Làm bánh chưng với cách này đảm bảo chuẩn vị Tết, vụng về mấy cũng làm cực ngon

Làm bánh chưng với cách này đảm bảo chuẩn vị Tết, vụng về mấy cũng làm cực ngon

Không chỉ là một món ăn, bánh chưng còn được xem là linh hồn của người Việt Nam vào ngày Tết. Chính vì thế, việc làm bánh chưng cần phải tỉ mỉ để có được những chiếc bánh vuông vức, vỏ xanh và bắt mắt. Thế nhưng chỉ vài ba bước đơn giản dưới đây là bạn đã có chiếc bánh thơm ngon nức lòng, đậm đà hương vị Tết.

1. Bánh chưng có ý nghĩa gì trong ngày Tết cổ truyền của người Việt?

Theo tín ngưỡng xưa, bánh chưng của người Việt thường sẽ có hình vuông, tượng trưng cho đất trời. Bánh chưng được làm từ gạo nếp trắng với nhân đậu xanh, thịt mỡ, hành, tiêu… Tất cả được gói trong một lớp lá dong xanh và buộc lại thành hình vuông đẹp mắt.

Người Việt Nam sống trong nền văn hóa lúa nước từ xa xưa và phải phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Vì vậy, bánh chưng trong mâm cỗ Tết có ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn trời đất đã ban cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.

Làm bánh chưng với cách này đảm bảo chuẩn vị Tết, vụng về mấy cũng làm cực ngon

Bánh chưng tượng trưng cho đất trời, cầu may cho năm mới bình an

Không chỉ vậy, bánh chưng ngày Tết còn được bày trên bàn thờ nhằm thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên và người đã khuất. Bánh chưng cũng là món quà Tết đầy ý nghĩa mà người Việt thường tặng cho người quen, người thân hay bày trên mâm ngũ quả ngày Tết để tượng trưng cho sự tương sinh tương khắc của ngũ hành.

2. Hướng dẫn chi tiết cách làm bánh chưng tại nhà chỉ với vài bước đơn giản

Bánh chưng tự làm luôn tạo cho chúng ta cảm giác ngon miệng và an tâm hơn khi ăn so với bánh chưng mua ở cửa hàng. Do đó, nhiều nhà muốn tự tay làm bánh nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì dưới đây là hướng dẫn nấu bánh chưng nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo ngon miệng, bắt mắt.

2.1. Nguyên liệu làm bánh chưng

Các nguyên liệu cần chuẩn bị trước khi chế biến:

  • 650g gạo nếp

  • 400g đậu xanh tách vỏ

  • 300g thịt heo (tốt nhất nên chọn ba chỉ)

  • Lá chuối hoặc lá dong

  • Muối, đường, mắm, tiêu,…

Làm bánh chưng với cách này đảm bảo chuẩn vị Tết, vụng về mấy cũng làm cực ngon

Những nguyên liệu cần thiết để làm bánh chưng thơm ngon nức mũi

Mẹo hay: Để làm bánh chưng ngon, thơm và dẻo thì nên sử dụng gạo nếp. Bạn nên chọn loại gạo nếp có hạt sáng bóng và đều màu, điều này giúp tránh lựa mua hàng cũ.

2.2. Các bước làm bánh chưng

Chế biến nhân bánh và lá gói bánh

Ngâm gạo nếp và đậu xanh bỏ vỏ trước khi gói khoảng 4 tiếng hoặc qua đêm. Bạn có thể ngâm gạo nếp với lá chuối hoặc lá dứa để xôi thơm ngon, xanh tươi. Lá dong hoặc lá chuối thì đem đi rửa sạch và để thật ráo mới gói bánh.

Sơ chế nguyên liệu làm bánh

Gạo nếp và đậu xanh sau khi ngâm thì thêm 1 đến 2 thìa muối vào trộn đều, có thể thêm một chút tiêu vào nhân đậu xanh. Thịt heo cắt thành từng miếng cỡ trung rồi ướp với muối, đường, tiêu với lượng vừa đủ.

Gói bánh chưng bằng khuôn

Để bánh chưng trông đẹp và bắt mắt, bạn nên chuẩn bị khuôn bánh chưng hình vuông để cố định hình dáng bánh. Bạn xếp khoảng 4 miếng lá chuối vào khuôn, gấp từng lá theo chiều ngang tạo thành một đường thẳng, tiếp tục xếp lá chuối theo chiều dọc của đường thẳng này rồi xếp vào 4 góc của khung.

Làm bánh chưng với cách này đảm bảo chuẩn vị Tết, vụng về mấy cũng làm cực ngon

Hướng dẫn cách gói bánh tét vuông vức, gọn gàng và bắt mắt

Đổ gạo nếp cho đều khuôn rồi bỏ nhân đậu xanh vào giữa, sau đó cho thịt vào và xếp thêm một lớp đậu xanh, cuối cùng rải xôi lên trên. Tại đây, bạn cần gấp lá chuối lại, dùng một tay giữ chặt rồi nhấc khuôn lên và buộc 2 vòng bằng dây tạo thành hình chữ thập.

Lưu ý: Bạn tránh buộc quá chặt khiến bánh khi nấu xong thì gạo nếp không nở đều, thậm chí bên trong nhân còn sống.

Công đoạn luộc bánh chưng

Đầu tiên, cho gói bánh chưng vuông vào nồi, đổ nước ngập mặt bánh, luộc bánh chưng cỡ lửa nhỏ khoảng 5 tiếng mới chín (nếu bánh to hơn thì thời gian nấu sẽ lâu hơn). Luôn chuẩn bị sẵn một ấm nước sôi bên cạnh để khi hết nước trong nồi, bạn có thể kịp thời đổ thêm nước. Lưu ý rằng, khi nấu được nửa thời gian, bạn nên mở nắp nồi và lật bánh lại để bánh chín đều hơn nhé.

Ép bánh

Sau khi bánh chín thì cho vào nước lạnh ngâm khoảng 20 phút. Sau đó, bạn xếp bánh lên bàn, dùng vật nặng ấn ép xuống để vắt bớt nước giúp bánh thơm ngon và bảo quản được lâu hơn.

2.3. Thưởng thức thành phẩm

Bánh chưng thơm ngon đẹp mắt, bạn có thể tự tin đặt lên mâm cỗ để cúng tổ tiên hoặc gửi tặng quà Tết cho người thân, bạn bè. Ngoài ra, nếu không dùng hết, bạn có thể bảo quản bánh trong tủ lạnh và khi sử dụng chỉ cần bỏ trong lò vi sóng 5 phút là hoàn thành!

3. Làm bánh chưng thơm ngon thì nên gói bằng lá gì?

Hiện nay, bánh chưng thường được gói bằng hai loại lá là lá chuối và lá dong. Có nhiều ý kiến cho rằng, gói bằng lá dong thì hương vị sẽ ngon hơn lá chuối, còn một ít người thì ngược lại. Vậy thực hư như thế nào, câu trả lời nằm ở dưới đây.

Làm bánh chưng với cách này đảm bảo chuẩn vị Tết, vụng về mấy cũng làm cực ngon

Làm bánh chưng bằng lá gì để bánh thơm ngon và bắt mắt hơn?

3.1. Gói bánh chưng bằng lá dong

Loại lá dùng để gói bánh chưng, bánh tét được ưa chuộng nhất là lá dong. Bởi sau khi nấu chín, lá dong sẽ giúp bánh có màu xanh tươi rất đẹp, đồng thời có mùi thơm nhẹ rất đặc trưng.

Người ta thường chọn lá dong có tán to, màu xanh đậm, lá dai, không giòn và thân nhỏ thì mới đạt được tiêu chí để làm bánh chưng. Điều này giúp khi gói bánh, lá sẽ không bị rách và thành phẩm sẽ có màu sắc hoàn hảo, thơm ngon khiến ai cũng mê.

3.2. Gói bánh chưng bằng lá chuối

Không kém cạnh lá dong, lá chuối cũng được nhiều người dân chọn làm bánh chưng, bánh tét, bánh nậm,… Thông thường, khi gói bánh sẽ chọn lá từ cây chuối sứ hoặc chuối hột, không quá giòn và cũng không có vị đắng như các lá chuối khác.

Trước khi sử dụng, bạn nên phơi khô cho héo hoặc trụng qua nước sôi để lá dẻo và dễ gói hơn. Sau đó, tùy theo loại bánh mà bạn sẽ xếp lá thành một hoặc nhiều lớp. Bánh dùng lá chuối để gói thường sẽ có màu xanh vàng, hương thơm thoang thoảng dễ chịu nên cũng rất được ưa chuộng hiện nay.

Xem thêm: Cách Nấu Chè Lam Ngọt Dẻo Chuẩn Vị Truyền Thống, Ăn Là Nhớ Tết Xưa

4. Tổng hợp các món bánh chưng ngon dẻo, chuẩn vị cho ngày Tết

Mỗi khi Tết đến Xuân về là nhà nhà người người sum vầy để nấu bánh chưng. Do đó, để năm nay thêm trọn ý nghĩa tại sao bạn không thử nấu các món bánh chưng đang được ưa chuộng hiện nay.

4.1. Bánh chưng truyền thống

Bánh chưng truyền thống từ lâu đã được biết đến với hương vị quen thuộc và đặc trưng. Bánh nếp dẻo thơm, hòa quyện vị bùi bùi từ đậu xanh và chút béo ngậy từ thịt ba chỉ mà gia đình nào cũng phải có một đòn trong nhà.

