PR là từ viết tắt của Public Relation – nghĩa tiếng việt là quan hệ công chúng và thường được gọi với tên viết tắt là ngành PR. Quan hệ công chúng sẽ là nơi … xem thêm…thực hiện các công việc, chiến lược để làm “cầu nối” giữa tổ chức/doanh nghiệp với khách hàng, nhà đầu tư, báo giới… Từ đó, giúp khẳng định tên tuổi của tổ chức/doanh nghiệp trong tiến trình phát triển của họ. Trong thời kỳ hội nhập, quan hệ công chúng được xem là nghề “giữ hồn” cho thương hiệu để thương hiệu có thể phát triển mạnh mẽ, độ nhận diện được phủ sóng cao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay cũng rất chú trọng đầu tư một đội ngũ nhân viên PR chuyên nghiệp, có kiến thức và kỹ năng tốt. Bộ phận PR có thể được tách riêng hoặc gộp cùng với đội marketing, điều này phụ thuộc vào quy mô và kế hoạch phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên do lĩnh vực này còn khá mới mẻ đối với khung chương trình giảng dạy tại các trường đại học, cũng như có sự khác biệt giữa văn hóa và môi trường truyền thông trong nước và thế giới nên các tài liệu dành cho sinh viên còn nhiều hạn chế cũng như trở thành rào cản lớn để giới trẻ Việt Nam có thể phát triển nghề này khi ra trường. Vì vậy Toplist đã giúp các bạn trẻ tổng hợp những điều cần có của một sinh viên sắp ra trường, để giúp các bạn phát triển hơn trong lĩnh vực truyền thông tại Việt Nam nhé.
Ngoại ngữ
Trong môi trường lao động quốc tế hoá hiện nay, ngoại ngữ là kỹ năng cần thiết đối với sinh viên mọi ngành học, càng giỏi nhiều ngoại ngữ sinh viên càng có nhiều lựa chọn và cơ hội việc làm sau khi ra trường. Đối với ngành Quan hệ công chúng, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng càng đặc biệt quan trọng. Giỏi tiếng Anh, sinh viên có điều kiện tiếp cận nhiều với các nguồn tài liệu học tập và nghiên cứu nước ngoài như sách, báo, tạp chí, website… bằng tiếng Anh, giúp sinh viên học tốt hơn và hiểu sâu sắc hơn về ngành nghề của mình. Ngoại ngữ là một trong yếu tố rất quan trọng khi mà “xã hội” PR cần có những chuyên viên giỏi về ngoại ngữ bởi với tính năng công việc thường xuyên phải làm việc truyền thông với khách hàng quốc tế.
Chính vì vậy mà một người học ngành PR không giỏi ngoại ngữ giống như thiếu đi một công cụ lao động hữu ích phục vụ việc làm cho bản thân, kéo theo đó là một loạt các mối liên lụy như năng suất làm việc kém và khiến cho bản thân người đó không thể phát triển trong nghề. Thực tế công việc nào hiện nay cũng đòi hỏi bạn phải giỏi ngôn ngữ thứ 2, đặc biệt là tiếng Anh, vì vậy chuẩn bị hành trang cho mình để bước ra trường với những vũ khí lợi hại sẽ giúp bạn có những bước đệm chắc chắn để có thể đạt được thành công hơn. Vì vậy hãy cố gắng học thêm cho mình một thứ ngoại ngữ để bạn có thể tự tin hơn khi bước chân rời xa mái trường thân yêu của mình nhé.
Yêu nghề nghiệp
Bạn cần là người tinh tế, nhanh nhạy để nắm bắt những thông tin “hot”, sự kiện đang xảy ra được mọi người quan tâm, thậm chí bạn còn là một người đón đầu xu hướng để nhanh chóng thu hút công chúng quan tâm đến thương hiệu của bạn. Từ đó đẩy mạnh các nội dung, thông điệp đặc biệt để lan tỏa tới nhiều người hơn. Bạn hay lăn lộn ở những group showbizz, bạn “đu” trend cực nhạy, bạn theo dõi nhiều thông tin và biết chọn lọc để chia sẻ. Chúc mừng đã đạt tiêu chí đầu tiên để trở thành một người làm PR.
Một người trong ngành PR cần phải biết cách yêu nghề, nếu không học cách yêu này bạn sẽ khó mà kiên định để theo đuổi lâu dài. Bởi đây là nghề luôn luôn phải đối mặt với những thách thức và khó khăn, thường xuyên phải sống trong áp lực với một khối công việc lớn đòi hỏi bạn phải liên tục tỉ mỉ và sáng suốt mọi lúc mọi nơi. Chính vì vậy trước khi bước vào nghề các bạn cần phải tự lập cho mình những thói quen để bắt đầu yêu nghề nghiệp, đồng thời cũng là cách để bạn ươm mầm PR trong tâm trí và nuôi dưỡng nó ngày càng lớn hơn cho một ngày không xa.
Luyện thói quen đọc báo hàng ngày
Quan hệ công chúng được xem là nghề giữ hồn cho thương hiệu ở bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong thời buổi hội nhập. Việc để một thương hiệu tồn tại, phát triển mạnh mẽ và phủ sóng độ nhận diện không phải là một công việc dễ dàng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư xây dựng đội ngũ quan hệ công chúng chuyên nghiệp. Với những bạn trẻ năng động, có đam mê khám phá thì ngành PR là một lĩnh vực rất thích hợp nhưng nó đòi hỏi các bạn phải được trang bị tốt về kiến thức, kỹ năng nền và có đam mê nhiệt huyết với công việc.
Người sống trong thế giới PR luôn luôn phải đọc vì các hiện tượng truyền thông vì vậy hàng ngày đọc báo là một thói quen vô cùng quen thuộc của họ. Đọc báo thường xuyên để biết được tin tức trong ngày với những diễn biến và tình hình trong nước cũng như thế giới để có thể giúp cho doanh nghiệp của bạn kịp thời tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra, cũng như rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Hàng ngày có hàng loạt các chiến dịch mới trên các phương tiện truyền thông đang diễn ra, người làm PR giỏi phải biết nhìn nhận vấn đề nhạy bén và có thể hiểu được điều gì đang xảy ra trong giới truyền thông. Vì vậy hãy thường xuyên đọc báo và tự mình tìm hiểu các hiện tượng truyền thông sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều hay và thú vị lắm đấy nhé.
Am hiểu nhiều lĩnh vực
Việc học tập và trau dồi kinh nghiệm trong lĩnh vực PR, đòi hỏi bạn phải am hiểu nhiều lĩnh vực, nghề nghiệp khác nhau. Bạn càng am hiểu nhiều và sâu thì việc tư vấn khách hàng trong mọi lĩnh vực đối với bạn sẽ dễ như trở bàn tay. Chính vì vậy mà người trong ngành thường có mọi loại suy nghĩ trong đầu cho những ý tưởng khác nhau, có khi sáng nghĩ cho bất động sản, chiều lại nghĩ cho khách sạn năm sao. Thậm chí còn phải nghĩ về những sản phẩm xa xỉ mà chẳng bao giờ nghĩ tới. Nếu không am hiểu đủ ngành nghề sẽ khiến cho người làm ngành PR khó mà hoàn thành công việc tốt mà cấp trên đã giao nhiệm vụ.
Chắc chắn rồi, tương lai bạn sẽ phải tổ chức một event cho cả công ty cơ mà. Vậy nếu bây giờ bạn thường tham gia các hoạt động, sự kiện, câu lạc bộ ngay khi còn trên ghế nhà trường. Bạn có sự tự tin về bản thân như các tài năng, kỹ năng lẻ hoặc đã từng giữ vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hướng các hoạt động? Đây đều là một phần không nhỏ góp nên niềm đam mê cũng như tố chất cần có của dân PR đấy. Bạn phải là người sáng tạo để đưa ra những ý tưởng độc đáo giúp thương hiệu nổi tiếng và được công chúng nhận diện. Với những sự độc đáo trong nội dung quảng bá sản phẩm, thương hiệu của bạn sẽ trở nên hấp dẫn, chiếm được tình cảm, sự tin tưởng từ công chúng từ đó thay đổi hành vi mua hàng của họ. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong PR.
Kỹ năng
Kỹ năng là điều cần thiết của tất cả các bạn sinh viên sắp ra trường, bạn cần phải học và biết được toàn bộ những công cụ để có thể thích nghi với mọi công việc như: Word, PowerPoint, Excel, Photoshop,… Càng hoàn thiện càng tốt cho bạn. Nếu trong chương trình học của bạn có những môn chuyên ngành này, hãy dành nhiều thời gian để tìm hiểu về nó. Sau đó là các kĩ năng mềm khác như: Giao tiếp thuyết trình, làm việc nhóm, thái độ làm việc, suy nghĩ tích cực,… Tất cả không ai có thể dạy bạn mà bạn cần phải đi nhiều quan sát và khám phá để tự rút ra kinh nghiệm và đúc kết cho bản thân mình.
Bạn sẽ là lead một event, bạn sẽ gặp những đối tác làm việc, bạn sẽ đại diện công ty đi giải quyết vấn đề, bạn phải luôn chủ động tạo mối quan hệ với nhiều bên, bạn sẽ quan hệ với báo chí… nên kỹ năng giao tiếp của bạn cần thực sự rất giỏi. Bạn phải là người chủ động trong cuộc nói chuyện, tinh tế để chiều lòng đối phương, biết cương nhu khi đàm phán, tạo nét thu hút khi thuyết trình để khách hàng tin tưởng giao chiến dịch, sự kiện cho bạn làm. Vậy làm sao mà không cần kỹ năng giao tiếp được! Đúng không…?
Học qua Facebook
Hiện nay, có rất nhiều kênh mạng xã hội có thể kết nối những con người có cùng đam mê, sở thích lại với nhau. Các bạn có thể thỏa sức học tập các kiến thức không chỉ dừng lại ở trường lớp mà còn có thể thông qua cách theo dõi những chuyên gia trong lĩnh vực Quan hệ công chúng. Đây là một trong những cách để nhận được sự chia sẻ miễn phí mà cực kỳ hữu ích. Facebook là công cụ được tạo ra để liên kết những người có cùng một niềm đam mê, sở thích lại với nhau.
Chỉ cần vào Facebook là bạn đã có thể giao lưu hỏi han về bài tập thông qua các thầy cô trên lớp rồi, thậm chí bạn còn có thể học online và tìm cho mình những chuyên gia giỏi hơn, họ cũng thường xuất hiện trên các trang mạng xã hội và luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức hoàn toàn miễn phí cho bạn. Hãy theo dõi những người giỏi trong lĩnh vực PR, truyền thông, đây sẽ là cách học mang lại hiệu quả thiết thực. Bởi họ đã từng trải qua rất nhiều năm tháng làm việc để có thể tích lũy nhiều kinh nghiệm cho ngày nay, mỗi ngày hãy bỏ thời gian để đọc bài viết của họ bạn sẽ đúc kết cho mình nhiều điều còn thú vị hơn nữa trong ngành học này đấy nhé.
Đọc sách hay đọc các bài viết online
Đối với sách chuyên ngành thì nhiều vô kể nhưng để có được sách tốt nhất thì bạn cần phải nhờ người giỏi trong lĩnh vực để giới thiệu sách cho mình. Đọc sách sẽ giúp tạo cho chúng ta có tính hệ thống bởi não chúng ta như một kệ sách, sách có hệ thống tốt thì kiến thức mới dễ dàng tiếp thu kiến thức vào não bộ. Bạn cũng có thể đọc các bài viết online, đây sẽ là cách học thực tế giúp bạn học hỏi được khả năng phân tích, suy luận tìm ra những hướng giải quyết tốt hơn.
Hiện nay, có rất nhiều sách và tài liệu chuyên ngành quan hệ công chúng, tuy nhiên không phải cái nào cũng bổ ích. Hãy chọn lọc một cách kỹ lưỡng hoặc có thể thông qua sự giới thiệu của những người có uy tín để tìm đọc. Tốt nhất nên đọc các bài viết chia sẻ về case study PR (bài học thực tế), từ đó phân tích, suy luận để tìm ra hướng giải quyết tốt hơn.
Quyết tâm cao
Bạn cần phải có quyết tâm cao nếu muốn theo đuổi ngành này, cần phải tập cho mình thói quen hàng ngày. Thói quen trước công chúng, trong giao tiếp, khi đi phỏng vấn, và thậm chí xin đi làm cộng tác viên… Sự quyết tâm sẽ giúp bạn hoàn thiện mỗi ngày hơn mà bạn không biết đấy. Ngành PR đòi hỏi một người có tính cách năng động, quảng giao, kỹ năng giao tiếp tốt, biết cách xây dựng các mối quan hệ, có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm linh hoạt.
Bên cạnh đó, khả năng xử lý tình huống nhanh chóng là rất quan trọng vì các khủng hoảng truyền thông sẽ rất dễ xảy ra khi bạn làm việc trong ngành PR. Cùng với đó là khả năng quản lý, phát triển kế hoạch thành công, phục vụ đúng yêu cầu của cả khách hàng và công chúng. Đặc biệt là biết cách tự PR bản thân. Để làm tốt công việc này tất nhiên rất cần sự nỗ lực, rèn luyện, quyết tâm hoàn thiện từng ngày, những kỹ năng trên không thể tự nhiên mà có được. Hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và đặc biệt là hãy tự trải nghiệm để tự rút ra bài học cho chính bản thân mình.
Đạo đức nghề nghiệp
Trong thời kỳ hội nhập, quan hệ công chúng được xem là nghề “giữ hồn” cho thương hiệu để thương hiệu có thể phát triển mạnh mẽ, độ nhận diện được phủ sóng cao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay cũng rất chú trọng đầu tư một đội ngũ nhân viên PR chuyên nghiệp, có kiến thức và kỹ năng tốt. Bộ phận PR có thể được tách riêng hoặc gộp cùng với đội marketing, điều này phụ thuộc vào quy mô và kế hoạch phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Với một môi trường nhạy cảm, nhiều vấn đề thử thách đạo đức của người làm nghề, đôi khi chỉ vì lợi nhuận và trước nhiều lựa chọn khiến bạn không thể tỉnh táo mà dẫn đến sai phạm nhiều điều. Trong giới PR giữa PR trắng và PR đen rất mỏng manh vì vậy cần phải học hỏi những người lãnh đạo có kinh nghiệm đi trước để quan sát cách họ hành nghề trong giới truyền thông, buộc bạn phải xây dựng tính mạnh mẽ để không phạm sai lầm khi đã bước vào nghề.
Những người bạn tốt
Ở đâu chúng ta cũng cần những người bạn tốt để có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, thử thách. Và những người làm PR cũng vậy hãy tìm và kết giao cho mình những người có cùng đam mê sở thích giống mình để cùng chia sẻ đam mê và khám phá những kiến thức mới. Khi vui khi buồn có thể gắn bó để bước tiếp con đường đầy chông gai khi đã ra nhập giới PR.
Nếu bạn định hướng làm PR marketing cho một ngành cụ thể hoặc một số công ty nhất định thì bạn hãy xây dựng và giữ mối quan hệ với những người làm việc trong ngành hoặc liên quan đến ngành đó thật tốt nhé. Bạn có thể tận dụng từ những cựu sinh viên trong khoa, trường bạn, những người bạn được giới thiệu qua người quen, những người đã từng làm việc, phối hợp trong quá khứ.
Những điều trên tưởng chừng đơn giản nhưng tất cả cần phải có một quá trình dài để bạn nỗ lực xây dựng nên nền gạch, từng bước để có thể đứng vững trong ngành PR. Bạn hãy tự viết nên câu chuyện về ngành PR của riêng mình nhé, hãy hoàn thành bản thân để có thể tự tin bước đến thử thách mà mình đã chọn.