Mách bạn 2 cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa tốt cho hệ tiêu hoá và tim mạch

Mách bạn 2 cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa tốt cho hệ tiêu hoá và tim mạch

Cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa có thể kết hợp với gạo nếp, chuối sứ, đậu xanh… Đây đều là những món ăn tráng miệng hấp dẫn và tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng món chè này trong menu khi có ý định kinh doanh đồ ăn vặt. Chắc chắn, chúng sẽ khiến thực khách của bạn mê đắm ngay từ lần thử đầu tiên.

1. Hướng dẫn chọn khoai môn dẻo thơm, không bị sượng

Chọn nguyên liệu là khâu quan trọng khi thực hiện cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa. Theo đó, có 4 yếu tố cần chú ý khi chọn mua khoai môn bao gồm hình dáng, trọng lượng, mắt khoai, màu sắc.

Mách bạn 2 cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa tốt cho hệ tiêu hoá và tim mạch

Cách chọn khoai môn tươi ngon thông qua hình dáng, kích thước, màu sắc

  • Về hình dáng: Bạn nên chọn củ khoai tròn đều, vỏ sần sùi, có nhiều râu và đất, không nên chọn củ quá to

  • Về trọng lượng: Bạn nên chọn những củ khi cầm thấy nhẹ, những củ khoai này thường ít nước, hàm lượng tinh bột cao, khi ăn có cảm giác thơm bùi.

  • Về mắt khoai: Khoai càng có nhiều lỗ trũng thì ăn càng bùi và thơm.

  • Về màu sắc: Vỏ khoai có màu nâu sẫm, khi cắt ra thấy ruột khoai có nhiều vân tím đậm thì đó là củ khoai ngon.

2. Cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa, gạo nếp

Khi thưởng thức món ăn này, bạn sẽ được trải nghiệm độ dẻo thơm của gạo nếp, sự mềm bùi của khoai môn và béo ngậy của nước cốt dừa. Tất cả kết hợp tạo nên một món chè vô cùng lạ miệng và hấp dẫn.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 400g khoai môn

  • 200ml nước cốt dừa

  • 150g gạo nếp

  • 3g tinh bột bắp

  • 1 nhánh lá dứa

  • 1 muỗng cà phê tinh chất vani

  • 165g đường trắng

  • 1 ít muối

Mách bạn 2 cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa tốt cho hệ tiêu hoá và tim mạch

​Các nguyên liệu cần chuẩn bị khi thực hiện cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa

Cách thực hiện

Bước 1: Vo nếp sạch, để ráo nước sau đó nấu với 200ml nước lọc trong nồi cơm điện tới khi hạt gạo nở, mềm dẻo.

Bước 2: Gọt vỏ, rửa sạch khoai môn, cắt vuông nhỏ. Nấu khoai với 100g đường và 300ml nước lọc cho đến khi mềm. Lọc lấy nước luộc khoai chắt ra nồi mới.

Bước 3: Trong nồi mới, cho nước luộc khoai nấu cùng với 50g đường, 1/4 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tinh chất vani, nấu đến khi đường tan hết. Thêm gạo nếp vào nấu cùng, đảo trong 1-2 phút, sau đó thêm khoai môn và đảo tiếp 2-3 phút cho đến khi nước cạn gần hết là được.

Mách bạn 2 cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa tốt cho hệ tiêu hoá và tim mạch

Nấu khoai với nếp tới khi gần cạn nước

Bước 4: Đun 200ml nước cốt dừa, 15g đường, 1/4 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng canh tinh bột bắp. Vừa đun vừa khuấy cho tới khi sôi, khuấy thêm 10 giây và tắt bếp.

Bước 5: Múc chè ra chén, chan nước cốt dừa lên trên và thưởng thức.

Mách bạn 2 cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa tốt cho hệ tiêu hoá và tim mạch

Cùng thưởng thức món chè khoai môn nước cốt dừa béo ngậy, thơm bùi

3. Cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa và chuối sứ

Sự kết hợp giữa khoai môn và chuối sứ tạo nên một món ăn hoàn hảo khi có vị thơm bùi của khoai và ngọt dịu của chuối. Không chỉ vậy, món ăn này còn rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 10 quả chuối sứ

  • 350g dừa nạo

  • 450g khoai môn

  • 50ml sữa đặc

  • 200g đường phèn

  • 2 muỗng canh bột năng

  • Một ít bột báng

  • 500m nước cốt dừa

  • Một ít rượu nếp

Mách nhỏ

  • Ban nên chọn chuối sứ có kích thước nhỏ đến vừa, tránh mua quả to bởi có thể chuối đã được tẩm hóa chất. Đồng thời, bạn chọn nải chuối có quả chín vàng đẹp mắt, không chọn chuối có cuống còn xanh khi trái đã chín.

Cách thực hiện

Bước 1: Chuối bỏ vỏ, cắt thành những khoanh tròn rồi ướp với ít rượu nếp.

Bước 2: Khoai môn gọt vỏ, cắt thành miếng vuông nhỏ vừa ăn

Bước 3: Ngâm 350g dừa nạo với nước nóng, chắt lấy nước

Bước 4: Lấy 300ml nước cốt dừa nấu cùng với khoai môn tới khi khoai chín mềm rồi tắt bếp.

Bước 5: Ngâm bột báng trong nước ấm khoảng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo rồi nấu cùng với khoai môn. Khi nồi khoai môn sôi được thêm 10 phút thì cho 200g đường phèn vào nấu cùng, chú ý khuấy đều để đường ngấm vào khoai.

Bước 6: Cho chuối vào nồi nấu thêm 5 phút, hoà 2 muỗng canh bột năng với nước rồi đổ từ từ vào nồi tới khi chè sánh lại thì tắt bếp.

Bước 7: Múc chè ra bát, ăn khi còn nóng hoặc để nguội, bảo quản trong tủ lạnh.

Mách bạn 2 cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa tốt cho hệ tiêu hoá và tim mạch

Món chè chuối khoai môn dọn ra bát với màu sắc bắt mắt, hương vị hấp dẫn không thể chối từ

4. Những ai không nên ăn chè khoai môn nước cốt dừa?

Tuy cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa rất đơn giản và tốt cho sức khoẻ nhưng có một số người không nên ăn món này. Dưới đây là một số nhóm người có bệnh lý đi kèm không nên ăn chè khoai môn:

  • Người đang bị ho đờm: Khoai môn có thể tăng sự tích tụ đờm trong cơ thể và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.

  • Người có cơ địa dị ứng: Những người có cơ địa dị ứng như mề đay, chàm, hen suyễn hoặc viêm mũi không nên ăn chè khoai môn để tránh gây phản ứng trong hệ thống hô hấp và da.

  • Người mắc bệnh gút: Khoai môn có chứa purin, có thể gây tăng axit uric trong máu và gây ra cơn gout.

  • Người bị tiểu đường: Khoai môn có chứa lượng carbohydrate lớn nên ăn thực phẩm này có thể làm tăng đường huyết.

Mách bạn 2 cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa tốt cho hệ tiêu hoá và tim mạch

Chè khoai môn không dành cho những người bị tiểu đường, gút hoặc có cơ địa dị ứng

Cách nấu chè khoai môn nước cốt dừa với chuối và gạo nếp là 2 món ăn đơn giản, dễ thực hiện. Bạn có thể trổ tài ngay chính căn bếp tại gia để chiêu đãi bạn bè và những người thân trong gia đình. Món ăn này sẽ chinh phục mọi thực khách, kể cả những người khó tính nhất.



chè

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *