Mách bạn cách làm chả cá lăng thơm ngon, ai cũng thích mê

Mách bạn cách làm chả cá lăng thơm ngon, ai cũng thích mê

Chả cá lăng là một món ăn dễ chế biến với hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Món ngon từ cá lăng có thể trở thành thực đơn nấu ăn hàng ngày trong gia đình bạn và phù hợp với mọi đối tượng. Vậy còn lý do gì để bạn không lưu ngay công thức này lại và trổ tài vào bếp ngay thôi nào.

1. Giá trị dinh dưỡng có trong cá lăng

Cá lăng là một loài cá có nhiều chất dinh dưỡng với giá thành tương đối cao tùy thuộc vào loại cá lăng. Với kích thước tương đối lớn, với phần đầu hơi bẹt cùng 4 chiếc râu khá dài mọc quanh mép.

Cá lăng có 112 calo/kg, chất béo và protein cũng như các axit béo và vitamin có lợi cho sức khỏe.

  • Cải thiện sức khỏe thị giác: Cá lăng có chứa nhiều vitamin A, omega-3 giúp cải thiện sức khỏe cho đôi mắt của bạn. Thay vì hấp thụ những chất dinh dưỡng này từ thuốc, thì bạn có thể bổ sung cá lăng vào trong thực đơn của mình để cải thiện những tình trạng nhức mỏi mắt, giúp mắt sáng và bảo vệ mắt.

  • Cải thiện sự phát triển của não bộ: Omega-3 và DHA không chỉ giúp cải thiện thị giác mà còn giúp cải thiện não bộ, tăng cường khả năng ghi nhớ. Nếu bạn là một người làm việc trí tuệ nhiều thì nên ăn cá lăng một cách hợp lý để có một sức khỏe não bộ tốt.

  • Làm chậm quá trình lão hóa: Cá lăng có các chất giúp trung hòa các gốc tự do như collagen. Nhờ đó mà cá lăng có thể giúp bạn làm giảm quá trình lão hóa. Món ngon ưa thích của các chị em phụ nữ có lẽ là cá. Vì trong cá thường có những chất giúp làm chậm quá trình lão hóa.

  • Giúp lợi tiểu: Cá lăng có tác dụng giải độc, thanh lọc cơ thể, thông hơi, lợi tiểu.

  • Giúp ngủ ngon: Đối với những người mang thai, thường hay gặp các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, ngủ không sâu, khó ngủ,… Theo một số nghiên cứu, cá lăng giúp cải thiện giấc ngủ của bà bầu. Do đó, nếu gia đình bạn có một bà bầu thì cùng vào bếp để chế biến món ngon từ cá lăng cho mẹ bầu bồi bổ.

Cá lăng là một món ngon nổi tiếng từ xưa nay. Cá lăng mềm, ngọt và ít xương dễ dàng trở thành món ngon và phù hợp với tất cả mọi người. Với những người trong độ tuổi phát triển và cần sử dụng trí não nhiều thì bạn nên thêm món ngon chả cá lăng vào thực đơn giàu dinh dưỡng của gia đình.

Mách bạn cách làm chả cá lăng thơm ngon, ai cũng thích mê

Giá trị dinh dưỡng của cá lăng

Xem thêm: Chả Cá Thác Lác Sốt Cay – Món Ăn Chơi Vẫn Đảm Bảo Bổ Dưỡng, Kích Thích Vị Giác

2. Cách chế biến chả cá lăng

2.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu

Định lượng

Cá lăng tươi

500g

Riềng

1 củ

Gừng

1 củ

Hành lá

5 nhánh

Hành tím

2 củ

Chanh

1 quả

Ớt tươi

1 quả

Bột nghệ

1 thìa cà phê

Mẻ chua

2 muỗng canh

Mắm tôm

2 muỗng canh

Đậu phộng rang

100g

Bún tươi

1kg

Rau thơm

1 ít

Muối

1 ít

Các dụng cụ chế biến chả cá lăng: Dao, kéo, thớt, các loại bát, đĩa, đũa, thìa, chảo, nồi chiên không dầu (nếu có).

Cách chọn mua cá lăng

  • Mắt cá: Đối với cá tươi ngon, thì bạn sẽ thấy mắt cá hơi lồi lên và có màu trong chứ không bị đục hay đổi màu. Nếu cá lăng có mắt bị lõm vào trong hốc mắt thì tức là cá không tươi.

  • Thân cá: Khi bạn quan sát thân cá của cá lăng tươi thường sẽ có da màu đen, sáng bóng và thân cá không bị xây xát gì.

  • Mang cá: Cá tươi là cá sẽ có mang màu hồng tươi. Nếu mang cá có tình trạng chạm nhẹ là lìa khỏi cá hay có mang màu thâm sạm thì bạn không nên mua con cá đó nữa.