Làm bánh chưng với cách này đảm bảo chuẩn vị Tết, vụng về mấy cũng làm cực ngon

Bánh chưng truyền thống không bao giờ thiếu mỗi khi dịp Tết đến

4.2. Bánh chưng chay

Nếu bạn thích bánh chưng nhưng lại ngán thịt mỡ hoặc đơn giản người ăn chay muốn thưởng thức trọn hương vị mùi Tết thì món bánh chưng chay hoàn toàn phù hợp với bạn đầy.

4.3. Bánh chưng nếp cẩm, gạo lứt

Bánh được làm với màu sắc và hương vị đặc trưng của nếp cẩm (có thể thay thế bằng gạo lứt) kết hợp với vị bùi bùi của đậu xanh và vị đậm đà của thịt heo. Bạn có thể làm cho món ăn hấp dẫn hơn bằng cách dùng kèm với củ kiệu hoặc một ít dưa chua.

4.4. Bánh chưng gấc

Không chỉ nổi bật về màu sắc, vỏ bánh chưng cũng được nấu cho mềm mịn và thơm ngon. Nhân bánh có vị mặn ngọt, quyện chút vị dầu chuối và giòn của mứt bí sẽ khiến bạn thích thú từ những miếng đầu tiên!

4.5. Bánh chưng hải sản

Món bánh này nổi bật với phần nhân được làm từ nguyên liệu hải sản như cá hồi, tôm, cua mang đến hương vị mới lạ và hấp dẫn. Tại sao không thử vào bếp và thử làm bánh chưng này để gửi quà biếu Tết cho bạn bè sáng mắt các bạn nhỉ!

4.6. Bánh chưng ngũ sắc

Bánh chưng ngũ sắc với màu sắc tương ứng của ngũ hành mang đến hương vị thơm ngon từ xôi hòa quyện với vị bùi của đậu xanh và vị đậm đà của thịt mỡ. Mỗi màu sắc sẽ mang đến một hương vị khác nhau khiến bạn ăn một lần sẽ nhớ mãi.

4.7. Bánh chưng cốm

Nếu bạn là một người thích ăn bánh chưng thì không thể bỏ qua món bánh chưng thơm ngon này. Mùi thơm của cốm quyện với xôi tạo thêm chút vị ngọt từ đậu xanh và vị béo ngậy từ thịt ba chỉ tạo nên món ăn tuyệt vời.

4.8. Bánh chưng dài

Bánh chưng dài là món đặc sản khá nổi tiếng, thường xuất hiện trong dịp Tết Nguyên đán của người miền Tây. Cách gói bánh chưng dài cũng có vài nét tương đồng với bánh vuông nhưng đơn giản hơn nhiều.

Làm bánh chưng với cách này đảm bảo chuẩn vị Tết, vụng về mấy cũng làm cực ngon

Cách gói bánh chưng dài đơn giản và nhanh chóng mà cũng rất thơm ngon

4.9. Bánh chưng hoa đậu biếc

Nếu bạn là người yêu thích sự khác biệt hay những món ăn mới lạ độc đáo thì món bánh chưng hoa đậu biếc này có thể làm hài lòng bạn. Vỏ bánh có màu xanh nhạt của hoa đậu biếc, nhân có vị ngọt đậm đà từ đậu xanh và thịt ba chỉ.

4.10. Bánh chưng đen

Bánh chưng đen được biết đến là một trong những đặc sản độc đáo và không thể thiếu trong dịp Tết của người dân tộc Tày. Do sử dụng nguyên liệu đặc biệt là tro rơm nếp nên sau khi hoàn thành, bánh sẽ có màu đen đặc trưng cùng mùi thơm đặc trưng và mềm dẻo.

4.11. Bánh chưng nhân tôm

Bánh chưng sau khi luộc có lớp nếp thơm bên ngoài, nhân tôm bên trong vẫn giữ được độ ẩm và vị ngọt vốn có. Nếu bạn đã quá chán với bánh truyền thống thì tại sao không thử làm bánh chưng nhân tôm nay giúp cái Tết thêm phần thú vị.

4.12. Bánh chưng cá hồi

Ngoài bánh chưng nhân tôm, bạn cũng có thể thử làm bánh chưng cá hồi để ghi điểm với người thân, bạn bè dịp Tết này. Khi hoàn thành, bánh có màu xanh đẹp mắt của lá dong, xôi thơm và vị đậm đà của đậu xanh kết hợp với vị béo ngọt của cá hồi tạo nên món ăn vô cùng hấp dẫn.

5. Hướng dẫn bảo quản bánh chưng đúng cách trong những ngày Tết

Nếu thời tiết lạnh và khô, bánh chưng có thể để được nửa tháng ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên, khi trời nắng nóng, bánh cần được bảo quản bằng cách hút chân không hoặc bỏ trong tủ lạnh được một tháng. Để giữ được vị ngon lâu hơn, bạn nên cắt thành từng miếng vừa ăn rồi mới bảo quản nhé.

6. Giải pháp cứu nguy bánh chưng còn dư thành món ngon vui miệng

Sau Tết, hầu như gia đình nào cũng sẽ còn lại đĩa bánh chưng trong tủ lạnh. Vậy nên xử lý món ăn này như thế nào? Dưới đây là cách chế biến bánh chưng sau Tết thành một món ăn thơm ngon, vui miệng.

6.1. Rán dầu

Cách quen thuộc nhất là chiên bánh chưng cho giòn rồi ăn với tương ớt, nước tương và các loại dưa chua, củ kiệu. Chỉ cần cho vào chảo chút dầu, kiên nhẫn chiên cho đến khi vỏ bánh xốp giòn là đã hoàn thành.

Làm bánh chưng với cách này đảm bảo chuẩn vị Tết, vụng về mấy cũng làm cực ngon

Bánh chưng rán ăn cùng củ kiệu, dưa chua là ngon hết sẩy

6.2. Rán bằng nước

Nếu bánh để trong tủ lạnh bị cứng thì cắt thành từng miếng nhỏ hoặc có thể cho bánh vào lò vi sóng cho mềm rồi nghiền nát. Sau đó, bạn cho bánh vào chảo chống dính loại tốt cùng một bát nước, đậy nắp lại và nấu cho đến khi sôi là đã hoàn thành một món ăn tráng miệng mùa Tết rồi đấy.

6.3. Ép nướng bánh chưng

Bạn cũng có thể cắt bánh thành từng miếng vuông nhỏ vừa ăn hoặc nghiền nát. Trước tiên hãy làm nóng máy waffle hoặc máy ép sandwich, phết dầu ăn rồi cho bánh vào nướng khoảng 8-10 phút để bánh trở nên giòn.

Xem thêm: Bắt Trend Ngay Cách Nấu Cháo Bánh Chưng Cực Kỳ Mới Lạ

7. Cách làm bánh chưng bằng giấy trang trí ngày Tết

Bên cạnh các loại bánh truyền thống, nhiều người thường có sở thích làm bánh chưng giả để trưng bày giúp ngày Tết có không khí mùa Xuân hơn. Dưới đây là 3 loại bánh chưng giấy thường gặp và dễ làm nhất hiện nay.

Làm bánh chưng với cách này đảm bảo chuẩn vị Tết, vụng về mấy cũng làm cực ngon

Cách làm bánh chưng bằng giấy trưng bày ngày Tết chuẩn sắc Xuân

7.1. Bánh chưng giả bằng hộp giấy dễ dàng nhất

Bạn chỉ cần trang bị một chiếc hộp giấy hình vuông giống hình bánh chưng, sau đó dùng giấy màu xanh gói lại như một món quà. Gói xong thì dùng ruy băng trắng quấn quanh hộp giả vờ buộc bánh chưng và vẽ trang trí là đã hoàn thành chiếc bánh chưng tuyệt đẹp.

7.2. Bánh chưng bánh tét bằng giấy carton trang trí Tết

Cách làm này phức tạp hơn một chút, bạn sẽ không sử dụng hộp giấy có hình dạng giống bánh chưng mà sẽ phải tạo hình bánh chưng từ những miếng bìa carton cứng. Khéo léo cắt những miếng bìa cứng lớn rồi dùng súng bắn keo dán chúng lại để tạo hình chiếc bánh chưng theo kích thước mà bạn mong muốn. Các bước tiếp theo sẽ tương tự như kiểu bánh trên.

7.3. Bánh chưng bằng giấy màu đặc sắc

Bạn sẽ không sử dụng những hộp giấy hay những miếng bìa cứng có sẵn như 2 cách trên mà chúng được làm từ các loại giấy màu. Tuy nhiên, để có được nó bạn phải trang bị giấy màu có độ cứng chắc chắn một chút để đảm không bị rách khi di chuyển. Tuy nhiên, cách làm bánh chưng này hơi khó do đó mà nên được làm từ thợ thủ công để đảm bảo tính thẩm mỹ và bền vững bạn nhé.

Quá trình làm bánh chưng tưởng chừng rất khó nhưng khi thực sự bắt tay vào làm bạn sẽ thấy nó rất đơn giản. Bên cạnh đó, còn gì thích hơn là cả gia đình cùng nhau sum vầy nấu nồi bánh chưng, tiếng nô đùa của trẻ con cùng với bếp lửa hồng giúp cái Tết thêm ấm cúng và hạnh phúc.



bánh chưng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *