phút. Tiếp theo, thêm nước cốt dừa vào đảo đều lên và nêm nếm lại cho vừa miệng thì tắt bếp.
Sau khi hoàn thành các bước trên, hãy múc chè vào bát để thưởng thức.
6. Cách nấu chè vải lá dứa
Chè vải lá dứa sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho những ai muốn thưởng thức hương vị chè ngọt thanh cùng mùi hương tự nhiên thơm nhẹ nhàng. Muốn nấu món tráng miệng này bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
6.1. Chuẩn bị nguyên liệu
-
700g vải tươi
-
300g đường phèn
-
1 bó lá dứa
-
100g trân châu trắng
-
1 ít dừa nạo
6.2. Cách nấu chè vải lá dứa
Bước 1: Xử lý nguyên liệu
Vải thiều mang đi lột bỏ sạch lớp vỏ bên ngoài và tách hạt ra chỉ để lại phần thịt.
Lá dứa đem đi rửa cho thật sạch, bó lại để dễ nấu hơn.
Bước 2: Cách nấu
Đổ 1,5 lít nước vào nồi, thêm 300g đường phèn, lá dứa và thịt vải vào nấu cho sôi.
Lấy một nồi khác cho trân châu vào luộc cho đến khi chín và nổi lên trên mặt nước.
Lưu ý: Khi vớt phần trân châu đã nấu ra bạn nên ngâm vào bát nước lạnh để chúng không bị dính vào nhau. Ngoài ra, sau khi nấu chè chín có thể vớt lá dứa ra.
Vậy là bạn đã hoàn thành món chè vải lá dứa rồi, giờ chỉ cần cho chè ra bát và thêm trân châu vào để thưởng thức.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Củ Năng Đậu Xanh Từ Già Đến Trẻ Ai Nấy Đều Mê
7. Bảo quản như thế nào?
Món chè vải thiều sau khi được hoàn thành cần được bảo quản đúng cách để có thể giữ được hương vị thơm ngon, tươi mát. Các bảo quản cụ thể như sau:
-
Đợi đến khi chè nguội thì cho vào hộp kín đậy nắp lại.
-
Nên tách chè vải cùng các loại topping riêng để bảo quản lâu hơn.
-
Chè không nên để ở nhiệt độ phòng mà hãy cho vào ngăn mát tủ lạnh.
-
Khi muốn thưởng thức hãy cho chè ra hâm nóng lại nếu muốn ăn nóng.
-
Hạn chế để món ăn này tại những nơi có các thực phẩm sống, có mùi bởi nó sẽ bị ám mùi khiến giảm hương vị ngon khi thưởng thức.
8. Ăn nhiều có béo không?
Vải mặc dù khá ít calo nhưng khi nấu chúng ta vẫn thường thêm một số nguyên liệu, topping để ngon hơn khi thưởng thức. Chính điều này khiến cho lượng calo trong món chè tăng. Vì thế, nếu ăn một lượng lớn, ăn không hợp lý sẽ khiến bạn tăng cân mất kiểm soát.
Bên cạnh đó, ăn nhiều chè vải thiều sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bởi lượng đường trong chè khá cao, đặc biệt là khi kết hợp cùng nước cốt dừa. Do đó, hãy thưởng thức món chè một cách hợp lý.
9. Những ai nên và không nên ăn?
Mặc dù món chè thơm ngon này có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn nhiều, cụ thể:
Những người nên ăn chè vải:
-
Người muốn bổ sung các loại vitamin cho cơ thể nên thưởng thức món tráng miệng này.
-
Người muốn cung cấp thêm các chất chống oxy hóa tránh lão hóa da.
-
Món chè giúp xương chắc khỏe hơn vậy nên những người xương yếu nên sử dụng.
Những người không nên ăn chè vải:
-
Lượng đường trong chè vải khá cao nên dễ gây tăng đường trong máu, vì thế người bị bệnh tiểu đường không nên sử dụng
-
Trẻ em thường có hệ tiêu hóa yếu, vậy nên hãy cân nhắc thật kỹ trước khi cho trẻ dùng món chè này.
-
Những người mẫn cảm thường dễ bị dị ứng với những loại thực phẩm có dưỡng chất lạ, vì thế nếu bạn bị dị ứng thì không nên sử dụng.
-
Phụ nữ có thai không nên dùng nhiều bởi hàm lượng đường cao trong chè có thể gây tiểu đường thai kỳ.
10. Lưu ý khi ăn món chè này?
Để đảm bảo sức khỏe, khi thưởng thức món chè vải thiều bạn cần lưu ý những điều sau:
-
Hạn chế ăn khi đói, bởi nó sẽ khiến cơ thể bị nóng trong dẫn đến các triệu chứng như đau rát họng, buồn nôn, chóng mặt,…
-
Nên dùng chè vải sau các bữa ăn để cơ thể dược bổ sung đầy đủ nước và muối khoáng, giúp hạn chế bị nóng.
-
Không nên ăn chè vải khi đang bị bệnh hoặc đang uống thuốc bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ.
-
Hạn chế lượng đường trong chè nếu không muốn tăng cân.
-
Kết hợp chè cùng chế độ ăn cùng tập luyện hợp lý để đảm bảo sức khỏe tốt hơn.
Tóm lại, cách nấu chè vải ngọt thanh, không quá ngấy rất đơn giản và dễ thực hiện với những nguyên liệu tự nhiên. Thế nhưng hãy nấu lượng chè vừa phải đủ để dùng trong ngày để giúp khi thưởng thức cảm nhận được hương vị ngon hơn.