  • Cảm giác: Khi bạn chạm vào cá thường sẽ thấy có độ đàn hồi như việc nhấn vào cá một lúc sau cá sẽ trở về trạng thái bạn đầu.

Cách sơ chế cá lăng

Bước 1: Đập đầu cá

Nếu bạn muốn cá lăng không vùng vẫy và cố thoát ra khỏi tay bạn thì bạn nên dùng chày tác động lên đầu cá một lực thật lớn để cá lăng có thể nằm yên. Bạn nên đập gần phần miệng hoặc nơi giao nhau giữa lưng và đầu cá.

Bước 2: Sơ chế phần ngoài

Khi cá không còn nhảy lên được nữa, bạn dùng kéo cắt bỏ hết vây, đuôi ở phía trước và phần vây phía bụng cá và miệng cá. Tiếp theo, bạn dùng kéo để cắt bỏ phần ngạch cá bằng cách hướng mũi kéo cắt 2 bên miệng cá, bạn cắt thêm đường ngang nơi nối liền 2 ngạch với nhau. Cuối cùng, bạn cắt thêm một đường để loại bỏ phần ngạch còn lại.

Bước 3: Loại bỏ ruột cá

Sau khi đã sơ chế phần ngoài xong bạn tiếp tục đưa tay vào trong cá rồi lấy hết phần ruột cá ra ngoài và bỏ đi. Nếu có phần mỡ cá thì bạn nên giữ lại vì mỡ cá có chứa nhiều chất dinh dưỡng và cũng khá ngon đó.

Bước 4: Lột mang cá

Để cá lăng khi chế biến thành món ăn không có mùi tanh, thì bạn nên loại bỏ phần mang màu trắng ở dưới bụng, cũng như phần mang màu đỏ sẫm.

Bước 5: Rửa sạch cá

Sau khi đã lột xong mang cá thì bạn rửa qua cá cho sạch phần máu. Tiếp theo, bạn nên dùng muối để chà xát lên toàn bộ cá lăng và rửa sạch lại với nước.

2.2. Các bước chế biến chả cá lăng

Bước 1: Khử mùi cá lăng

Bạn có thể khử mùi cá lăng đã được sơ chế bằng nhiều cách như: nước vo gạo, muối ăn, chanh và một số loại gia vị

  • Dùng nước vo gạo: Bạn ngâm cá vào nước vo gạo khoảng từ 15-20 phút. Tiếp đó, bạn chỉ cần rửa sạch lại với nước rồi để cá ráo nước.

  • Dùng muối ăn: Khi bạn dùng muốn ăn, bạn cần pha loãng muối vào nước rồi ngâm cá trong nước đó khoảng 5-10 phút, sau đó đem cá đi rửa lại với nước sạch.

  • Dùng chanh: Bạn lấy một chậu nước ấm rồi vắt chanh vào, ngâm cá trong dung dịch đã được pha khoảng 5-7 phút là có thể đem đi rửa lại với nước sạch.

Mách bạn cách làm chả cá lăng thơm ngon, ai cũng thích mê

Cách khử mùi tanh của cá lăng

Mách nhỏ

Nếu bạn không những muốn khử mùi tanh mà còn muốn khử nhớt của cá thì bạn nên thử làm sạch nhớt cá với nước nóng. Bạn chuẩn bị chậu nước nóng từ 60-70 độ C. Bạn để cá trong nước nóng khoảng 5 phút thì dùng dao để cạo hết phần nhớt trên mặt cá. Sau khi đã cạo xong thì bạn đem cá đi rửa sạch 2-3 lần với nước sạch

Bước 2: Phi lê cá lăng

Sau khi đã khử mùi và khử nhớt của cá lăng thì bạn dùng dao phi lê cá lăng thành những miếng vừa ăn khoảng 2 ngón tay. Để cá lên thớt rồi thấm khô cá với khăn khô.

Mách bạn cách làm chả cá lăng thơm ngon, ai cũng thích mê

Cách phi lê cá lăng

Bước 3: Sơ chế những nguyên liệu khác

  • Thì là, hành lá: Bạn cắt đi phần rễ rồi nhặt những phần lá úa và rửa sạch. Sau đó, bạn chẻ nhỏ đầu hành ra.

  • Ớt: Bạn lọc hạt và cuống ra rồi đem đi thái nhỏ.

  • Riềng, gừng: Bạn rửa sạch củ riềng gọt sạch vỏ và băm thịt nhuyễn.

  • Hành tím: Bạn lột sạch vỏ của hành tím rồi đem đi băm nhuyễn.

Mách bạn cách làm chả cá lăng thơm ngon, ai cũng thích mê

Cách sơ chế các nguyên liệu còn lại

Bước 4: Ướp cá

Bạn lấy một bát tô to và cho phần cá lăng đã được phi lê vào. Cho thêm 2 muỗng canh mẻ chua, 2 muỗng canh riềng băm, 2 muỗng canh gừng băm và 2 muỗng canh hành tím băm nhuyễn cho vào thêm 2 muỗng canh mắm tôm, 1 thìa cà phê bột nghệ. Bạn trộn đều gia vị vừa cho vào để gia vị phủ đều lên mặt cá và chờ gia vị ngấm trong khoảng 2 tiếng.

Mách bạn cách làm chả cá lăng thơm ngon, ai cũng thích mê

Cách ướp cá lăng chuẩn vị

Bước 5: Chiên cá lăng

Nếu bạn không thể sử dụng quá nhiều dầu ăn thì bạn có thể sử dụng nồi chiên không dầu để có một món ngon ít dầu. Bạn xếp phần cá lăng đã ướp vào nồi chiên không dầu và chiên ở 200 độ C trong khoảng 20 phút.

Mách bạn cách làm chả cá lăng thơm ngon, ai cũng thích mê

Chiên cá lăng bằng nồi chiên không dầu

Mách nhỏ

Nếu bạn không có nồi chiên không dầu. Bạn bắc chảo lên bếp, cho một lượng dầu ăn xăm xắp với mặt cá lăng được cho vào chảo. Đun sôi dầu ăn rồi chiên vàng phần cá lăng đã được tẩm ướp. Bạn chiên cho chả cá lăng vàng đều 2 mặt rồi cho ra ngoài để ráo dầu.

Bước 6: Thành phẩm

Sau khi đã ráo dầu, thì bạn cho chả cá lăng vào đĩa cùng với thì là và hành lá. Bạn có thể cho thêm một số loại rau thơm để thưởng thức.

Mách bạn cách làm chả cá lăng thơm ngon, ai cũng thích mê

Thành phẩm chả cá lăng thơm ngon

Mách nhỏ

Bạn có thể ăn chả cá kèm với bún tươi để đỡ ngán và đổi khẩu vị cho cả gia đình.

3. Các câu hỏi thường gặp

3.1. Bà bầu có ăn được cá lăng không?

Câu trả lời là có, trong cá lăng có rất nhiều chất dinh dưỡng cho bà bầu bà bé. Chúng ta cùng điểm qua những giá trị mà cá lăng mang lại

  • Giúp làn da trở nên mịn màng hơn, tăng tính đàn hồi cho da.

  • Cải thiện chứng đau nhức xương khớp.

  • Giúp phát triển não bộ của thai nhi.

  • Giúp lợi tiểu và cải thiện giấc ngủ.

3.2. Những vấn đề cần lưu ý khi ăn cá lăng

Bạn chỉ nên ăn cá lăng khoảng 2-3 lần/ tuần. Đặc biệt, không nên ăn cá lăng thường xuyên sẽ dễ gây ra dư thừa chất và tạo thành bệnh

Bạn nên chú trọng ở khâu chọn cá lăng, Không nên chọn mua những con cá đã bị ươn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

  • Ưu tiên cá tươi sống thay vì cá đông lạnh

  • Nên khử mùi và khử nhớt sẽ dễ ăn hơn

  • Đối với bà bầu thì không nên ăn cá lăng còn sống.

  • Nếu bạn bị ho thì không nên ăn cá cũng như ăn các loại hải sản để tránh việc làm bệnh trở nặng.

4. Cách bảo quản chả cá lăng

Khi bạn đã làm quá nhiều chả cá lăng mà không sử dụng hết thì dưới đây là một số cách bảo quản mà bạn có thể tham khảo

  • Hút chân không

  • Đựng vào hộp thực phẩm

Với cả 2 cách này thì ở cách hút chân không bạn có thể bảo quản với thời gian lâu hơn. Tuy nhiên nếu bạn không có máy hút chân không thì cũng đừng quá lo.

  • Đối với nhiệt độ từ 10 độ C có thể để trong 2 ngày với hộp thực phẩm thông thường và có thể bảo quản 3 ngày với hút chân không.

  • Đối với nhiệt độ từ 0-5 độ C thì bạn có thể để từ 2-3 tháng với hộp đựng thực phẩm và có thể bảo quản với hút chân không lên đến 4 tháng.

Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng việc bảo quản này. Bạn chỉ nên làm chả cá lăng đủ ăn để có thể thưởng thức món ngon một cách trọn vẹn với đầy đủ dinh dưỡng có trong cá lăng. Vì khi bạn cấp đông một thời gian dài sẽ khiến dinh dưỡng không còn nữa.

Xem thêm: Đổi Vị Cho Bữa Tối Với Món Chả Cá Thác Lác Sốt Cà Chua Cực Đưa Cơm

Chả cá lăng là một món ngon giàu dinh dưỡng đối với bà bầu, cũng như phù hợp với mọi người. Cách làm món ăn này cũng tương đối đơn giản. Chúc bạn vào bếp thành công nhé !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *