Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé ăn dặm không phải ba mẹ cũng nắm rõ. Áp dụng những công thức chế biến sau sẽ giúp các các ba mẹ hạn chế đi được sự vất vả trong giai đoạn nấu dặm cho con, có thể dễ cân bằng được việc nấu nướng và chăm lo cho gia đình.
1. Cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé ăn dặm siêu tiện lợi
Mọi người có thể kết hợp áp dụng cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé ăn dặm này với nhau để tối ưu hóa thời gian nấu nướng cho con.
1.1. Ngâm gạo trước khi nấu 30 phút
Trước khi nấu, bạn chỉ cần ngâm gạo sau khi vò khoảng 30 phút với nước lạnh. Công đoạn này sẽ giúp hạt gạo mềm ra, khi nấu cháo sẽ nhanh nhừ hơn.
1.2. Bật tắt bếp
Đây là một cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé ăn dặm mà không phải ai cũng biết. Bằng cách này, bạn vẫn thực hiện nấu cháo như thường nhưng khi cháo sôi được 1 lúc, bạn sẽ thực hiện tắt bếp và cho cháo nghỉ. Sau khoảng 10 – 20 phút, bạn mở bếp và tiếp tục đun sôi lại cháo rồi lại tắt bếp. Cứ lặp lại như vậy khoảng 3 – 5 lần là cháo sẽ chín nhừ, ngon và sánh hơn.
1.3. Rang gạo trước khi nấu
Nhiều người không khỏi thắc mắc, việc rang gạo có tác dụng gì khi nấu, liệu nó có làm cháo bị khê không? Câu trả lời là hoàn toàn không. Khi chúng ta rang qua gạo, hạt gạo sẽ được định hình và chín sơ ở trong. Nên khi nấu cháo vẫn sẽ chín đều mà còn không lo bị nhừ nhuyễn.
Ngoài ra, gạo rang còn giúp cháo dậy thêm mùi hương rất đặc trưng và hấp dẫn. Khi rang chỉ cần chú ý rang cho hạt gạo chuyển màu từ trắng đục sang trắng trong hơn là được.
1.4. Không cho tất cả nguyên liệu vào cùng lúc
Thông thường mọi người hay có thói quen cho tất cả nguyên liệu vào cùng một lúc để cho thuận tiện, không mất công phải trông nồi cháo. Tuy nhiên, nếu làm như vậy sẽ khiến rau củ, thịt, cá bị nát trong khi cháo vẫn chưa chín. Tới khi nấu xong, cháo vừa bị đục lại vừa không ngon chuẩn vị.
Việc nấu cháo riêng trước vừa giúp cháo dễ chín và nhanh nhừ hơn, vừa giúp cháo ngon hơn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Bạn chỉ nên cho thêm thức ăn thô vào nấu cùng cháo khi chuẩn bị tắt bếp khoảng 10 – 15 phút là được.
1.5. Nấu cháo bằng nồi áp suất
Nấu cháo bằng nồi áp suất là một trong những cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé ăn dặm nhất thường được mọi người áp dụng. Thông thường, bạn sẽ chỉ mất từ 15 – 20 phút là đã hoàn thành ngay nồi cháo của mình rồi.
Bên cạnh đó, nồi áp suất còn nhiều chế độ nấu khác nên cả khi bạn muốn nấu cháo xương hoặc thịt thì cháo vẫn chín rất nhanh. Các vitamin và dưỡng chất trong cháo bị giữ kín tuyệt đối mà không bị mất đi như nồi thông thường. Tuy nhiên, cháo từ nồi áp suất thường không được sánh và ngon bằng cách nấu với nồi cơm điện.
-
Cách sử dụng:
Gạo vo sạch, ngâm nước trong 30 phút rồi bạn cho vào nồi áp suất. Khi đậy nắp nồi bạn kiểm tra xem nồi có bị hở không hoặc văn có kẹt không, sau đó chỉnh thời gian nấu và chế độ nấu xong chỉ cần đợi 1 chút là hoàn thành món cháo rồi.
1.6. Nấu cháo bằng phích nước hoặc nồi ủ
Có thể bạn chưa biết, phích ủ, nồi ủ cháo là một sản phẩm mới ra mắt trên thị trường nhưng đã nhận được nhiều sự đánh giá tích cực của ba mẹ. Chiếc phích ủ này có thể giúp việc nấu cháo trở nên “nhàn hạ” hơn rất nhiều chỉ với vài bước đơn giản và cũng không phải ngồi canh nồi như trước.
-
Cách sử dụng:
Cho gạo đã vo sạch và ngâm nước vào nồi, thêm nước sôi tùy theo độ ăn thô của bé và đun sôi trong 3 – 5 phút. Sau đó, cho cháo vào phích, đậy kín nắp lại để tới sáng hôm sau là cháo đã nhừ rồi. Bạn có thể cho bé ăn luôn hoặc cho cháo ra nồi, nấu lại với gia vị và các thực phẩm khác đều được.
1.7. Nấu cháo bằng nồi cơm điện
Một trong các cách mọi người sử dụng phổ biến nhất để nấu cháo là dùng nồi cơm điện. Với nồi cơm điện, bạn cũng sẽ không phải ngồi canh cháo thường xuyên mà cháo vẫn chín nhừ và rất ngon, sánh.
-
Cách sử dụng:
Chuẩn bị gạo đã vo sạch và ngâm nước trong 30 phút. Bạn cho gạo vào nồi và bật chế độ sôi trong 10 -15 phút thì chuyển sang chế độ hầm trong 40 – 50 phút là bạn đã hoàn ngay món cháo cho bé ăn dặm.
Để không bị trào cháo mỗi khi nấu bằng nồi cơm điện, bạn có thể áp dụng 2 cách:
– Thêm 1 chút dầu ăn vào trong nồi trước khi hầm.
– Gạo sau khi vo sạch đem ngâm nước trong 3 – 4 tiếng.
>>> Xem thêm: 10 Cách Nấu Cháo Thịt Gà Cho Bé Ăn Dặm Giúp Bé Tăng Cân, Phát Triển Toàn Diện
2. Những sai lầm khi nấu cháo ăn dặm cho bé
Để áp dụng cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé ăn dặm hiệu quả, ba mẹ cần tránh các sai lầm này:
2.1. Những sai lầm khiến cháo lâu nhừ
Những sai lầm dưới đây sẽ khiến quá trình nấu cháo không ngon và bị lâu nhừ hơn bình thường:
-
Lửa lớn quá mức: Nếu nấu cháo với lửa quá lớn sẽ khiến cháo sôi quá nhanh, khiến cháo dễ bị cháy, thì chín đều hơn và không có độ béo ngon.
-
Lửa nhỏ quá mức: Lửa quá nhỏ cũng sẽ làm chậm quá trình gạo được nấu chín, tuy cách này có thể khiến cháo mềm hơn nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian để nấu.
-
Lượng nước ít: Nếu không thêm đủ nước cho lượng gạo để nấu cháo sẽ làm nước sôi hết nhanh còn cháo sẽ lâu chín.
-
Không thường xuyên khuấy cháo: Khi nấu cháo, nếu không khuấy đúng lúc, có thể làm cho cháo bị vón cục, không chín đều và cháo sẽ chín lâu hơn.
-
Không chọn gạo phù hợp: Loại gạo cũng ảnh hưởng đến độ nhừ của cháo. Chọn gạo ngắn, dẻo sẽ giúp cháo nhanh chín hơn.
2.2. Những sai lầm của ba mẹ khi cháo nhanh nhừ cho bé ăn dặm
-
Dùng nước ninh xương nấu cháo là đủ, không cần thêm thịt, cua, tôm, cá… Không ít ba mẹ nghĩ rằng, khi con còn nhỏ, chỉ cần nấu cháo với nước hầm xương là đủ. Điều này là rất sai lầm, vì hầu hết phần đạm và dưỡng chất sẽ nằm ở trong thịt chứ không ra được hết nước. Điều này đặc biệt không tốt với các bé từ 8 tháng tuổi cần nhiều dưỡng chất để phát triển.
-
Nấu rau củ nhừ cho bé dễ ăn: Điều này không hoàn toàn sai, tuy nhiên nếu rau củ nấu kỹ quá mức sẽ khiến các vitamin và khoáng chất bay hơi theo nước và làm giảm dinh dưỡng của món ăn.
-
Thêm muối vào cháo ăn dặm con vừa miệng con: Đối với các bé mới trong quá trình ăn dặm việc thêm gia vị là không cần thiết. Vì với con lúc này, vị muối tự nhiên có trong thực phẩm đã đủ để bé cảm thấy vừa miệng và đủ dưỡng chất rồi. Nếu ba mẹ thêm muối như vậy có thể khiến con bị ảnh hưởng rất nhiều đến thận.
-
Không muốn cho dầu ăn vào cháo của bé: Nhiều người cho rằng, việc thêm dầu ăn vào món ăn dặm sẽ khiến con bị đầy bụng và khó tiêu. Tuy nhiên, thực tế dầu ăn dặm lại đóng vai trò rất quan trọng cho giai đoạn phát triển đầu đời của bé, chúng giúp bé xây dựng cấu trúc não bộ và đảm bảo lượng chất béo cho cơ thể.
3. Mẹo nấu giúp cháo cho bé ngon hơn
Để cháo ăn dặm cho bé được ngon hơn, ba mẹ có thể lưu ý một số mẹo sau:
-
Nấu cháo bằng nước ấm: Đa số chúng ta thường có thói quen sau khi vo gạo sẽ thêm thẳng nước lạnh vào để nấu cho tiện. Điều này dễ khiến cháo đứng nồi, cháy khê nếu không để ý thường xuyên. Vì vậy, trong lúc ngâm gạo, bạn có thể đun trước khoảng 2l nước để chuẩn bị nấu cháo là tốt nhất.
-
Thay đổi mức nhiệt khi nấu cháo: Ban đầu, ta chỉnh lửa lớn một chút để cháo nhanh sôi, khi cháo đã sôi lại hạ lửa xuống nhỏ dần để cháo không bị trào ra ngoài, đồng thời cũng nhanh chín hơn.
-
Đừng khuấy cháo liên tục: Khi nấu cháo, nếu không khuấy sẽ khiến nồi dễ bị cháy. Tuy nhiên, bạn chỉ nên đảo qua 1 chút rồi thôi, nếu bạn khuấy cháo liên tục sẽ làm cháo bị vữa và mất ngon.
-
Nấu cháo với nước linh xương: Bạn hoàn toàn có thể thay thế nước lọc bằng nước hầm xương, hầm thịt để nấu cháo. Chúng sẽ giúp cháo vừa tăng thêm hương vị vừa thêm nhiều chất dinh dưỡng.
-
Nếu mẹ muốn nấu cháo với rau củ, thì cần nấu cháo riêng, rau củ ăn bữa nào nấu thêm riêng để giữ được độ tươi và dinh dưỡng của thực phẩm.
-
Bé còn nhỏ từ 6 – 8 tháng nên nấu cháo loãng 1 chút với các bé từ 7 – 8 tháng nên nấu đặc hơn để đảm bảo đủ dưỡng chất.
-
Để cân bằng độ đặc của cháo, bạn có thể áp dụng tỉ lệ 1 gạo và 3 nước, nếu nấu dùng nguyên liệu như xương hầm, thịt, cá, rau củ… thì tỉ lệ sẽ 1 gạo và 4 nước.
>>> Xem thêm: Học Ngay Cách Nấu Cháo Thịt Bò Cho Bé – Mùi Thơm Tràn Ngập Nhà Chỉ Với Mẹo Này
Cháo là món không thể thiếu cho các bé ở giai đoạn tập quen ăn dặm. Để tiết kiệm thời gian nấu nướng, nhất định ba mẹ phải nắm rõ cách nấu cháo nhanh nhừ cho bé ăn dặm và kết hợp các phương pháp một cách hợp lý. Chúc các bạn vào bếp thành công !