Thịt cua kỵ gì? 11 thực phẩm đại kỵ với cua tránh nấu chung để tránh rước bệnh

Thịt cua kỵ gì? 11 thực phẩm đại kỵ với cua tránh nấu chung để tránh rước bệnh

Thịt cua kỵ gì? Có những thực phẩm vốn được xem là bổ dưỡng nhưng khi ăn kết hợp với cua sẽ tạo nên độc tố, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, khi chế biến cua, bạn nhất định không được nấu chung với các thực phẩm dưới đây để tránh rước bệnh vào thân.

1. Thành phần dinh dưỡng trong thịt cua

Cua được nhiều người yêu thích và bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày nhờ vào nguồn dưỡng chất dồi dào. Tham khảo giá trị dinh dưỡng có trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm dưới đây:

  • Nước: 74,4g

  • Protid: 12,3g

  • Lipid: 3,3g

  • Glucid: 2g

  • Năng lượng: 89 calo

  • Canxi: 5.040mg

  • Photpho: 430mg

  • Sắt: 4,7mg

  • Các loại vitamin B1, B2, PP

  • Các axit amin thiết yếu như methionie, lysine, valine, leucin, phenylalanine,isoleucien, threonine và trytophane (chỉ thiếu arginine và histidine)

Không chỉ được dùng để chế biến ra các thực phẩm thơm ngon, con cua còn được biết đến là một dược liệu trong các vị thuốc quý. Trong Đông y, cua đồng nổi tiếng với tác dụng bổ gân cốt, tán huyết, khớp xương.

Việc bổ sung thịt cua với một lượng phù hợp có thể giúp bồi bổ sức khỏe cơ thể, cải thiện hệ xương khớp, giảm các nguy cơ mắc các bệnh tim, ngăn ngừa chứng mất trí nhớ, hỗ trợ hiệu quả cho những ai đang ăn kiêng và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể,…

Nhờ vào vô số các lợi ích mà cua đem lại cho sức khỏe cơ thể, nhiều người đã lạm dụng chế biến cua với đa dạng các loại thực phẩm mà không nắm rõ cua kỵ gì. Điều này đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe và gây tranh cãi về lợi ích mà thực phẩm này mang lại.

Thịt cua kỵ gì? 11 thực phẩm đại kỵ với cua tránh nấu chung để tránh rước bệnh

Cua là một thực phẩm dồi dào các chất dinh dưỡng

Xem thêm:

  • Bà Bầu Kiêng Ăn Gì? 10 Loại Thực Phẩm Bà Bầu Nên Chớ Ăn Kẻo Gặp Hoạ
  • Bà Bầu Ăn Cà Pháo Được Không? Tuyệt Đối Đừng Chủ Quan Kẻo Hại Cả Mẹ Lẫn Con

2. Thịt cua kỵ gì? Các thực phẩm tuyệt đối không nên kết hợp với cua

Mặc dù cua cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe nhưng không phải thực phẩm nào khi chế biến cũng kết hợp được với cua. Vậy thịt cua kỵ gì? Dưới đây là các 5 thực phẩm “đại kỵ” tuyệt đối không nên ăn chung với cua mà bạn cần nắm chắc mỗi khi chế biến:

2.1. Khoai lang, khoai tây

Cua đại kỵ với khoai lang và khoai tây. Lý giải cho vấn đề này, các nhà khoa học chỉ ra cua là một loại thực phẩm nhiều canxi trong khi đó trong khoai lang và khoai tây lại chứa hàm lượng lớn axit phytic. Hai hoạt chất này khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành muối khiến cho cơ thể không hấp thu được canxi từ cua, khiến cho cơ thể thiêu cả muối lẫn canxi. Khi hàm lượng canxi đi vào cơ thể sẽ bị các axit phytic cản lại, khiến cơ thể không cung cấp được canxi cho các bộ phận khác.

2.2. Dưa bở, dưa lê

Dưa bở, dưa lê và cua là những thực phẩm có tính hàn. Do đó, nếu kết hợp ăn 2 loại trái cây này và cua chung với nhau sẽ dễ bị lạnh bụng, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và có thể gây tiêu chảy.

Thịt cua kỵ gì? 11 thực phẩm đại kỵ với cua tránh nấu chung để tránh rước bệnh

Không nên ăn dưa bở, dưa lê chung với cua

2.3. Các loại quả giàu vitamin C

Vitamin C là một dưỡng chất cực kỳ tốt cho cơ thể nhưng lại chứa hàm lượng axit amin lớn. Khi bạn kết hợp hoạt chất này với thành phần dinh dưỡng chứa trong cua sẽ gây ra hiện tượng kết tủa gây hại cho hệ tiêu hóa và gây ngộ độc nặng nếu tiêu thụ quá nhiều.

2.4. Nước trà

Thịt cua kỵ gì? Thịt cua đại kỵ với nước trà. Theo nhiều nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng, trong và sau khi ăn các món ăn được chế biến từ cua khoảng 1 tiếng đồng hồ, bạn tuyệt đối không được uống nước trà. Thành phần chính có trong nước trà là chất tannic kết hợp với thịt cua sẽ gây ra tình trạng khó tiêu và khó hấp thu được các chất dinh dưỡng khác. Hơn nữa, uống nước trà sau khi ăn thịt cua còn có thể gây ra đau bụng và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

2.5. Mật ong

Cua là thực phẩm tính hàn trong khi đó mật ong thuộc tính nhiệt nên 2 thực phẩm này đại kỵ với nhau. Khi 2 loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ tạo phản ứng kích thích hệ tiêu hóa, gây ra tiêu chảy, hoặc nặng hơn có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Thịt cua kỵ gì? 11 thực phẩm đại kỵ với cua tránh nấu chung để tránh rước bệnh

Mật ong là thực phẩm lành tính nhưng không nên kết hợp cùng cua

2.6. Các đồ ăn lạnh

Cua là một thực phẩm có tính hàn, nếu kết hợp cua cùng với các đồ ăn lạnh như đá lạnh, kem lạnh sẽ dễ khiến cho bạn bị tiêu chảy hoặc những vấn đề về tiêu hóa khác.

2.7. Cây cần tây

Nhiều nghiên cứu cho thấy cua kết hợp với cần tây sẽ gây cản trở cơ thể hấp thụ các chất đạm, gây ra tình trạng cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, lâu dần ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Vì vậy, trong khi chế biến, các chuyên gia khuyến nghị, bạn tuyệt đối không nên kết hợp 2 thực phẩm này với nhau.

2.8. Cá chạch

Khi chế biến các thực phẩm từ cua, nhiều người băn khoăn cua kỵ gì, cá chạch có ăn cùng cua được không? Câu trả lời là bạn tuyệt đối không nên ăn cua và cá chạch chung với nhau. Bởi vì cua và cá chạch vốn là 2 thực phẩm kỵ nhau. Khi kết hợp 2 thực phẩm này sẽ rất dễ gây ra tình trạng nôn mửa, ngộ độc và tụt huyết áp nguy hiểm cho sức khỏe.

2.9. Bí đỏ

Cua kỵ gì? Nhắc về các thực phẩm không nên ăn chung với cua phải kể đến bí đỏ. Cua nấu cùng bí đỏ không chỉ làm mất giá trị dinh dưỡng của nhau mà còn sinh ra các phản ứng có hại cho cơ thể, thậm chí gây ra tình trạng bị ngộ độc vô cùng nguy hiểm

Thịt cua kỵ gì? 11 thực phẩm đại kỵ với cua tránh nấu chung để tránh rước bệnh

Thịt cua kỵ gì? Thịt cua kỵ bí đỏ

2.10. Quả hồng

Quả hồng là một loại quả giàu chất xơ và dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, trong quả hồng chứa hoạt chất tanin cao và gây khó khăn cho hệ tiêu hóa. Khi chất tanin kết hợp với hàm lượng protein trong cua sẽ dễ gây ra sỏi trong dạ dày và khó đào thải ra bên ngoài. Ăn cua cùng quả hồng sẽ dễ gây ra tình trạng đau dạ dày và tắc nghẽn quá trình tiêu hóa.

2.11. Bia

Khi kết hợp ăn cua và uống bia sẽ dễ gây ra tình trạng đầy hơi do trong bia có chứa nhiều purine (là thành phần gây ra axit uridylic).
Thêm vào đó, bia có hàm lượng B1 tương đối cao, khi kết hợp với các khoáng chất, chất đạm từu cua có thể tạo kết tủa và tích tụ trong cơ thể.

3. Cua hợp với các thực phẩm nào?

Bên cạnh vấn đề thịt cua kỵ gì, bạn cũng cần nắm được cua hợp với những thực phẩm nào để có thể dễ dàng chế biến? Ngoài các thực phẩm đại kỵ, vẫn có các thực phẩm khi kết hợp với cua sẽ vô cùng hợp dưới đây:

  • Tỏi: Khi tỏi được chế biến với cua sẽ giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và mang lại năng lượng tốt.

  • Trứng: Trứng gà chứa lượng protein tương đương cua. Sự kết hợp giữa trứng và cua hỗ trợ lẫn nhau, cung cấp năng lượng và giúp cơ thể khỏe mạnh.

  • Bí đao: Nấu cua với bí đao làm tăng khả năng hấp thu nhiều vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng.

4. Những ai không nên ăn cua?

Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, tuy nhiên cua cũng có thể hóa “độc dược” nếu không hiểu rõ thịt cua kỵ gì và những nhóm người không nên thưởng thức loại thực phẩm này. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, những đối tượng dưới đây cần hạn chế sử dụng thịt cua:

  • Phụ nữ mang thai: Đặc biệt trong 3 tháng đầu, các bà bầu không nên ăn cua đồng bởi cua có chứa độc tính không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, nếu ăn cua đồng cũng có thể dễ bị sảy thai hoặc sinh non do thịt cua có tính hàn.

  • Người cơ thể yếu, mới ốm dậy: Hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa ổn định. Bởi thế khi ăn cua có tính hàn sẽ dễ bị đau bụng, bụng nhiễm lạnh.

  • Người có tiền sử tim mạch và cao huyết áp: Ăn cua đồng sẽ khiến cho cholesterol trong máu tăng cao gây ảnh hưởng cho người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch.

  • Người bị dị ứng với các thành phần của cua: Những người bị dị ứng với cua khi ăn các thực phẩm chế biến từ cua sẽ dễ gây sốc phản ứng.

  • Người bị tiêu chảy, cảm lạnh: Những người đau dạ dày, sốt, cảm lạnh hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì dễ khiến bệnh nặng hơn. Hàm lượng cholesterol trong gạch cua sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến những người mắc bệnh huyết áp cao, mỡ trong máu và xơ cứng động mạch.

Thịt cua kỵ gì? 11 thực phẩm đại kỵ với cua tránh nấu chung để tránh rước bệnh

Người bị tiêu chảy, cảm lạnh không nên ăn cua

5. Bỏ túi 5 món ngon từ cua hấp dẫn và dễ làm

Để bạn tự tin vào bếp trổ tài nấu ăn cho gia đình thân yêu, ngoài việc nắm bắt thịt cua kỵ gì thì lưu ngay 5 món ăn ngon từ cua vô cùng ngon dưới đây:

  • Bún riêu cua đồng

Bún riêu cua là món ăn gây ấn tượng sâu sắc đối với nhiều thực khách bởi nước súp ngọt thanh, chân giò dai, sợi bún mềm, béo, tan trong miệng tạo nên hương vị vô cùng thơm ngon và không thể nào quên. Bạn có thể kết hợp cùng với rau xanh, vắt chanh chua và chấm với mắm tôm hoặc tương ớt cay để tăng thêm tính hấp dẫn cho món ăn.

  • Bánh đa cua

Bánh đa cua là đặc sản thơm ngon của Hải Phòng không nên bỏ qua. Bánh đa mềm và có độ cứng vừa phải nên không bị nát. Nước súp đậm đà vị cua, thơm mùi gạch cua và rau mùi, hòa quyện với mùi thơm của lá lốt và cách trang trí hấp dẫn.

  • Lẩu cua đồng

Lẩu cua đồng được nhiều thực khách ưa chuộng vì hương vị đậm đà. Lẩu cua đậm đà với thịt cua béo ngậy cùng với chả cá thác lác dai mềm ăn cùng rau sống và bún tươi thật khó quên.

  • Miến cua đồng

Miến cua đồng là một món ăn được ưa chuộng hiện nay. Một bát miến cua đồng cực kỳ đẹp mắt với sợi miến trộn vừa tới, không bị dính nhau, sợi dai không hề bị bở nát chắc chắn sẽ khiến bạn khó quên. Miến trộn ăn kèm rau xanh được nấu vừa phải, kết hợp với vị ngọt đậm đà của que cua nên giòn và ngon. Khi ăn cho thêm một cốc nước đun sôi từ tôm hoặc thịt sẽ càng thơm ngon hơn.

  • Cua đồng rang

Cua đồng rang là một trong những món ăn dân dã, mang hương vị đậm đà quê hương. Cua đồng rang muối ớt có màu sắc nổi bật và hương vị hấp dẫn với độ giòn của cua cộng chút cay từ sả, ớt hay lá chanh thơm thực sự kích thích vị giác. Đây là như một món ăn nhẹ hoặc dùng kèm với bia rất hợp lai dai trong những ngày tụ tập bạn bè.

Thịt cua kỵ gì? 11 thực phẩm đại kỵ với cua tránh nấu chung để tránh rước bệnh

Cua đồng rang muối là món ăn ngon và bổ dưỡng

Việc cập nhật những thông tin quan trọng về cua bao gồm thành phần dinh dưỡng trong cua, thịt cua kỵ gì, những ai không nên ăn cua là vô cùng quan trọng. Nắm chắc các vấn đề này sẽ giúp cho bạn tự tin trổ tài nấu các món ăn từ cua mà không lo ảnh hưởng sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *