Cách nấu cháo cá chép không tanh thực ra khá đơn giản và ai cũng có thể dễ dàng thực hiện. Cháo cá chép luôn được nhiều người yêu thích nhờ thành phần giàu dinh dưỡng có trong thịt cá chép. Món cháo này cũng rất thích hợp để bồi bổ sức khỏe, đặc biệt là cho những người mới ốm dậy.
1. Ăn cá chép mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Cá chép từ lâu đã được coi là một thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong dân gian, cá chép thường được coi như một “loại thuốc” hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh ở phụ nữ. Với thành phần dinh dưỡng đa dạng và phong phú, việc sử dụng cá chép đều đặn và theo liều lượng thích hợp có thể mang lại những tác dụng chính như:
-
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Theo nghiên cứu, cá chép có thành phần dinh dưỡng với hàm lượng axit béo omega-3 cao, giúp giảm hấp thụ cholesterol, cải thiện độ đàn hồi của mạch máu và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Đây là tất cả những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
-
Tăng sức đề kháng: Cá chép có tác dụng tăng cường đề kháng nhờ chứa lượng kẽm đáng kể trong thịt, giúp hệ thống miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn.
-
Tốt cho tiêu hóa: Thành phần dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất trong cá chép có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ở hệ tiêu hóa như đau bụng, táo bón, đầy hơi, chướng bụng,…
-
Ngăn ngừa viêm đường hô hấp: Theo nhiều tài liệu y học cổ truyền, cá chép được cho là có tác dụng giảm ho và chống bệnh viêm đường hô hấp rất hiệu quả, nhờ vào thành phần dinh dưỡng phong phú và cung cấp nhiều loại khoáng chất cần thiết.
2. Cách nấu cháo cá chép ngon
Nguyên liệu
-
1 con cá chép (khoảng 500g)
-
1/2 bát gạo tẻ
-
1 nắm gạo nếp
-
Gừng
-
Hành khô, hành lá
-
Thì là
-
Gia vị: Muối, đường, nước mắm, tiêu xay,…
Cách nấu cháo cá chép
-
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Trước hết, hãy làm sạch vảy cá và loại bỏ ruột. Để khử mùi tanh và làm sạch nhớt trên thân cá, bạn có thể chà xát muối lên bề mặt cá. Sau đó, rửa cá nhiều lần bằng nước.
Đối với gừng, bạn hãy cạo sạch vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng. Với hành khô, bạn bóc vỏ, băm nhuyễn. Sau đó hành lá và thì là đem rửa sạch với nước muối pha loãng và thái nhuyễn.
Tiếp theo, bạn trộn đều gạo nếp và gạo tẻ, sau đó vo sạch và ngâm một lúc để gạo nở mềm, giúp quá trình nấu chín nhanh hơn.
-
Chế biến cá chép
Bạn đun sôi nước trong nồi và thêm vài lát gừng vào. Khi nước đã sôi, bạn bỏ cá chép vào nồi để luộc chín, cách này giúp giữ cho cá không bị tanh. Khi cá đã chín, bạn vớt ra và đợi cho nguội.
Dùng đũa để tách riêng phần thịt và xương cá. Tiếp theo, cho phần đầu cá và xương cá vào cối giã nhuyễn. Thêm một ít nước lọc vào cối, đánh đều và sử dụng rây để lọc lấy phần nước cốt.
Riêng với phần thịt cá, bạn ướp gia vị với tỷ lệ: 1 thìa cà phê muối, 1 thìa nước mắm, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt tiêu xay, sau đó trộn đều.
Tiếp theo, đặt chảo lên bếp và thêm 1 thìa dầu ăn. Khi dầu đã nóng, thêm hành khô vào chảo và phi thơm. Sau đó, bạn cho thịt cá vào xào chín. Lưu ý, khi xào bạn cần đảo nhẹ tay để thịt cá không bị quá nát.
-
Nấu cháo
Sau đó, bạn vớt gạo đã ngâm ra và đưa cho nồi nước luộc cá. Tiếp theo, thêm nước cốt xương cá vào nồi và nêm thêm 1 thìa cà phê muối hạt. Điều chỉnh lửa nhỏ và hầm cháo trong khoảng 1 tiếng.
Khi cháo đã chín nhừ, bạn cho phần thịt cá xào vào nồi cháo rồi đảo đều, đun thêm khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp.
Thành phẩm
Cuối cùng, bạn múc cháo ra bát và thêm một ít hành lá, thì là băm nhỏ và tiêu xay để tăng thêm hương vị cho món ăn.Vậy là bạn đã hoàn thành cách nấu cháo cá chép rồi!
Xem thêm: Cách nấu cháo cá chép đậu xanh bồi bổ cho bà bầu an thai, khỏe mạnh
3. Gợi ý các món ngon từ cá chép
Cá chép là nguồn dinh dưỡng dồi dào và đa dạng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để tận dụng hết các giá trị dinh dưỡng và hương vị tự nhiên của cá chép, bạn có thể thử các món ngon khác dưới đây ngoài cách nấu cháo cá chép:
-
Cá chép hấp: Để thưởng thức hết vị ngọt của thịt cá chép, món cá chép hấp bia sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Thử nếm một miếng cá hấp và bạn sẽ ngay lập tức cảm nhận được hương vị ngọt mềm của thịt cá cùng với mùi thơm thoang thoảng của bia. Chắc chắn đây sẽ là một món ăn “khoái khẩu” phù hợp cho bàn nhậu hay những bữa cơm gia đình.
-
Canh chua cá chép: Thời tiết cuối năm ngày càng trở lạnh, còn gì thích hợp hơn một nồi lẩu cá chép nóng hổi, vừa thơm vừa ngon miệng. Nước lẩu chua ngọt, hấp dẫn cùng thịt cá chép mềm béo và ngọt tự nhiên. Bạn hãy chấm cùng nước mắm ớt để thêm tăng thêm hương vị đậm đà cho món ăn.
-
Cá chép chiên giòn: Cá chép chiên giòn cuốn bánh tráng thật sự là “chân ái” dành cho gia đình bạn. Chỉ cần lấy một miếng thịt cá cuốn với bún, rau sống và chấm nước mắm chua ngọt, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận ngay vị ngọt của thịt cá, tan từ từ sau lớp da cá vàng giòn.
-
Cá chép kho: Cá chép kho thơm ngon, đậm đà là một gợi ý tuyệt vời cho bữa cơm gia đình của bạn. Cá sau khi kho vừa tới, vẫn giữ lại vị ngọt thịt đặc trưng, kết hợp với phần nước kho đậm vị, hấp dẫn. Món ăn tuy đơn giản nhưng đảm bảo bạn ăn hoài sẽ không thấy ngán.
-
Lẩu cá chép: Thời tiết cuối năm ngày càng trở lạnh, còn gì thích hợp hơn một nồi lẩu cá chép nóng hổi, vừa thơm vừa ngon miệng. Nước lẩu chua ngọt, hấp dẫn cùng thịt cá chép mềm béo và ngọt tự nhiên. Bạn hãy chấm cùng nước mắm ớt để thêm tăng thêm hương vị đậm đà cho món ăn.
Xem thêm: Bật mí cách nấu cháo cá chép cho người chuyển phôi thơm ngon, bổ dưỡng
4. Một số bài thuốc từ cá chép có thể hỗ trợ chữa bệnh
Trong y học dân gian, một số bài thuốc từ cá chép được coi là có hiệu quả đối với các vấn đề sức khỏe của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai khi gặp các triệu chứng như ốm nghén, chán ăn và mệt mỏi. Trước khi thực hiện bất kỳ bài thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
-
Bài thuốc an thai: Cá chép để cả vảy, sau khi rửa sạch và bỏ ruột đem trộn đều với gạo nếp, vỏ quýt cắt sợi và gừng tươi trong 20 phút. Sau đó, bạn nấu chín khoảng 30 phút và hãy ăn 5 – 7 lần trong ngày.
-
Bài thuốc chữa ốm nghén giai đoạn đầu thai kỳ: Làm sạch vảy cá chép và bỏ ruột, rửa sạch với muối. Thêm 6g sa sâm và 10g gừng tươi vào ướp với cá chép. Hầm chín và ăn trong ngày.
-
Bài thuốc kích sữa: Sau khi sinh nếu sữa về lâu, bạn hãy áp dụng bài thuốc này từ cá chép. Vảy cá chép đã làm sạch được nghiền nhuyễn và tán nhỏ, tiếp theo đun sôi với 3 – 5g nước sạch. Bạn trộn nước này với rượu nếp và uống trong ngày.
Cách nấu cháo cá chép cũng khá đơn giản và dễ thực hiện phải không nào? Vào thời tiết se lạnh, món cháo này cực thích hợp để dùng cho ấm bụng và bồi bổ sức khỏe. Ngoài cách nấu cháo này ra, cá chép với thịt ngọt béo tự nhiên và giá trị dinh dưỡng cao nên bạn cũng có thể dùng để chế biến nhiều món ngon khác đấy!