Lưu ngay cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé khỏi lo ốm vặt

Lưu ngay cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé khỏi lo ốm vặt

Cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng để làm sạch da và ngăn ngừa các triệu chứng đầy hơi, mẩn ngứa, mụn nhọt,… Tuy nhiên, nếu mẹ không sử dụng đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ của bé khó có thể lường trước được.

1. Những lợi ích tuyệt vời của lá trầu không có thể bạn chưa biết

Lá trầu thường được biết đến là món ăn kèm với hạt cau, thường thấy xuất hiện ở trong các bữa ăn của người già. Không những vậy, lá trầu còn có rất nhiều công dụng khác mà ít người biết đến.

1.1. Công dụng chữa bệnh hiệu quả của lá trầu không

Lá trầu có chứa thành phần dưỡng chất Chavicol (là một hoạt chất Phenol) có tác dụng giảm đau, chống viêm, làm đông máu hiệu quả và rất thích hợp để điều trị các bệnh như đau khớp, nấm, đau đầu….

Lưu ngay cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé khỏi lo ốm vặt

Lá trầu chữa trị bách bệnh cho người lớn lẫn trẻ nhỏ

Ngoài ra, lá trầu còn có tác dụng làm tan đờm, điều trị viêm phế quản, loại bỏ các cơn ho dai dẳng cho người bệnh. Đối với những phụ nữ bị tắc tia sữa sau khi sinh, sử dụng lá trầu sẽ giúp sữa chảy nhanh hơn bằng cách lấy lá trầu đã đun nóng đắp lên ngực.

1.2. Công dụng bổ ích đối với trẻ sơ sinh

Theo kinh nghiệm dân gian, nếu trẻ đang bị tình trạng khó tiêu, đầy bụng, ho sốt, rôm sảy và hăm tã thì chỉ cần tắm bằng nước lá trầu vài lần là khỏi ngay. Lá trầu có chứa thành phần có tính sát trùng cao, đặc biệt là dưỡng chất chavicol nên khi sử dụng có thể giúp giảm ngứa, giảm sưng tấy, khử mùi, ngăn ngừa dị ứng và hỗ trợ điều trị các bệnh về da ở trẻ nhỏ rất tốt.

Lưu ngay cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé khỏi lo ốm vặt

Chữa trị các vấn đề ngoài da bằng cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé

2. Có an toàn khi tắm cho bé bằng lá trầu không hay không?

Đây chắc chắn là câu hỏi mà bà mẹ nào cũng băn khoăn, lo âu trước khi sử dụng nguyên liệu này để tắm cho con mình. Tuy nhiên, các mẹ đừng quá lo lắng, việc dùng lá trầu để tắm cho bé cực kỳ an toàn và không gây ra bất kỳ tổn hại nào cho bé.

Tùy theo thể trạng cơ thể của từng bé sẽ quyết định mức độ hiệu quả phát huy nhanh hay chậm, vì vậy trước khi dùng lá trầu để tắm cho con, các mẹ nên cân nhắc và nghiên cứu thật kỹ trước khi thực hiện cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé nhé.

Xem thêm: Cách Nấu Trứng Cá Cho Bé Bổ Dưỡng, Thơm Ngon Giúp Con Tăng Cân Vù Vù

3. Hướng dẫn chi tiết cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé hiệu quả

Với những công dụng lợi ích kể trên, mẹ có thể sử dụng lá trầu để giúp hạn chế những bệnh lý ở trẻ sơ sinh. Lá trầu có thể được sử dụng theo hình thức khác nhau, trong đó tắm là phương pháp dân gian rất đơn giản mà mang lại hiệu quả rất tốt.

Lưu ngay cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé khỏi lo ốm vặt

Bật mí cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé trắng hồng sạch sẽ

3.1. Chuẩn bị

Chỉ với vài thành phần đơn giản dưới đây, mẹ đã giúp bé ngăn ngừa và tránh xa khỏi vòng tay mầm mống bệnh tật.

  • 4 – 5 lá trầu tươi

  • 1 cái khăn sạch, chậu (xô)

  • Chuẩn bị 2 lít nước ấm

3.2. Cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé

Không quá cầu kỳ hay phức tạp, mẹ chỉ cần bám sát vào 3 bước thao tác dưới đây đảm bảo thành công 100%.

  • Đun sôi một nồi nước, sau đó cho lá trầu không đã rửa sạch vào và đun sôi trong 10 – 15 phút

  • Trộn dung dịch nước trầu vào chậu với 2 lít nước ấm. Mẹ chú ý nhiệt độ nước tắm cho bé lý tưởng nhất sẽ từ 35 – 38 độ C là lý tưởng

  • Mẹ nên chuẩn bị sẵn thêm nước ấm để tắm lại cho bé được sạch sẽ hoàn toàn.

3.3. Cách tắm cho bé đúng cách

Tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không khó như các mẹ thường nghĩ, các thao tác như sau:

  • Dùng khăn mềm thấm nước, vắt khô rồi lau nhẹ nhàng từng bộ phận trên cơ thể bé. Chú ý đến các vùng da ở nách, háng, cổ, khuỷu tay,…, đặc biệt là những vùng xuất hiện rôm sảy hoặc mụn nhọt gây khó chịu cho bé.

  • Tắm lại cho bé bằng nước sạch để đảm bảo thân thể trẻ không còn cặn lá trầu

  • Sau khi tắm xong, mẹ dùng khăn lau khô người cho bé là hoàn thành. (lưu ý nên mặc ngay quần áo cho bé tránh bị cảm lạnh).

4. Khi tắm cho bé bằng nước lá trầu không cần lưu ý những gì?

Không phải cứ bắt tay thực hành tắm cho bé là tốt, các mẹ nên tìm hiểu mọi thông tin dữ liệu chính xác nhất về nước lá trầu không để mang lại hiệu quả nhất.

4.1. Tìm hiểu và lựa chọn mua lá trầu không tốt nhất

Trước khi mua lá trầu, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ của lá và tránh chọn những lá đã được phun thuốc trừ sâu gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Đặc biệt, không nên chọn mua những lá trầu không quá tươi hoặc quá khô héo có thể khiến da bé bị dị ứng nghiệm trọng. Nếu có điều kiện, các gia đình có thể trồng lá trầu tại nhà để thuận tiện cho việc chăm sóc bé.

4.2. Ngâm lá trầu trước khi nấu nước

Khi mua lá trầu về bạn phải rửa thật sạch rồi ngâm trong nước muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn hoặc côn trùng gây hại còn bám trên lá. Để chắc chắn hơn, bạn có thể ngâm lần 2 với nước ấm để loại bỏ các chất phun thuốc trừ sâu không tốt cho bé trước khi thực hiện cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé nhé.

4.3. Để bé thích nghi với nước lá trầu từ từ

Lưu ngay cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé khỏi lo ốm vặt

Mẹ nên tập cho bé tắm từ từ để con thích nghi với nước lá trầu

Trước khi tắm cho bé, mẹ nên thử bôi nước lá trầu lên một vùng nhỏ trên da của bé để xem có xuất hiện các triệu chứng lạ như mẩn ngứa, dị ứng hoặc các triệu chứng về da hay không. Nếu không, bạn có thể tiếp tục tắm cho bé bình thường nhưng nếu có thì hãy dừng lại ngay.

4.4. Tần suất tắm nước lá trầu không cho bé

Bạn không nên tắm cho bé hàng ngày mà chỉ cần tắm 1 đến 2 lần/tuần là đủ. Lưu ý, mẹ nên đảm bảo nhiệt độ nước tắm của bé luôn ấm, đồng thời sử dụng nước pha loãng với nước trầu để tránh da bé bị trầy xước, bong tróc.

Xem thêm: Tìm Hiểu Cách Nấu Cháo Hạt Sen Thịt Nạc Cực Ngon, Bé Ăn Liền Tù Tì Mấy Bát

5. Chuyên gia y tế nhận xét như thế nào về phương pháp tắm lá trầu không cho bé

Các chuyên gia tại Đại học Dược Hà Nội đã nghiên cứu và đưa ra nhận xét rằng: Lá trầu có chứa “dưỡng chất kháng sinh” giúp chống lại vi khuẩn không tốt và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc tắm cho bé bằng phương pháp này đều mang những ưu điểm và nhược điểm riêng:

Lưu ngay cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé khỏi lo ốm vặt

Ưu điểm và nhược điểm về cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé

5.1. Ưu điểm của cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé

Bên cạnh các công dụng và lợi ích tuyệt vời mà lá trầu mang đến cho cơ thể của các bé, thì phương pháp này còn giúp các bậc ba mẹ tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian. Bời vì, lá trầu là nguyên liệu dễ tìm kiếm và dễ mua trên thị trường Việt Nam.

