Cách nấu cháo giữ chất dinh dưỡng đang là từ khóa được rất nhiều bà mẹ tìm kiếm để công thức nấu cháo cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Dưới đây là cách nấu cháo lý tưởng cho mẹ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, vitamin cho bé phát triển toàn diện.
1. Giá trị dinh dưỡng từ cháo
Cháo không còn xa lạ đối với người Việt, đặc biệt trong giai đoạn ăn dặm của trẻ nhỏ. Nó cung cấp cho trẻ nhỏ những chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển toàn diện hơn.
- Tinh bột: Cháo được chế biến từ nguyên liệu chính là gạo vì thế đây là nguồn cung cấp tinh bột chính cho cơ thể.
- Chất đạm: Nấu cháo giữ chất dinh dưỡng kết hợp cùng với các nguyên liệu giàu chất đạm như tôm, thịt, cá,… giúp tăng cường chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
- Chất béo: Chất béo trong cháo từ dầu ăn khi nấu kèm, cung cấp thành phần dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, giúp hấp thụ đủ vitamin, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Vitamin và khoáng chất: Có thể nấu cháo kết hợp với nhiều loại rau của khác nhau giúp cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật tốt.
Ngoài ra, cháo còn là món ăn có thể tăng cường chức năng tiêu hóa, phòng chống táo bón ở trẻ nhỏ.
Xem thêm: Lưu Ngay Cách Nấu Cháo Các Loại Hạt Ngon, Bổ Dưỡng Cho Bé Khó Hấp Thụ
2. Cách nấu cháo giữ chất dinh dưỡng cho bé
Cách nấu cháo giữ chất dinh dưỡng cho bé ăn dặm là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến. Với mong muốn giúp bé có đủ năng lượng và những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, các mẹ cần phải lưu ngay công thức nấu cháo đơn giản sau đây.
2.1. Nguyên liệu
- Gạo
- Thịt nạc/thịt gà/thịt bò
- Các loại rau (tùy ý)
- Gia vị: Mắm, muối, bột ngọt,…
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Đậu đỏ, đậu xanh, yến mạch,…
2.2. Cách chế biến
- Vo gạo cho sạch bụi bẩn và không nên vo gạo quá kỹ. Bởi vitamin trong gạo sẽ bị mất đi nếu vo gạo quá kỹ.
- Cho gạo vào nồi, đổ nước ngập mặt gạo và nấu trên lửa vừa. Lưu ý đặc biệt với các mẹ cách để nấu cháo giữ chất dinh dưỡng là nên nấu cháo bằng nước nóng thay vì dùng nước lạnh thông thường. Nấu cháo bằng nước nóng sẽ giúp cháo được thơm ngon, dẻo mềm và giữ được chất dinh dưỡng cho bé. Lưu ý, nấu cháo bằng lửa nhỏ để cháo không bị trào ra ngoài bởi điều đó sẽ làm mất đi lượng vitamin B và một số dưỡng chất quan trọng khác. Bạn cũng có thể cho cùng các loại ngũ cốc vào cháo để nấu.
- Trong khi chờ cháo chín, sơ chế thực phẩm như thịt nạc, thịt gà, rau củ,… bằng cách hấp hoặc luộc để giữ chất dinh dưỡng cho cháo. Rồi sau đó cho vào nấu cùng với cháo.
- Thêm nếm gia vị cho vừa ăn.
2.3. Thành phẩm
Cuối cùng múc cháo ra bát, rồi cho bé ăn khi cháo còn ấm. Như vậy, bạn đã có được bát cháo đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé ăn nhanh lớn và phát triển một cách toàn diện nhất.
Xem thêm: Cách Nấu Cháo Vỡ Hạt Bé Ăn Dễ, Tiêu Hóa Tốt
4. Top 3 món cháo vừa thơm ngon vừa giàu dinh dưỡng
Để đổi bữa, tránh tạo cảm giác chán ăn cháo cho trẻ thì các bà mẹ nên thay đổi thực đơn liên tục để kích thích vị giác cho trẻ. Sau đây là Top 3 món cháo vừa thơm ngon vừa giàu chất dinh dưỡng cho bé:
- Cháo dinh dưỡng gà ác: Gà ác được biết đến là một loại thực phẩm bổ dưỡng và đặc biệt phù hợp với trẻ còi xương, biếng ăn. Lưu ý khi nấu cháo dinh dưỡng gà ác cho bé thì phải làm sạch gà, luộc chín và lọc thịt gà. Nấu cháo cùng với nước luộc gà là cách nấu cháo giữ chất dinh dưỡng cho bé tốt nhất.
- Cháo dinh dưỡng lươn bí đỏ: Thịt lươn khá mềm và có nhiều chất dinh dưỡng nên được rất nhiều bà mẹ chọn để nấu cháo cho bé.
- Cháo dinh dưỡng tôm cải thảo: Đây là món ăn được kết hợp tuyệt vời để tạo nên món cháo thơm ngon đặc biệt. Tôm là một thực phẩm giàu chất đạm, rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.
5. Lưu ý khi nấu cháo để giữ chất dinh dưỡng
Các bà mẹ chắc chắn phải tham khảo ngay những lưu ý sau đây để nấu cháo giữ được chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho bé:
- Chọn nguyên liệu tươi ngon: đây là yếu tố hàng đầu giúp giữ được chất dinh dưỡng trong cháo, nguyên liệu nấu cháo cần phải được chọn một cách kỹ lưỡng, đảm bảo sức khỏe, không bị hư hỏng.
- Không nên vo gạo quá kỹ: như thế có thể làm mất đi chất dinh dưỡng có trong gạo.
- Không nấu cháo quá nhừ: chất dinh dưỡng sẽ giảm bớt đi khi nấu cháo trong thời gian dài.
- Không nên nấu cháo quá lâu: khi nấu cháo quá lâu thì các chất dinh dưỡng có trong cháo sẽ bị phân hủy và cháo sẽ không còn vị ngon.
- Các mẹ nên sử dụng dầu ăn dành riêng cho bé: lựa chọn những loại dầu có chiết xuất từ tự nhiên, không chất phụ gia, hoặc chất bảo quản. Có thẻ sử dụng dầu dừa, dầu cá hồi, dầu đậu nành,.. giúp cơ thể bé hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Lưu ý, mẹ nên nấu cháo cho bé từng bữa một chứ không nấu một nồi cháo to và ăn trong nhiều ngày để đảm bảo sức khỏe tốt cho bé.
6. Mẹo chọn nguyên liệu để nấu cháo giữ được chất dinh dưỡng
Để có được cách nấu cháo giữ chất dinh dưỡng thì cần lưu ý chọn nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo chất lượng và sức khỏe cho trẻ.
- Nên chọn gạo thơm ngon, không bị hư hỏng, không bị mọt.
- Nên chọn những loại rau củ quả tươi, không bị dập nát, héo úa. Như thế thì rau củ mới cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và tăng cường đề kháng cho bé.
- Nên sử dụng gia vị vừa phải không quá nhiều muối, nhiều đường tránh ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ.
Nấu cháo mà không bị mất đi chất dinh dưỡng sẽ là cách tốt nhất của các bà mẹ để giúp trẻ có đủ dưỡng chất cần thiết phát triển toàn diện. Các bà mẹ hãy lưu ngay những cách nấu cháo giữ chất dinh dưỡng để nấu bát cháo thơm ngon kích thích cảm giác thèm ăn của bé và khiến bé ăn không ngớt miệng.