Uống nước nhiều có tốt không? Trong khi ai cũng tin chắc một điều rằng uống đủ nước đem lại lợi ích tốt. Tuy nhiên, uống nhiều nước quá mức so với nhu cầu của cơ thể có thể gây lên những tác động tiêu cực với cơ thể.
1. Uống nước nhiều có tốt không?
Ai cũng biết uống đủ nước một ngày là rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, mỗi ngày số nước mà bạn nạp vào chỉ nên chiếm 25 – 50% trọng lượng thực của cơ thể. Ví dụ, nếu bạn nặng 72 kg thi mỗi ngày bạn nên uống từ 1,2 – 2,4 lít nước lọc là tốt nhất cho cơ thể.
Tuy nhiên, nhiều người mù quáng tin rằng “càng uống nhiều nước càng có lợi cho cơ thể”. Điều này là hoàn toàn chưa chính xác.
Uống quá nhiều nước có tốt không? Câu trả lời là không bởi bất cứ thứ gì quá nhiều đều có nguy cơ phản tác dụng. Uống quá nhiều nước gây nên tình trạng tích trữ nước trong cơ thể do lượng nước hấp thụ nhiều hơn lượng nước được bài tiết ra bên ngoài, dẫn đến mức natri trong máu bị pha loãng. Nguy hiểm hơn, khi một lượng nước quá lớn được nạp vào cơ thể sẽ khiến thận gặp tình trạng quá tải, dẫn đến suy thận, các vấn đề về tiêu hóa, thanh đổi hành vi và nặng hơn là tổn thương não, co giật và hôn mê.
Đối với trẻ sơ sinh việc quá tải nước thường do trọng lượng cơ thể còn quá nhỏ. Vào tháng đầu đồi các bé dễ gặp phải vấn đề này. Nhiều bố mẹ thường cho trẻ uống quá nhiều nước trong khi hệ bài tiết, cơ chế lọc của thận còn quá non nớt để có thể tự điều tiết một cách tốt nhất.
Vận động viên chuyên nghiệp hoặc những người tập thể dục uống nước nhiều có tốt không? Các vận động viên chuyên nghiệp hoặc những người tập thể dục quá 4 tiếng một ngày là những nhóm đối tượng dễ bị quá tải nước. Họ thường gặp tình trạng quá tải nước đi kèm với kèm với hạ natri trong máu do tập thể dục thường xuyên. Việc dư thừa nước trong cơ thể gây nên tình trạng đào thải muối khoáng quá mức dẫn mất cân bằng nước – điện giải trọng trong cơ thể.
Người ăn kiêng uống nước nhiều có tốt không?Trong một vài trường hợp khác, với những người ăn kiêng thường cố gắng uống nhiều nước hơn để có thể “lấp” đầy các khoảng trống trong dạ dày, giúp tạo cảm giác “no ảo” và hạn chế cơn thèm ăn. Tuy nhiên, mọi người cần phải lưu ý rằng đây không phải là phương pháp giảm cân hoàn hảo.
Xem thêm: Nên Uống Nước Vối Vào Lúc? Đừng Đại Sử Dụng Vào 2 Khung Giờ Kẻo Gây Hại Cho Cơ Thể
2. Triệu chứng của uống nhiều nước như thế nào?
Uống nước nhiều có tốt không? Ngay cả khi bạn đã biết câu trả lời thì việc nhận ra các triệu chứng khi thừa nước sẽ giúp phòng ngừa được những tác dụng phụ không nên có của thói quen này.
Uống nước liên tục ngay cả khi không có nhu cầu: Việc uống nước không kiểm soát ngay cả khi cơ thể không có nhu cầu là triệu chứng hàng đầu của những người đang thừa nước.
Màu nước tiểu trong hơn bình thường: Nước tiểu chính “biểu hiện” rõ nhất của sức khỏe nội tiết. Vì vậy, nước tiểu màu vàng sậm hoặc quá trong đều không tốt, nước tiểu quá trong là do cơ thể đang tích trữ nước thừa.
Một số bộ phận như tay, chân, môi bị sưng phồng: Khi nồng độ natri trong cơ thể giảm sẽ gây nên hiện tượng tích nước được biểu hiện thông qua hiện tượng phù nề. Một số bộ phận thường dễ nhận ra biểu hiện là tay, chân. môi,…
Đi tiểu quá nhiều lần trên ngày: Thông thường nếu một người đi tiểu quá 10 lần/ ngày thì đây là dấu hiệu rõ nhất cho việc thừa nước trong cơ thể, nghiêm trọng hơn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.
3. Cách uống nước đủ và đúng?
Không khó để trả lời câu hỏi “Uống nước nhiều có tốt không” Nhưng làm thế -nào để biết được chính xác bản thân có đang uống nước đúng cách không?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế về lượng nước cần thiết cho cơ thể để duy trì hoạt động trao đổi chất tốt trong 24 giờ, một người bình thường chỉ nên uống tối đa 2 lít nước. Theo tổ chức WHO đã đưa ra khẳng định, hầu hết các loại nước tinh khiến đều đã trải qua quá trình khử khoáng. Điều này không thực sự có lợi cho cơ thể vì nước đã mất đi các khoáng chất có lợi.
Xem thêm: Nguyên Liệu Làm Trà Tắc Để Bán? Chia Sẻ Bí Quyết Kinh Doanh Trà Tắc Siêu Hời
Uống nước nhiều có tốt không được quyết định bởi nhu cầu thực tế của cơ thể mỗi người. Tuy nhiên, hãy cân nhắc việc uống nước theo nhu cầu ở mức độ vừa phải, bởi bất cứ điều gì quá nhiều đều gây ra tác dụng ngược lại.