5.2. Nhược điểm của cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé

Việc thực hiện phương pháp nấu nước lá trầu không tốn nhiều thời gian và công sức vì phải trải qua nhiều bước đòi hỏi sự cẩn thận. Ngoài ra, công thức nấu nước lá trầu không đảm bảo được về độ an toàn, có nhiều lý do như không rõ nguồn gốc nguyên liệu, cặn/bột lá còn sót lại trong nước tắm,… Hiển nhiên, công thức nấu nước lá trầu tắm cho bé chỉ áp dụng cho bé đã rụng dây rốn.

6. Sai lầm thường gặp khi tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh

Nếu mẹ sử dụng không đúng cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn mà còn gây ra tác dụng phụ. Bởi vậy, để tránh trước những nguy cơ này thì mẹ nên những sai lầm thường thấy được liệt kê dưới đây.

Lưu ngay cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé khỏi lo ốm vặt

Những sai lầm thường gặp khi mẹ tắm nước lá cho con

  • Tắm bằng lá trầu mỗi ngày: Vì nước lá trầu có màu vàng sậm nên việc tắm hàng ngày rất dễ khiến da bé bị xỉn màu. Đồng thời, lá trầu có tính sát trùng cao, tắm nhiều khiến da bé nhạy cảm và khô khan, nứt da.
  • Cho bé tắm dù có vết thương hở: Trong nước lá trầu mẹ tự nấu có nguy cơ còn cặn và bột lá. Nếu bé có vết thương hở, các chất còn sót lại sẽ dính vào vết thương, gây nhiễm trùng vết thương.

  • Không kiểm tra xem bé có bị dị ứng hay không: Mặc dù lá trầu không lành tính nhưng mỗi đứa trẻ đều có thể bị dị ứng với các thành phần của lá. Lần đầu tiên tắm, bạn nên thử trên một vùng nhỏ trên tay của bé, nếu sau 1-2 giờ có dấu hiệu phồng rộp, mẩn đỏ, ngứa thì không nên dùng để tắm cho bé.

  • Tắm lá trầu cho trẻ sơ sinh còn dây rốn: Vùng rốn chưa rụng được coi là vết thương hở, đây là nơi cặn bã trong lá dễ tích tụ. Nếu mẹ tắm tự nhiên cho trẻ bằng lá trầu ở giai đoạn này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, loét rốn trẻ.

  • Pha nước tắm bằng lá trầu quá đặc cho bé: Nước quá đặc khiến nồng độ hoạt chất trong lá trầu cao, gây sát trùng mạnh, có thể khiến da bé bị khô và nhạy cảm hơn.

7. Dấu hiệu nhận biết không nên tắm cho bé bằng các loại nước lá

Việc tắm bé bằng nước lá phương pháp chưa có chuyên gia nào công nhận, điều đó có nghĩa nước lá có thể gây ra những tình trạng xấu cho trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu và lý do bạn có thể cân nhắc để quyết định không nên tắm bé bằng nước lá:

Lưu ngay cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé khỏi lo ốm vặt

Nhũng trường hợp bé không nên tắm bằng nước lá trầu không

  • Bé có da nhạy cảm: Nước lá có thể chứa các chất hóa học hoặc dầu có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh và em bé.
  • Bé có tiền sử dị ứng: Các thành phần trong lá có thể gây ra dị ứng cho da của bé, bởi vậy một số trẻ nhỏ dễ bị kích ứng da không nên tắm bằng các loại nước lá.

  • Bé chưa rụng cuống rốn: Đây là chỗ vết thương hở, bởi vậy nếu tắm bằng các nước lá sẽ khiến rốn bé nhiễm trùng và khó lành.

Với nhiều hình thức sử dụng khác nhau, cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé vẫn được xem là phương pháp dân gian mang lại hiệu quả nhất để chữa các bệnh ngoài da cho con. Có thể thấy rằng, nước lá trầu vẫn chưa được bộ y tế công nhận, bởi vậy ba mẹ nên cân nhắc trước khi tắm cho bé tránh mang lại các bệnh tật cho con nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *