Đâu là những cách nấu chè sắn ngọt thanh, thơm nức mũi? Đây là món ăn truyền thống của người Việt mỗi dịp đầu đông. Nếu là fan của món chè này, bạn đừng vội bỏ qua những công thức nấu cực chuẩn sau đây để chiêu đãi cả nhà nhé.
1. Thành phần dinh dưỡng trong củ sắn
Củ sắn là thực phẩm quen thuộc trong đời sống hằng ngày dùng để chế biến nhiều món ăn ngon. Sắn là loại củ chứa nhiều tinh bột với hương vị thơm ngon. Trong sắn cung cấp các chất dinh dưỡng như carbohydrate, chất xơ, chất đạm, chất béo, natri, đường, thiamine, canxi,…Ngoài ra ăn sắn còn giúp hấp thu các vi chất sắt, vitamin C và niacin.
Ăn sắn hoặc các món ăn làm từ sắn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người, cụ thể là:
-
Giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch. Trong sắn chứa nhiều chất xơ và flavonoid có tác dụng chống lại các rối loạn chuyển hóa và các biến chứng có liên quan.
-
Giàu vitamin C giúp thúc đẩy việc tự chữa lành các vết thương của cơ thể.
-
Hàm lượng kali trong sắn cao có công dụng giảm huyết áp, cân bằng lượng natri trong cơ thể.
-
Trong sắn chứa lượng carbohydrate cao giúp cân bằng năng lượng cơ thể, tăng cường đốt cháy mỡ thừa và hạn chế tích trữ chất béo của cơ thể.
2. Cách nấu chè sắn nóng ngon miễn chê
Cách nấu chè sắn nóng rất đơn giản nhưng muốn ngon hơn bạn cần chú ý khâu chọn nguyên liệu.
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
200g sắn
-
250g đường thốt nốt
-
50g bột năng
-
20g sữa đặc
-
1 nhánh gừng
-
1g muối trắng
-
Dừa tươi nạo sợi
-
Nước cốt dừa
-
Đường cát trắng
-
Lá dứa
Lưu ý: Nên chọn những củ sắn đầy đặn, dài, thẳng và có màu tươi sáng. Không chọn những củ nhỏ, móp méo, lớp vỏ bên trong màu quá trắng bởi có thể chứa nhiều độc tố.
2.2. Cách nấu chè sắn hấp dẫn
Để chế biến được món chè sắn hấp dẫn, hãy cùng thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Sắn rửa sạch, lột vỏ, cắt bỏ đầu và đuôi rồi rửa lại với nước. Sau đó cắt thành từng khối vuông nhỏ dài khoảng 5cm rồi ngâm trong nước muối khoảng 30 phút.
-
Gừng cạo sạch vỏ, đập dập, thái lát và sau đó băm nhuyễn
-
Lá dứa rửa sạch.
Bước 2: Hấp sắn
-
Hòa tan 1 muỗng canh muối với 1 chậu nước sau đó cho sắn vào ngâm thêm 3 – 4 tiếng
-
Vớt sắn ra và rửa sạch lại với nước
-
Bắp nồi hấp lên bếp và cho khoảng 1 lít nước ở dưới rồi cho sắn vào xửng hấp ở lửa vừa khoảng 15 – 20 phút
-
Khi sắn đã chín thì gắp ra và để ráo.
Bước 3: Nặn viên sắn mochi
-
Sắn đã chín chia thành 2 phần, 1 phần đem đi nghiền nhuyễn
-
Sau đó cho 10g bột năng, 1 ít đường cát trắng vào phần sắn đã nghiền rồi nhào mịn
-
Nặn hỗn hợp vừa nhào thành các viên tròn vừa ăn.
Bước 4: Ngào sắn đường
-
Đun sôi 100ml nước với 50g đường thốt nốt
-
Cho phần sắn đã thái vuông còn lại vào ngào qua đường trong khoảng 2 – 3 phút.
Bước 5: Nấu chè sắn
-
Đun sôi 1 lít nước lọc, 200ml đường thốt nốt và lá dứa
-
Cho vào bát 50g bột năng, 50ml nước rồi khuấy đều cho hòa tan.
-
Khi nước sôi, bỏ viên sắn mochi vào đun cùng. Khi các viên mochi đã chín và nổi đều trên mặt thì vớt lá dứa ra. Cho từ từ phần bột năng vào khuấy đều theo chiều kim đồng hồ.
-
Cho sắn miếng, dừa nạo và gừng vào đun ở lửa nhỏ
-
Khi chè sôi trở lại, khuấy đều rồi tắt bếp.
Bước 6: Làm nước cốt dừa
-
Cho vào nồi 200ml nước cốt dừa, 20g đường, 1g muối, 20g sữa đặc, 200ml nước, nấu ở lửa nhỏ và khuấy đều tay.
-
Cho vào bát 5g bột năng và 20ml nước, khuấy đều cho tan.
-
Khi nồi nước cốt dừa sôi thì từ từ cho hỗn hợp bột năng vào khuấy đều, nấu ở lửa nhỏ khoảng 2 – 3 phút.
Bước 7: Thành phẩm
-
Múc chè ra chén rồi rưới nước cốt dừa lên trên. Để tăng thêm hương vị cho món ăn, bạn có thể cho thêm đậu phộng rang và dừa sợi.
2.3. Thưởng thức
Khi thưởng thức món chè sắn, bạn sẽ cảm nhận được vị béo của nước cốt dừa hòa quyện cùng vị ngọt thanh của đường thốt nốt. Viên mochi sắn dẻo dai, bùi béo ăn cực kỳ vui miệng. Đây chắc chắn sẽ là món tráng miệng tuyệt vời mà cả nhà ai cũng thích mê.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Khoai Lang Tím Không Chỉ Ngọt Thơm, Dẻo Bùi Mà Lại Còn Giảm Cân
3. Bí quyết nấu chè sắn nhiều màu sắc bắt mắt
Ngoài cách nấu chè sắn nóng, bạn có thể biến tấu cách làm thành món chè sắn nhiều màu sắc khiến các bạn nhỏ thích thú. Bí quyết nấu món chè sắn nhiều màu sắc như sau:
3.1. Nguyên liệu
-
Sắn
-
Lá dứa
-
Bột hoa đậu biếc
-
Bột ca cao
-
Bột năng
-
Nước cốt dừa
-
Dừa tươi nạo
-
Lạc
-
Đường thốt nốt
3.2. Hướng dẫn cách nấu chè sắn
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Sắn rửa sạch, bỏ vỏ và cắt thành những khoanh nhỏ. Ngâm sắn trong chậu nước muối để qua đêm hoặc từ 7 – 8 tiếng.
-
Sắn đã ngâm qua đêm, rửa sạch lại với nước sau đó bào sắn thành sợi nhỏ. Vắt kiệt nước.
-
Trộn sắn đã bào nhỏ với 100g đường, bột năng và nước cốt dừa.
Bước 2: Làm viên sắn mochi nhiều màu sắc
-
Nặn sắn thành những viên tròn nhỏ như quả trứng cút
-
Pha bột lá dứa, bột hoa đậu biếc, bột ca cao vào 3 bát nước riêng để tạo màu cho viên sắn. Chia sắn làm 4 phần, 1 phần để riêng và 3 phần còn lại chia đều vào 3 bát nước đã pha màu. Tiếp theo đem hấp các viên sắn trong vòng 5 phút.
Bước 3: Nấu chè sắn
-
Cho một nồi nước lên bếp và bỏ hết phần nước cốt dừa, đường còn lại cùng bột báng vào đun sôi.
-
Khi nước sôi, thả viên sắn vào và hạ lửa nhỏ (không nên khuấy sẽ làm nát viên sắn).
-
Đun đến khi viên sắn màu sắn trong và bột bánh chuyển màu trong, nước trong nồi sền sệt là được.
-
Múc chè củ sắn ra bát và rắc thêm dừa nạo, lạc lên trên.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Khúc Bạch Trà Xanh Ngon Ngọt, Thử Một Miếng Là Thanh Mát Cả Ngày Dài
3.3. Thưởng thức
Món chè sắn nhiều màu sắc có thể ăn nóng hoặc cho thêm đá nếu thời tiết nóng bức. Bát chè thành phẩm có mùi thơm của sắn, vị béo ngậy của nước cốt dừa. Đặc biệt màu sắc bắt mắt và hấp dẫn các bạn nhỏ và cả người lớn.
Cách nấu chè sắn ngọt thanh, hấp dẫn tại nhà rất đơn giản. Bạn có thể tự tay vào bếp làm món chè sắn siêu ngon này để cả gia đình cùng thưởng thức mỗi dịp đầu đông. Chúc bạn vào bếp thành công nhé.