Có nhiều cách nấu cháo giò heo tùy theo sở thích và độ tuổi ăn khác nhau. Nếu các bạn đang băn khoăn không biết nên làm gì với móng giò heo thì hãy lưu ngay 5 cách nấu cháo giò heo vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng dưới đây.
1. Giá trị dinh dưỡng có trong món cháo móng giò
Móng giò chứa nguồn dinh dưỡng phong phú, bao gồm canxi, sắt, vitamin A, B, C và đặc biệt là chất protit. Sau khi được nấu chín, móng giò cung cấp 11 khoáng chất quan trọng, không kém cạnh móng gấu.
Theo Y học cổ truyền, móng giò có tác dụng bổ máu, giúp thông sữa, làm da mềm mại và hỗ trợ tăng cường sức khỏe thận. Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng những người mắc một số bệnh nên hạn chế ăn móng giò.
Ăn cháo móng giò thường xuyên mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, là một phương pháp dinh dưỡng tuyệt vời, giúp bổ sung năng lượng và tái tạo tế bào nhờ cung cấp dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Hương vị ngon miệng của cháo móng giò cũng là một lý do khác khiến nhiều người ưa thích món ăn này.
2. Hướng dẫn 5 cách nấu cháo giò heo thơm ngon, bổ dưỡng
Cách nấu cháo giò heo được nhiều người tìm kiếm. Tùy vào từng độ tuổi và đối tượng sử dụng thì cách nấu sẽ được biến tấu khác nhau. Một số công thức nấu cháo giò heo mà mọi người có thể tham khảo gồm:
2.1. Cách nấu cháo giò heo cùng bí đỏ cho bé ăn dặm
Cháo giò heo bí đỏ là 1 gợi ý không tồi dành cho mẹ có con đang ở độ tuổi ăn dặm từ 9 tháng trở lên. Món ăn này không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ mà còn rất dễ thực hiện. Cách nấu cháo giò heo bí đỏ như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
1 cái chân giò
-
500g bí đỏ
-
100g gạo nếp
-
50g gạo tẻ
-
Hành lá và ngò
Cách nấu cháo giò heo cùng bí đỏ cho bé:
-
Làm sạch và chần sơ móng giò bằng nước sôi, sau đó chặt thành từng khúc vừa ăn.
-
Vo sạch gạo nếp, gạo tẻ và ngâm cho mềm.
-
Gọt sạch vỏ bí đỏ, rửa sạch và cắt thành miếng vuông vừa ăn.
-
Nhặt sạch hành lá và ngò rí, rồi thái nhỏ.
-
Đun sôi khoảng 2 lít nước, đặt chân giò vào ninh. Sau khoảng 30 phút thì thêm gạo đã vo sạch vào đảo đều tay và hạ nhỏ lửa để ninh nhừ.
-
Bí đỏ đem hấp chín và nghiền nhuyễn. Khi cháo chín thì cho bí đỏ vào khuấy đều, thờ thêm 3 phút thì tắt bếp. Có thể nêm thêm gia vị dành cho trẻ ăn dặm để tăng hương vị cho món ăn.
2.2. Cách nấu cháo giò heo cùng với đậu xanh cho sản phụ sau sinh
Món ăn này giúp mẹ sau sinh nhanh chóng hồi phục sức khỏe và “gọi sữa” về. Cách nấu cháo giò heo cùng với đậu xanh rất đơn giản như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
1 cái chân giò
-
250g đậu xanh
-
100g gạo nếp
-
50g gạo tẻ
-
Đường, hạt tiêu, hạt nêm, bột ngọt
-
Hành lá, ngò rí
Cách nấu cháo giò heo cùng với đậu xanh:
-
Chọn chân giò sau vì ngon và to hơn chân trước. Trước khi nấu, trụng sơ chân giò trong nước sôi có gừng và muối. Sau đó, cạo sạch lông, rửa sạch và chặt chân giò thành từng khúc vừa ăn.
-
Chọn gạo nếp thơm và ngâm 20 phút để gạo mềm hơn. Ngâm gạo tẻ để gạo nở mềm.
-
Ngâm đậu xanh 20 phút và loại bỏ hạt lép.
-
Nhặt sạch hành lá, ngò, rửa sạch và băm nhỏ.
-
Đặt móng giò vào nồi với 2 lít nước, nấu lửa nhỏ cho xương chín và tiết ra hết chất. Nêm nếm với bột ngọt, hạt nêm, đường, và hầm chín móng giò. Sau 2 giờ, thêm đậu xanh, gạo nếp, gạo tẻ, khuấy đều và nấu cho đến khi đậu xanh và gạo nở ra. Nếu cần, thêm nước, nêm lại với nước mắm và đường. Nấu đến khi cháo nhừ thì tắt bếp.
-
Thêm hành lá, ngò rí băm nhỏ và hạt tiêu xay lên trên tô cháo và thưởng thức.
2.3. Cách nấu cháo giò heo đơn giản nhất
Cách nấu cháo giò heo này vô cùng đơn giản, chỉ cần sử dụng gạo và chân giò là có được món cháo thơm ngon. Bạn có thể nấu cháo giò heo theo các bước sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
1 chân giò heo
-
100g gạo tẻ (có thể điều chỉnh theo nhu cầu ăn của gia đình)
-
Hành lá, rau thơm
-
Gia vị: Hạt tiêu, hạt nêm, muối và nước mắm.
Cách nấu cháo giò heo thơm ngon:
-
Rửa sạch chân giò và chặt thành miếng nhỏ vừa miệng ăn. Chần móng giò qua nước sôi để loại bỏ mùi hôi.
-
Vo và ngâm gạo nếp với nước nóng, sau đó gạt nước ngâm đi để loại bỏ sạn.
-
Cho chân giò vào nồi nước đã chuẩn bị, hầm nhừ với lửa nhỏ. Vớt bọt trên mặt nước và thêm nước khi cần.
-
Khi giò heo nhừ, thêm gạo đã ngâm vào nồi và tiếp tục hầm cho đến khi cả giò heo và gạo chín mềm.
-
Nhặt rau thơm, hành lá, rửa sạch và thái nhỏ.
-
Thêm gia vị như nước mắm, mì chính, hạt nêm sao cho vừa miệng gia đình bạn.
-
Múc cháo ra bát, thêm hành lá, rau thơm và hạt tiêu lên trên.
-
Ăn kèm với bát nước mắm chua cay để chấm giò heo.
2.4. Hướng dẫn cách nấu cháo giò heo cùng với hạt sen cho người ốm
Cách nấu cháo giò heo hạt sen rất đơn giản và ngon miệng. Món ăn này không chỉ ngon lành mà còn rất tốt cho sức khỏe người ốm, sức khoẻ của phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là trong việc kích thích sản xuất sữa mẹ. Để thực hiện món cháo này, bạn sẽ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
200g gạo tẻ
-
80g gạo nếp
-
500g chân giò heo
-
300g hạt sen tươi
-
Hành lá
-
Dầu ăn và muối…
Cách nấu cháo giò heo cùng với hạt sen:
-
Rửa sạch chân giò heo với nước muối loãng và chặt thành các miếng vừa ăn.
-
Vo sạch gạo, có thể ngâm qua đêm để khi nấu cháo nhanh mềm.
-
Tách vỏ và tâm sen từ hạt sen tươi.
-
Cho 1,5 lít nước vào nồi, thêm gạo tẻ, gạo nếp, chân giò heo và hạt sen. Đậy nắp và ninh cháo trong khoảng 1 tiếng.
-
Khi cháo sôi, mở nắp để hớt bỏ bọt.
-
Khi các nguyên liệu chín mềm, khuấy đều để chúng quyện vào nhau, sau đó nêm gia vị cho vừa ăn.
-
Múc cháo ra bát, rắc thêm hành lá đã rửa sạch và thái nhỏ lên trên là có thể thưởng thức.
2.5. Hướng dẫn cách nấu cháo giò heo với cà rốt
Món cháo giò heo cùng với cà rốt rất hợp cho các bé ăn dặm từ 9 tháng trở đi. Cách nấu cháo giò heo với cà rốt đơn giản như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
1 cái chân giò
-
500g cà rốt
-
100g gạo nếp
-
50g gạo tẻ
-
Hành lá và ngò
Cách nấu cháo giò heo cùng cà rốt cho bé:
-
Làm sạch và chần sơ móng giò bằng nước sôi, sau đó chặt thành từng khúc vừa ăn.
-
Vo sạch gạo nếp, gạo tẻ và ngâm cho mềm.
-
Gọt sạch vỏ cà rốt, rửa sạch và cắt thành miếng vuông vừa ăn.
-
Nhặt sạch hành lá và ngò rí, rồi thái nhỏ.
-
Đun sôi khoảng 2 lít nước, đặt chân giò vào ninh. Sau khoảng 30 phút thì thêm gạo đã vo sạch vào đảo đều tay và hạ nhỏ lửa để ninh nhừ.
-
Cà rốt đem hấp chín và nghiền nhuyễn. Khi cháo chín thì cho cà rốt vào khuấy đều, chờ thêm 3 phút thì tắt bếp. Có thể nêm thêm gia vị dành cho trẻ ăn dặm để tăng hương vị cho món ăn.
3. Bí quyết nấu cháo móng giò heo thơm ngon
Muốn cách nấu cháo giò heo thơm ngon, đạt chuẩn thì bạn cần phải biết được 1 số bí quyết sau:
Lựa chọn nguyên liệu tốt:
-
Chọn móng giò heo tươi mới và sạch sẽ để đảm bảo hương vị ngon nhất.
-
Sử dụng gạo tốt, có thể là gạo nếp hoặc gạo tẻ, tùy thuộc vào khẩu vị cá nhân.
Sơ chế móng giò một cách cẩn thận:
-
Rửa sạch móng giò với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất và mùi tanh.
-
Cạo sạch lông và lớp bã nhờn từ móng giò, sau đó chặt thành khúc nhỏ và chần sơ với nước sôi trước khi nấu cháo để giúp cháo thơm ngon hơn.
Chế biến gia vị hài hòa:
- Hầm giò heo cùng với gia vị như gừng, hành và một ít nước mắm để nước dùng thơm ngon.
Chế biến cơ bản và sáng tạo:
-
Sử dụng kỹ thuật nấu cháo cơ bản như ninh nhừ, nấu nhỏ lửa để giữ nguyên hương vị tự nhiên.
-
Thêm vào cháo các thành phần như hành lá, nấm hương hoặc gừng để tăng thêm hương thơm và hương vị độc đáo của món cháo.
Lưu ý: Cháo giò heo nên được thưởng thức ngay khi vừa nấu chín, giữ nguyên độ thơm và hương vị. Bằng cách thực hiện các bí quyết trên một cách tỉ mỉ, bạn sẽ có được cháo móng giò heo thơm ngon, đậm đà và dinh dưỡng.
4. Gợi ý các món ngon khác từ móng giò heo
Móng giò heo có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Không chỉ có món cháo, bạn có thể sử dụng móng giò để chế biến thành các món như:
Chân giò nấu giả cầy:
-
Chỉ cần móng giò heo tươi và một chút thịt chân giò.
-
Kết hợp với riềng giã nhỏ, lá mơ và mẻ ngâm.
-
Trộn đều các nguyên liệu, thêm gia vị phù hợp với khẩu vị của gia đình.
-
Nấu trên lửa nhỏ đến khi thịt nhừ là hoàn thành.
Thịt đông:
-
Sử dụng 2, 3 chiếc móng giò và vài miếng thịt chân giò. Sau khi sơ chế sạch sẽ, ninh chân giò đến khi chín mềm.
-
Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở rồi rửa sạch, thái nhỏ. Khi nồi chân giò chín thì thêm mộc nhĩ, nấm hương, nấu tiếp đến khi các nguyên liệu đều chín thì đổ ra bát.
-
Đợi bát thịt đông nguội thì cho vào ngăn mát tủ lạnh 1-2 tiếng để tăng độ đông đặc của món ăn.
Canh măng hầm móng giò:
-
Nấu cùng măng tươi hoặc măng khô sau khi ninh móng giò thật nhừ.
-
Thêm gia vị và hành lá để món ăn thêm đậm đà và thơm ngon.
Móng giò nướng giấy bạc:
-
Tẩm ướp gia vị cho móng giò ngấm đều.
-
Cuộn giấy bạc bên ngoài móng giò và nướng trên bếp than hoặc nướng bằng lò nướng.
-
Món ăn này rất thích hợp cho những bữa nhậu nhâm nhi.
Chân giò nấu đu đủ:
-
Món ăn này có sự kết hợp giữa vị thanh mát của đu đủ và vị ngọt từ chân giò.
-
Đây là món ăn vô cùng bổ dưỡng và rất phù hợp với phụ nữ sau sinh.
Mặc dù cháo giò heo thơm ngon, bổ dưỡng, nhưng mỗi người chỉ nên ăn món này trong khoảng 2-3 bữa/tuần để đảm bảo sự đa dạng trong chế độ dinh dưỡng. Hãy thử áp dụng ngay các cách nấu cháo giò heo được giới thiệu trong bài viết để chiêu đãi cả nhà một bữa ăn thơm ngon trọn vị.