Những tác dụng của mướp đắng là gì? 3 thực phẩm đại kỵ với mướp đắng cần nhớ

Những tác dụng của mướp đắng là gì? 3 thực phẩm đại kỵ với mướp đắng cần nhớ

Những tác dụng của mướp đắng đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Vì vậy, mướp đáng không chỉ dùng được sử dụng trong các món ăn mà còn xuất hiện trong nhiều bài thuốc giúp cải thiện sức khoẻ.

1. Những tác dụng của mướp đắng với sức khỏe

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, có vị đắng khi ăn. Loại quả này có hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khoẻ. Cụ thể:

1.1. Mướp đắng giúp điều trị bệnh tiểu đường

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng mướp đắng giúp ích rất nhiều trong việc làm giảm lượng đường trong máu do chuyển hóa các chất glucose. Bạn có thể xay sinh tố uống mỗi ngày, lưu ý nếu bạn gặp tình trạng sốt, đau bụng, tiêu chảy thì nên ngừng việc uống và ăn mướp đắng lại.

Những tác dụng của mướp đắng là gì? 3 thực phẩm đại kỵ với mướp đắng cần nhớ

Mướp đắng có hàm lượng vitamin A top đầu các loại thực phẩm

1.2. Tác dụng của mướp đắng giúp điều trị sỏi thận

Mướp đắng có một nguồn chất xơ lớn giúp tăng lượng nước tiểu. Việc này sẽ giúp cơ thể đào thải các chất cặn bã và khoáng chất gây nên sỏi. Ngoài ra, mướp đắng còn chứa các chất chống oxy hóa như vitamin C, E, beta – carotene giúp bảo vệ niêm mạc thận và ngăn ngừa sỏi thận hình thành.

1.3. Tác dụng của mướp đắng: Giảm tình trạng táo bón

Trong mướp đắng có chứa chất xơ, chất chống oxy hóa như vitamin C, E beta – carotene, giúp bảo vệ niêm mạc ruột. Ngoài ra trong mướp đắng còn chứa các chất điện giải như: Magie, kali giúp cân bằng điện giải từ đó giúp cải thiện chức năng tiêu hóa.

1.4. Mướp đắng giúp chống ung thư tuyến tụy

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng làm gián đoạn quá trình sản xuất glucose. Đặc biệt, nó có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, mướp đắng có thể tiêu diệt các tế bào gây ung thư trong gan, ruột kết, tuyến tiền liệt hoặc vú.

1.5. Mướp đắng tốt cho da, hỗ trợ giảm cân

Mướp đắng và những món ăn từ loại quả này rất có lợi cho làn da. Nếu sử dụng mướp đắng thường xuyên sẽ giúp làn da sáng hơn, hạn chế mụn trứng cá, vẩy nến… từ đó giúp bạn có làn da đẹp hơn.

100g mướp đắng chỉ chứa 34 calo nên rất phù hợp với những ai có nhu cầu giảm cân. Các chất xơ có trong mướp đắng giúp tạo cảm giác no lâu, từ đó giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

1.6. Tác dụng của mướp đắng giúp bổ gan

Nhờ vào hàm lượng chất xơ dồi dào trong mướp đắng giúp kích thích gan tiết mật, giảm nồng độ bilirubin trong máu. Các chuyên gia đã công nhận mướp đắng sẽ giúp bạn giảm được xơ gan, viêm gan, táo bón….

1.7. Tăng khả năng miễn dịch

Hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây các bệnh. Việc thường xuyên ăn mướp đắng sẽ giúp phòng ngừa cảm lạnh hay các bệnh nhiễm trùng đường ruột. Ngoài ra loại quả này sẽ giúp ngăn chặn và hạn chế khả năng dị ứng thực phẩm, loại bỏ nhiễm trùng nấm men một cách tự nhiên.

1.8. Ngăn ngừa các bệnh về mắt

Vitamin A trong mướp đắng sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như: Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác hay đục thuỷ tinh thể. Đặc biệt 2 chất Lutein và zeaxanthin đều có tính chống oxy hóa mạnh, bảo vệ mắt khỏi tia cực tím từ ánh sáng mặt trời và tránh khỏi sự thoái hoá điểm vàng.

1.9. Giúp xương chắc khỏe

Vitamin K trong mướp đắng giúp tăng cường hấp thu canxi từ thức ăn. Chính vì thế sẽ giúp xương chắc khoẻ hơn cũng như cải thiện tình trạng loãng xương. Nếu được cung cấp lượng vitamin K mỗi ngày sẽ giúp giảm đau, kháng viêm rất tốt cho những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp,…

Xem thêm:

Uống Nước Mướp Đắng Hàng Ngày Có Tốt Không? Những Người Mắc Bệnh Này Đừng Uống

Cách Xào Mướp Đắng Với Trứng Không Đắng Lại Cực Bổ Dưỡng, Cả Nhà Ai Cũng Thích

2. Những người không nên ăn mướp đắng

Tuy mướp đắng mang lại rất nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng nên ăn mướp đắng. Những đối tượng sau nên loại bỏ mướp đắng trong thực đơn ăn uống để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn:

  • Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng: Mướp đắng có tính hàn nên sẽ gây ra tình trạng kích thích dạ dày, làm bệnh trở nên nặng hơn.
  • Phụ nữ mang thai: Việc ăn mướp đắng có thể gây co thắt tử cung việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi.
  • Người dùng thuốc hạ đường huyết: Mướp đắng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc hạ đường huyết làm hạ đường huyết quá mức.
  • Người đang dùng thuốc chống đông máu: Mướp đắng có thể phản ứng với một số thành phần của thuốc chống đông máu, gây chảy máu bất thường cho người bệnh.

Những tác dụng của mướp đắng là gì? 3 thực phẩm đại kỵ với mướp đắng cần nhớ

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn mướp đắng

3. Một số lưu ý khi dùng mướp đắng

Để phát huy hết được những tác dụng của mướp đắng kể trên bạn nên chú ý đến những vấn đề sau khi ăn mướp đắng:

  • Tiêu thụ với một lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều.
  • Không ăn kết hợp mướp đắng với tôm măng cụt, hay chiên cùng sườn heo
  • Tuyệt đối không uống trà xanh sau khi ăn khổ qua vì nó có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Không nên ăn mướp đắng khi đói bụng.
  • Ngoài chế biến mướp đắng thành các món ăn hàng ngày như: Mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng kho, mướp đắng xào trứng, mướp đắng xào thịt bò, canh gà mướp đắng… bạn có thể xay sinh tố để uống.

Những tác dụng của mướp đắng là gì? 3 thực phẩm đại kỵ với mướp đắng cần nhớ

Không nên ăn mướp đắng khi đói bụng.

Những tác dụng của mướp đắng với sức khỏe đã được các chuyên gia kiểm chứng nhưng bạn chỉ nên dùng mướp đắng tối đa khoảng 200-300g mỗi ngày. Không nên ăn quá nhiều mướp đắng trong thời gian ngắn vì có thể gây ra các tác dụng phụ như: Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *