Nên uống thuốc giải rượu trước khi nhậu không? 3 thuốc giải rượu tốt nhất hiện nay

Nên uống thuốc giải rượu trước khi nhậu không? 3 thuốc giải rượu tốt nhất hiện nay

Nên uống thuốc giải rượu trước khi nhậu không? Câu trả lời là có. Các loại thực phẩm chức năng giải rượu có tác dụng làm giảm các triệu chứng của người say như đau đầu, buồn nôn,… Uống thuốc giải rượu trước khi nhậu cũng giúp bạn tăng tửu lượng và phòng ngừa tác hại của đồ uống có cồn lên cơ thể.

1. Quá trình chuyển hóa và đào thải sau khi uống rượu

Rượu là một loại đồ uống có chứa nước và ethanol, ngoài ra còn một số thành phần khác nhau tùy thuộc vào quy trình sản xuất, nhằm tạo ra màu sắc và hương vị đặc trưng. Khi uống rượu, cơ thể sẽ hấp thu ethanol vào máu. Khoảng 20% ethanol được hấp thu ở dạ dày và 80% còn lại được hấp thu ở ruột non. Tốc độ hấp thu của ethanol phụ thuộc vào lượng thức ăn trong dạ dày người uống. Nếu uống rượu khi đói, ethanol sẽ được hấp thu nhanh hơn.

Sau khi vào máu, ethanol sẽ lan truyền đến các mô tế bào của cơ thể, bao gồm cả khu vực não bộ. Do đó, có thể xác định nồng độ ethanol trong các dịch sinh lý như nước tiểu, máu hay hơi thở.

Nên uống thuốc giải rượu trước khi nhậu không? 3 thuốc giải rượu tốt nhất hiện nay

Quá trình chuyển hóa và đào thải sau khi uống rượu
Ethanol sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể chủ yếu qua quá trình chuyển hóa ở gan. Một phần nhỏ ethanol sẽ được bài tiết qua mồ hôi hay nước tiểu. Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa ở gan có giới hạn về khả năng xử lý ethanol. Gan chỉ có thể chuyển hóa khoảng 7-10g ethanol mỗi giờ với sự giúp đỡ của men NAD. Nếu uống quá nhiều rượu, gan sẽ không kịp loại bỏ ethanol, dẫn đến tích tụ và gây độc cho cơ thể, đặc biệt là gan. Uống rượu nhiều và lâu dài có thể gây ra các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan hay ung thư gan.

Rượu cũng ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Rượu làm ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh từ trên xuống dưới, từ vỏ não, tiểu não, tủy sống cho đến trung tâm hành tủy. Do đó, khi uống rượu, người ta có thể cảm thấy thoải mái và vui vẻ, nhưng khi uống quá nhiều rượu, người ta sẽ mất khả năng phán xét, bị chóng mặt, không kiểm soát được hành vi của mình.

Tuy nhiên, khi uống quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng say rượu với nhiều triệu chứng khó chịu như đau đầu, chóng, mặt, buồn nôn, nôn… Nhiều người chọn giải pháp uống thuốc giải rượu trước khi nhậu để hạn chế tình trạng này. Vậy để tránh say có nên uống thuốc giải rượu trước khi nhậu không?

2. Có nên uống thuốc giải rượu trước khi nhậu không?

Giải đáp thắc mắc có nên uống thuốc giải rượu trước khi nhậu không, một số chuyên gia khuyên rằng, để tăng hiệu quả của thuốc giải rượu, bạn nên uống thuốc giải rượu trước khi nhậu khoảng 1 tiếng, tùy theo loại thuốc mà liều lượng sẽ khác. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. Nếu đã uống rượu, bạn vẫn có thể uống thuốc giải rượu, nhưng chỉ khi bạn chưa say quá nặng và còn tỉnh táo. Nên uống thuốc giải rượu trước khi nhậu không? 3 thuốc giải rượu tốt nhất hiện nay

Để tăng hiệu quả của thuốc giải rượu, bạn nên uống thuốc giải rượu trước khi nhậu khoảng 1 tiếng

Thuốc giải rượu thường có chứa vitamin B1, có tác dụng kích thích và hỗ trợ cơ thể chuyển hóa rượu thành acetaldehyd, sau đó từ acetaldehyde thành axit axetic và cuối cùng từ axit axetic thành nước và CO2. Những chất này không gây độc hại và sẽ được bài tiết ra ngoài cơ thể. Như vậy, để đạt được hiểu quả giải rượu chống say tốt nhất, bạn nên uống thuốc giải rượu trước khi nhậu.

Xem thêm: Uống Bia Có Béo Không? Uống Bia Mỗi Ngày, Cẩn Thận “Lợi Bất Cập Hại”

3. Những lưu ý khi nên uống thuốc giải rượu trước khi nhậu, trong và sau nhậu

Bên cạnh việc nên uống thuốc giải rượu trước khi nhậu, để giảm thiểu tác hại của rượu, bạn cần chú ý đến một số điều khi sử dụng thuốc giải rượu, như:

  • Chọn thuốc giải rượu chất lượng: Bạn nên tìm hiểu kỹ về thành phần và công dụng của các loại thuốc giải rượu trên thị trường. Nên chọn những sản phẩm có chứa các vitamin và axit hữu cơ có lợi cho quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể, ví dụ như vitamin B1, B6, vitamin C, axit fumaric,…
  • Mua thuốc ở những nơi tin cậy: Bạn nên mua thuốc tại các nhà thuốc uy tín, các quầy thuốc trong bệnh viện hoặc các website bán hàng có đảm bảo chất lượng.
  • Uống rượu từ từ: Không uống quá nhanh để tránh kích ứng niêm mạc dạ dày và cho gan thêm thời gian để xử lý rượu.
  • Ăn no trước khi uống rượu: Ưu tiên các thực phẩm giàu protein và chất béo để làm chậm quá trình hấp thu rượu. Ngoài ra, nên uống nhiều nước lọc, canh hoặc súp rau củ quả để giảm lượng rượu vào dạ dày và bảo vệ niêm mạc.
  • Không uống rượu khi đói: iều này sẽ làm tăng hấp thu rượu vào máu và gây say nhanh hơn, cũng như tăng nguy cơ viêm loét và chảy máu dạ dày.
  • Tránh kết hợp rượu với các đồ uống có cồn khác hoặc có chứa chất kích thích như nước ngọt, bia, cà phê…
  • Không ăn quả hồng hoặc các món ăn từ cà rốt khi uống rượu vì chúng có thể làm tăng độ độc của rượu.

5. Lưu ý khi chọn thuốc giải rượu

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc giải rượu bán ở khắp nơi, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được. Bên cạnh các sản phẩm chất lượng, có rất nhiều thuốc giải rượu giả được bán trôi nổi, không đảm bảo chất lượng. Do vậy, để mua được đúng sản phẩm và đạt hiệu quả khi sử dụng. người mua cần lưu ý những điều sau đây:

  • Thuốc giải rượu tốt thường có chứa các thành phần giúp tăng khả năng giải độc rượu: Nghiên cứu của nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, thuốc giải rượu tốt thường có tỷ lệ thành phần các chất sau khá cao: Vitamin B6, B1, vitamin C, axit glutamic, axit succinic và axit fumaric…Các hoạt chất trên sẽ được kết hợp theo công thức phù hợp với mục đích kích thích hoạt động của gan, bảo vệ chức năng của gan.
  • Nên chọn các sản phẩm giải rượu đa chức năng: Giải rượu đa chức năng dạng viên uống giúp quá trình chuyển hóa nồng độ cồn trong cơ thể nhanh và hiệu quả tốt hơn. Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn hãy sử dụng các loại giải rượu thành phần có tính trung hòa cao, đồng thời có khả năng kích thích quá trình đào thải độc tố.
  • Mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng tại các địa chỉ uy tín: Sử dụng thuốc giải rượu kém chất lượng, không cải thiện được tình trạng say rượu. thậm chí có thể gây ngộ độc. Hãy chọn những loại sản phẩm có tem mác rõ ràng và đã được Bộ Y tế kiểm định chất lượng.

6. Một số loại thuốc giải rượu được nhiều người tin dùng

Dưới đây là một số loại thuốc giải rượu được nhiều người sử dụng và thu được hiệu quả tốt mà bạn có thể tham khảo:

6.1. Thuốc giải rượu Condition

Thuốc giải rượu Condition là một loại thực phẩm chức năng đến từ thương hiệu CJ của Hàn Quốc. Thực phẩm này được sản xuất đóng chai theo dạng lỏng dễ uống, tăng khả năng hấp thu. Condition có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do say rượu gây ra như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…do uống nhiều rượu gây ra. Nên uống thuốc giải rượu trước khi nhậu không? 3 thuốc giải rượu tốt nhất hiện nay

Thuốc giải rượu Condition

6.2. Thuốc giải rượu Nam Dược

Một loại thuốc giúp bạn uống rượu mà không lo say là thuốc giải rượu Nam Dược. Thuốc này có dạng viên uống, dễ dàng sử dụng. Thuốc có nhiều thành phần từ thiên nhiên, có tác dụng bảo vệ gan và giảm nồng độ cồn trong máu: – Bạch liên (hay còn gọi là chè dây vốn) có chứa flavonoid, một chất giúp thải độc gan và làm sạch máu; – Cà gai leo có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, và ngăn ngừa các phản ứng dị ứng hoặc ngộ độc do rượu; – Diệp hạ châu đắng có công dụng giải độc gan và tăng cường chức năng gan; – Ngoài ra, thuốc còn có một số thành phần phụ khác như tinh bột, aerosil, magnesi stearat,… Thuốc giải rượu Nam Dược là một sản phẩm an toàn và hiệu quả cho những ai thích uống rượu nhưng không muốn say. Nên uống thuốc giải rượu trước khi nhậu không? 3 thuốc giải rượu tốt nhất hiện nay

Thuốc này có dạng viên uống, dễ dàng sử dụng

6.3. Thuốc giải rượu Flyby

Đây là một loại thuốc Mỹ giúp bạn uống rượu mà không lo say. Nó có dạng viên nhộng và có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như lê gai, nhân sâm, Dihydromyricetin, Thistle, N-Acetyl-Cysteine, Taurine, Vitamin,… Những chất này sẽ cung cấp dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể, giảm buồn nôn, đau đầu, chống oxy hóa, bảo vệ gan, ngăn ngừa hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt khi uống rượu,… Nên uống thuốc giải rượu trước khi nhậu không? 3 thuốc giải rượu tốt nhất hiện nay

Nếu uống ít rượu thì uống 1 viên trước và 3 viên flyby

Xem thêm: Uống Coca Có Béo Không? Điều Gì Xảy Ra Nếu Uống Coca Mỗi Ngày?

7. Một số loại nước “thuốc” giải rượu tự làm tại nhà

Uống thuốc giải rượu trước khi nhậu không đúng cách có thể gây hại lên gan của bạn. Gan chỉ có khả năng chuyển hóa một lượng cồn nhất định mỗi giờ, nếu bạn uống quá nhiều rượu, gan sẽ không kịp làm việc để đào thải độc tố tích tụ. Để tránh say rượu, bạn nên dùng một số dược liệu từ thiên nhiên có sẵn trong căn bếp nhà bạn:

  • Dưa hấu, quýt, dứa: Những loại trái cây này có chứa nhiều nước và vitamin C, giúp thanh lọc cơ thể và giảm say rượu. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép nước uống.
  • Bột sắn dây: Bột sắn dây là một loại thuốc nam có tác dụng giải rượu hiệu quả. Bạn chỉ cần pha 10-20g bột sắn dây với nước ấm và uống khi say rượu.
  • Đậu xanh và cam thảo: Nước đậu xanh, cam thảo cũng có khả năng giải rượu và bổ gan. Bạn có thể sắc 50g đậu xanh và 10g cam thảo với 500ml nước, để nguội rồi uống.
  • Củ địa liền: Củ địa liền là một loại củ có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giải rượu. Bạn có thể giã nhỏ củ địa liền tươi, ép lấy 100ml nước và uống một lần.
  • Nước mật ong: Nước mật ong có chứa fructose, một loại đường giúp chuyển hóa cồn nhanh hơn. Bạn có thể pha 2-3 muỗng mật ong với nước ấm và uống khi say rượu.
  • Vỏ quýt: Vỏ quýt hay trần bì là một loại vị thuốc nam có tác dụng giải rượu và kích thích tiêu hóa. Bạn có thể sao thơm 30g vỏ quýt khô, tán nhỏ, thêm 2 quả mơ chua bỏ hạt, sắc với 360ml nước trong 30 phút, lấy nước uống.

Ngoài ra, để bảo vệ gan và sức khỏe, bạn nên uống rượu bia với liều lượng vừa phải, không uống khi bụng đói và không sử dụng các loại thuốc giải rượu không rõ nguồn gốc. Trong trường hợp cần thiết, bạn nên uống thuốc giải rượu trước khi nhậu để làm giảm các triệu chứng khi say. bảo vệ người dùng khỏi các tác hại do việc uống rượu bia gây ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *