Cá hồi nếu sơ chế đúng cách sẽ khiến cá mất đi vị ngon và giảm mất lượng dưỡng chất. Cách sơ chế cá hồi nấu cháo cho bé sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn nắm rõ tất cả quy trình từ việc chọn mua cá, bảo quản, rã đông và chuẩn bị nấu. Áp dụng những công thức này bạn sẽ giúp bé phát triển một cách toàn diện với dinh dưỡng đầy đủ.
1. Lợi ích dinh dưỡng của cá hồi cho bé
Cá hồi là một thực phẩm giàu protein, vitamin, omega-3 và nhiều khoáng chất khác, nên có nhiều lợi ích dinh dưỡng cho sức khỏe của bé. Theo nghiên cứu, trong 100g cá hồi có chứa đến 208,2 calo.
Dưới đây là một số lợi ích chính của cá hồi cho sức khỏe của bé:
-
Omega-3: Thịt cá hồi có chứa một lượng lớn axit béo omega-3, đặc biệt là EPA (axit eicosapentaenoic) và DHA (axit docosahexaenoic). Các axit béo này đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não. Chúng hỗ trợ hệ thống thần kinh và tăng cường thị lực cho bé rất tốt.
-
Phát triển xương và răng: Thịt cá hồi cũng rất giàu vitamin D và canxi, hai dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của duy trì xương và răng của bé. Ngoài sữa, thịt cá hồi được đánh giá là một trong những thực phẩm cung cấp rất nhiều canxi.
-
Hệ thống miễn dịch mạnh mẽ: Các khoáng chất trong cá hồi như vitamin D, selen, kali, sắt… sẽ làm tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp bé bảo vệ bé trước các nguy cơ bệnh tật và nhiễm trùng.
-
Hàm lượng vitamin B rất cao: Người ta đã tính, cứ trong cá hồi có chứa đến 7 loại vitamin B khác nhau như B1, B2, B3.. B12. Những vitamin này có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng có ích cho cơ thể.
-
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Hàm lượng axit béo Omega 3 được nghiên cứu là có khả năng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch của con người.
2. Cách chọn cá hồi tươi ngon nấu cháo cho bé
Trước khi tìm hiểu cách sơ chế cá hồi nấu cháo cho bé, chúng ta sẽ khám phá cách lựa chọn cá để có thể tìm mua được nguyên liệu tươi ngon nhất:
2.1. Cách chọn cá hồi phi lê
Để chọn được miếng cá hồi ngon, mọi người cần chú ý:
-
Chọn miếng cá có màu thịt tươi hồng hoặc cam nhạt.
-
Ấn nhẹ vào thịt cá kiểm tra độ đàn hồi, nếu cá còn tươi, các thớ cơ sẽ đàn hồi tốt, không bị lưu lại vết nhấn ngón tay.
-
Khi quan sát và sờ thử sẽ thấy miếng cá có độ ẩm nhưng vẫn rất ráo chứ không bị khô, đó chắc chắn là miếng cá ngon chất lượng.
-
Khi ngửi sẽ thấy mùi thơm đặc trưng của cá hồi chứ không phải mùi tanh nồng, khó chịu.
2.2. Cách chọn cá hồi tươi nguyên con
Để chọn cá hồi nguyên ngon tươi ngon, mọi người cần lưu ý những điều sau
-
Quan sát phần mắt cá, nếu mắt trong, hơi phồng lên, không bị lõm, không bị đục và ngả sang vàng thì đó là cá tươi.
-
Phần thân cá có màu tươi sáng và có bộ bóng. Da cá áp sát vào thịt, không bị trầy xước hoặc vết va đập mạnh.
-
Mang cá phải còn nguyên, có màu đỏ tươi và không có vết tụ của máu bầm.
-
Cá có mùi tanh đặc trưng của cá hồi, không bị hôi hoặc có mùi hóa chất.
-
Cuối cùng lấy đuôi cá lắc mạnh để kiểm tra xương cá còn chắc chắn không. Nếu cảm giác còn chắc và cá không bị nhăn khi uốn cong thì đó là cá còn tươi
2.3. Cách phân biệt cá hồi tươi và cá hồi đông lạnh
Cá hồi tươi nếu được bảo quản ở nhiệt độ và môi trường lý tưởng sẽ đạt chất lượng tốt nhất trong 15 ngày kể từ khi đánh bắt. Cá khi đến tay người tiêu dùng sẽ thường mất từ 5 – 7 ngày vận chuyển nên ăn cá trong khoảng 7 – 10 ngày đầu tiên là ngon và an toàn nhất.
Không ít sản phẩm cá hồi trên thị trường mặc dù đã để khá lâu nhưng vẫn được bày bán cho được cấp đặc biệt. Tuy nhiên, dù đã được bảo quản kỹ lưỡng thì thịt cá lúc này vốn vẫn đã không còn ngon và hấp dẫn như trước nữa rồi
Để phân biệt cá hồi đông lạnh với cá hồi tươi, bạn cần chú ý:
Cách phân biệt |
Cá hồi tươi |
Cá hồi đông lạnh |
Bằng mắt thường |
|
|
Bằng mũi |
Cá thoảng mùi hương đặc trưng của cá hồi |
Cá có mùi hôi, tanh khó chịu |
Bằng tay |
|
|
Bằng vị giác |
Thịt cá chắc, thơm, sần sật,vị béo và ngọt nhẹ |
|
3. Bí quyết rã đông cá hồi để vẫn đảm bảo tươi ngon
Để cháo cá hồi được ngon và đảm bảo dinh dưỡng, việc dã đông cá cũng là một bước rất quan trọng trong cách sơ chế cá hồi nấu cháo cho bé:
3.1. Cách giã đông cá hồi với ngăn mát tủ lạnh
-
Đầu tiên, ta sẽ lấy cá ra khỏi tủ đá, bỏ túi dựng để tránh cá không bị vi khuẩn sinh sôi và tấn công gây hỏng thịt.
-
Để cá được rã đông hoàn toàn, bạn cần bỏ cá ra khỏi tủ từ 12 – 24 tiếng tùy theo kích thước của miếng cá. Nếu bạn đã chuẩn bị sẵn phần ăn của bé trong ngày thì chỉ cần bỏ ra trước khoảng 8 tiếng là được.
-
Trước khi cho cá vào tủ mát ( từ 2 – 5°C), bạn hãy cho cá lên đĩa rồi bọc lại bằng khăn lau hoặc giấy thấm thực phẩm để phần nước đông đá không bị đọng lên thịt. Như vậy miếng cá cũng được khô ráo và ngon hơn.
3.2. Cách giã đông cá hồi với nước lạnh
-
Lấy cá ra khỏi tủ đông khoảng 30 – 60 phút trước khi nấu, tùy theo kích thước và trọng lượng của miếng cá.
-
Dùng màng bọc thực phẩm mới bọc lại cá để hạn chế vi khuẩn xâm nhập trong quá trình rã đông.
-
Ngâm và rửa miếng cá trong tô nước sạch trong 30 phút rồi thay nước và ngâm lại 1 lần nữa để quá trình rã đông tiến hành nhanh hơn.
-
Sau khoảng 30 phút tiếp theo, bạn vớt miếng cá ra rửa sạch, để ráo và lau khô lại là có thể đem đi chế biến được rồi.
-
Đây là cách rã đông phổ biến được nhiều người áp dụng cho hầu hết các loại thực phẩm, tuy cách rã đông này nhanh hơn cách 1 nhưng độ tươi ngon của thịt cá sẽ bị giảm bớt đi đôi phần.
3.3. Cách giã đông cá hồi với lò vi sóng
Đây là cách rã đông dành cho những người bận rộn hoặc lỡ quên bỏ cá ra khỏi tủ đông sớm:
- Đầu tiên, ta sẽ lấy miếng cá ra khỏi tủ đông và bỏ hết phần giấy gói.
-
Cho cá lên đĩa, lót vài lớp giấy ăn xuống dưới miếng cá, ở trên phủ lên miếng cá bằng 1 khăn thấm.
-
Cho cá vào lò vi sóng, bạn chọn chế độ rã đông thực phẩm và quay trong 5 phút. Nếu miếng cá nhỏ chỉ khoảng từ 100 – 300g thì cần chỉnh công suất 20 – 30% là được.
-
Khi miếng cá rã đông được 2 phút thì bạn tạm dừng, lật lại miếng cá rồi tiếp tục quay lò nốt thời gian còn lại.
-
Khi lò đã quay xong, bạn lấy miếng cá ra lau lại 1 lần nữa là có thể đem đi chế biến nấu cháo cho bé rồi.
3.4. Những lưu ý khi rã đông cá hồi để nấu cháo cho bé
-
Cá hồi sau khi rã đông cần được chế biến ngay để tránh làm ảnh hưởng đến hương vị của cá.
-
Không được rã đông cá với nước nóng hoặc nước ấm để tránh tình trạng cá tái thịt ở bên ngoài bên trong vẫn đóng đá, dễ gây sinh sôi vi khuẩn có hại.
-
Cá đã được rã đông không nên cấp đông trở lại. Điều này dễ làm cá nhanh bị hư hỏng và ươn. Bạn chỉ nên cần lấy 1 lượng cá vừa đủ cho bữa ăn để tránh lãng phí thực phẩm.
-
Cá hồi không nên để đông lạnh quá 2 tháng tính từ lúc cấp đông, nếu để quá thời gian, thịt cá sẽ giảm chất lượng dinh dưỡng và có thể bị biến đổi vi khuẩn có hại.
4. Hướng dẫn sơ chế cá hồi nấu cháo cho bé cực kỳ đơn giản
Đây là cách sơ chế cá hồi nấu cháo cho bé khi chọn mua cá hồi nguyên con. Đối với cá hồi đã phi lê, cha mẹ chỉ cần áp dụng cách giã đông và khử mùi tanh của cá hồi là có thể sử dụng được ngay.
Để sơ chế cá hồi nguyên con, chúng ta cần:
-
Đầu tiên, làm sạch phần vảy cá để thuận tiện cho quá trình sơ chế và nấu nướng.
-
Tiếp theo mổ bụng phần bụng cá, sau đó bỏ hết nội tạng cá ra ngoài vì phần nội tạng này không sử dụng được.
-
Cắt thịt từ thân cá khỏi phần đầu cá, sau đó kéo dao xuống dọc theo phần sống lưng tới hết đuôi. Bạn nhớ đi dao theo sát xương lườn cá để có thể lấy được hết phần thịt. Nếu bạn chưa quen tay có thể cắt chậm cũng được
-
Sau đó, ta sẽ cắt tiếp từ phần đuôi cá tới lên phần bụng là hoàn thành khâu phi lê cá.
-
Để sơ chế cá hồi nấu cháo cho bé, ta cần lọc bỏ phần da cá bằng cách dùng dao dí sát da bên da và tách 1 bên da cá, 1 tay kéo mạch phần da, 1 tay đi dao từ từ tới hết miếng phi phê là được.
-
Cuối cùng, ta sẽ dùng dao hoặc nhíp để gỡ hết xương bụng trong thịt cá. Để thuận tiện cho việc nấu nướng, bạn có thể cắt nhỏ cá thành từng bữa của bé trước cũng được.
5. Bí quyết khử mùi tanh của cá hồi khi nấu cháo
Bí quyết để cách sơ chế cá hồi nấu cháo cho bé không bị, bạn có thể áp dụng ngay một số phương pháp như:
5.1. Bí quyết khử mùi tanh của cá hồi với nước cốt chanh
-
Các axit trong chanh có khả năng khử mùi và làm sạch được nhớt cá rất hiệu quả.
-
Đầu tiên. ta cần chuẩn bị 500ml nước lọc, 50ml nước cốt chanh và 1 muỗng muối rồi đánh hòa tan hỗn hợp.
-
Cho cá hồi vào hỗn hợp trên ngâm trong 1 phút, rồi vớt cá ra rửa lại. Nếu muốn khử mùi triệt để hơn, bạn có thể dùng thêm các lát chanh để trà qua bề mặt cá rồi rửa lại.
-
Dùng khăn lau hoặc giấy thấm để thấm hết khô bề mặt cá là đã xong.
5.2. Bí quyết khử mùi tanh của cá hồi với gừng, muối và rượu
-
Chuẩn bị 400ml nước lọc, 100ml rượu nấu ăn và 1 nhánh gừng đã băm nhuyễn hoặc đập dập
-
Sau đó, ta sẽ cho cá vào ngâm trong hỗn hợp rượu đã chuẩn bị trong 7 – 10 phút rồi đem cá ra rửa lại bằng nước sạch và thấm khô bằng giấy hoặc khăn lau là hoàn thành khâu sơ chế cá hồi.
-
Ngoài ra, bạn có thể thay thế bằng giấm cũng được. Tuy nhiên giấm sẽ không khử mùi tốt bằng rượu và dễ ám mùi chua của giấm lên cá.
5.3. Bí quyết khử mùi tanh của cá hồi với sữa tươi
-
Có thể bạn chưa biết, dùng sữa tươi cũng là 1 phương pháp khử mùi rất hiệu quả cho thực phẩm. Bên cạnh đó, sữa còn tạo thêm hương vị thơm béo cho thực phẩm.
-
Đầu tiên, ta cho cá hồi vào tô rồi đổ sữa tươi vào cho tới khi chìm hết phần thịt cá là được.
-
Ta sẽ ngâm cá hồi với sữa khoảng từ 5 – 7 phút rồi vớt cá ra, rửa lại qua bằng nước sạch sau đó thấm khô bằng khăn lau hoặc giấy thấm là được.
-
Để sơ chế cá hồi cho bé, ba mẹ nên ưu tiên sử dụng sữa tươi không đường để đảm bảo chất lượng, hương vị cá và không làm ảnh hưởng quá nhiều đến mùi vị ban đầu của cá.
>>> Xem thêm: Học Ngay Cách Nấu Cháo Thịt Bò Cho Bé – Mùi Thơm Tràn Ngập Nhà Chỉ Với Mẹo Này
6. Mẹo bảo quản cá hồi đúng cách và đảm bảo dinh dưỡng
Sau khi đã biết cách sơ chế cá hồi nấu cháo cho bé. Để cá hồi luôn đảm bảo được sự “tươi ngon” và lượng dinh dưỡng hữu ích, mọi người có thể tham khảo bảo quản cá hồi mà job3s đã tổng hợp ở đây:
-
Nếu bạn mua cá hồi nguyên con, nếu sử dụng trong 24h, bạn chỉ cần đem cá đi ướp đá là được.
-
Đối với cá phi lê, nếu sử dụng trong 24h, bạn nên để ở ngăn mát mà thôi, không nên bảo quản đá trong tủ đá.
-
Nếu dùng cá chưa hết hoặc muốn bảo quản cá lâu dài từ 1 – 2 tháng thì lựa chọn tốt nhất là cấp đông trong tủ lạnh.
-
Khi cấp đông cá hồi, bạn sơ chế sạch sẽ lại cá với nước muối để sát trùng cá, sau đó thoa muối lên bề mặt cá để tránh vi khuẩn giúp cá bảo quản được lâu và an toàn hơn.
-
Khi cất cá cần buộc kĩ để tránh bị cá bị mất nước và vi khuẩn tấn công.
-
Trước khi sử dụng lại, bạn vẫn nên kiểm tra lại mùi cá để kiểm tra rõ được tình trạng của cá.
-
Khi nấu, bạn hạn chế đun sôi lại nhiều lần để thịt cá không mất đi chất dinh dưỡng ban đầu.
7. Khi nào bé có thể ăn được cháo cá hồi?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), thời điểm để trẻ bắt đầu ăn dặm tốt nhất là từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên tại thời điểm đó, bé vẫn nên tránh ăn các thực phẩm nhiều chất hoặc có tính hàn cao.
Thời điểm từ 7 – 8 tháng trở là lúc thích hợp để bé làm quen với các thực phẩm nhiều dinh dưỡng như cá hồi, thịt bò, lợn, gà… Vì lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn phần nào và có thể bắt đầu tiêu hóa các thức ăn dạng thô hơn. Đồng thời cách sơ chế cá hồi nấu cháo cho bé sẽ có phần khác nhau tùy thuộc vào cách chế biến theo độ tuổi của bé như ăn miếng hay băm nhỏ hay ăn ruốc sợi.
8. Trẻ em nên ăn bao nhiêu cá hồi là đủ?
Cá hồi rất giàu dinh dưỡng nhưng nếu phải ăn thường xuyên với lượng lớn, sẽ hoàn toàn gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu và mất cân bằng dinh dưỡng. Các bé cần ăn dặm theo liều lượng phù hợp với từng độ tuổi của mình
-
Bé từ 7 – 12 tháng tuổi: Bé có thể ăn 3 -4 bữa/ tuần. Mỗi bữa sẽ từ 20 – 40g cá hồi.
-
Bé từ 1 – 3 tuổi: Bé có thể ăn 7 – 8 bữa/tuần. Mỗi bữa sẽ từ 40 – 60g cá hồi.
-
Bé từ 4 tuổi trở lên: Bé có thể ăn cá hồi 1 -2 bữa mỗi ngày. Mỗi bữa sẽ từ 50 – 70g cá hồi.
>>>Xem thêm: Cách Nấu Trứng Cá Cho Bé Bổ Dưỡng, Thơm Ngon Giúp Con Tăng Cân Vù Vù
Để cháo cá hồi được thơm ngon, cha mẹ hãy nhớ áp dụng ngay cách sơ chế cá hồi nấu cháo cho bé mà job3s đã tổng hợp nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên bảo quản cá thật kỹ lưỡng để thịt cá luôn được đảm bảo đủ lượng dưỡng chất ban đầu. Chúc bạn vào bếp thành công !