Lưu ngay 3 cách nấu chè khoai mì nguyên củ dẻo thơm, bùi bùi, ngon khó cưỡng

Lưu ngay 3 cách nấu chè khoai mì nguyên củ dẻo thơm, bùi bùi, ngon khó cưỡng

Cách nấu chè khoai mì nguyên củ được nhiều tín đồ mê chè tìm hiểu. Đây là món tráng miệng có thể biến tấu theo nhiều công thức khác nhau, vừa ngon miệng, vừa lạ mắt. Áp dụng những công thức sau bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều để vào bếp chiêu đãi cả gia đình thức quà tráng miệng tuyệt hảo.

1. Ăn khoai mì có tốt không?

Trước khi tìm hiểu cách nấu chè khoai mì nguyên củ, bạn cần nắm rõ vai trò, tác dụng của khoai mì với sức khỏe. Khoai mì còn có tên gọi khác là sắn – loại củ quen thuộc với người dân Việt Nam. Đây là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào cho con người. Bạn có thể ăn toàn bộ củ khoai mì bằng cách luộc, hấp, nấu xôi, nấu chè hoặc nghiền thành bột để làm bánh…

Ngoài tinh bột, loại thực phẩm này còn cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất tốt như chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất. Thành phần dinh dưỡng có trong 100g khoai mì như sau:

  • 112 calo

  • 27g carbohydrate

  • 1g chất xơ

  • 20% RDI vitamin B1

  • 5% RDI photpho

  • 2% RDI canxi

  • 2% RDI vitamin B2

  • Các chất dinh dưỡng khác như vitamin B3, vitamin C, sắt…

Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, khoai mì được xem là loại thực phẩm hữu ích khi có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khoẻ như:

  • Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu

  • Giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân

  • Làm giảm cơn đau đầu

  • Chữa tiêu chảy và giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày

  • Cải thiện thị lực

  • Tẩy giun sán

  • Bổ sung năng lượng

  • Giảm huyết áp

Lưu ngay 3 cách nấu chè khoai mì nguyên củ dẻo thơm, bùi bùi, ngon khó cưỡng

Khoai mì là loại củ quen thuộc với người dân Việt Nam

2. Cách chọn mua khoai mì nấu chè ngon

Trong quá trình tìm hiểu cách nấu chè khoai mì nguyên củ, nhiều người thường quan tâm đến vấn đề chọn mua khoai mì như thế nào là ngon. Việc nắm rõ vấn đề này giúp bạn có được nồi chè thơm ngon, dẻo mềm, ai ăn cũng mê. Một số mẹo mua khoai mì ngon, chất lượng bao gồm:

  • Bạn nên chọn củ tươi, thẳng, mập mạp, vỏ mỡ màng sẽ có ít xơ, ngọt và mềm hơn.

  • Bạn dùng móng tay cạo nhẹ lớp vỏ bên ngoài, nếu lớp vỏ bên trong màu hồng nhạt là sắn ngon, màu trắng thì không nên mua bởi vỏ màu trắng có nhiều độc tố hơn vỏ màu hồng.

  • Mua sắn về nên bạn nên dùng ngay, tránh để lâu ngày sẽ làm chúng bị khô, sượng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý sơ chế cẩn thận để loại bỏ hoàn toàn độc tố bên trong củ sắn.

3. 3 cách nấu chè khoai mì nguyên củ ngon hết sảy

Nhìn chung, cách nấu chè khoai mì nguyên củ không quá khó. Dù không giỏi việc bếp núc, bạn vẫn có thể nấu được nồi chè dẻo mềm, béo thơm cho cả gia đình cùng thưởng thức.

3.1. Cách nấu chè khoai mì nguyên củ nước cốt dừa

Nguyên liệu nấu chè khoai mì nguyên củ nước cốt dừa gồm:

  • 300g khoai mì

  • 20g lá dứa

  • 200ml nước cốt dừa

  • 50g đường

  • 20g lạc sống

  • 20g bột năng

  • 5g muối

  • Nước lọc

Lưu ngay 3 cách nấu chè khoai mì nguyên củ dẻo thơm, bùi bùi, ngon khó cưỡng

Một số nguyên liệu nấu chè khoai mì nguyên củ nước cốt dừa

Các bước chế biến chè khoai mì nguyên củ nước cốt dừa như sau:

Bước 1 – Sơ chế nguyên liệu

  • Khoai mì bóc vỏ, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút để loại bỏ hết nhựa và giúp sắn không bị đen. Sau đó, bạn vớt khoai mì ra rổ, rửa lại với nước rồi để ráo.

  • Lá dứa rửa sạch với nước, cuộn thành bó để lúc nấu dễ dàng thao tác.

Bước 2 – Bào khoai mì

  • Khoai mì đem bào nhuyễn. Nếu muốn nhanh hơn, các bạn có thể cho vào máy xay sinh tố.

  • Lấy khoai mì vừa bào cho vào chiếc khăn hoặc chiếc túi mỏng vắt kiệt nước, giữ lại phần xác khoai.

  • Nước cốt khoai để yên trong 30 phút, lấy phần tinh bột lắng xuống rồi lược bỏ phần nước. Cách làm này giúp chè không bị đắng.

Bước 3 – Rang lạc

  • Cho lạc lên chiếc chảo, vặn lửa lớn rồi cho lạc vào.

  • Khi lạc nóng dần, bạn vặn nhỏ lửa, đảo đều tay đến khi lạc vàng giòn thì tắt bếp.

  • Chờ lạc nguội rồi bóc vỏ, giã nhuyễn.

Bước 4 – Tạo hình cho khoai mì

  • Cho 20ml nước lọc vào xác khoai mì, trộn đều tay.

  • Cho tiếp tinh bột khoai vào để chè dẻo hơn.

  • Cho tiếp 10g bột năng vào hỗn hợp, trộn đều tay rồi vo thành từng viên chè hình tròn nhỏ.

Bước 5 – Luộc viên chè

  • Bắc 1 nồi nước lên bếp, đun sôi.

  • Nước sôi, bạn thả từng viên chè vào nồi, đun đến khi thấy viên chè trong lại, nổi lên mặt nước thì vặn nhỏ lửa, nấu tiếp trong 10 phút nữa rồi tắt bếp.

  • Vớt các viên chè ra, thả ngay vào bát nước đá lạnh.

Bước 6 – Nấu chè

  • Cho 200ml nước, lá dứa vào nồi đun sôi.

  • Nước sôi thì cho những viên chè đã luộc, đường vào, khuấy đều.

  • Hỗn hợp sôi trở lại thì vớt lá dứa ra.

  • Bột năng hoà với nước lạnh, đổ từ từ vào nồi chè, khuấy đều tay để nước không bị vón cục.

Bước 7 – Thành phẩm

  • Múc chè ra bát, rắc thêm lạc rang lên trên là có thể thưởng thức ngay.

  • Nếu muốn ăn lạnh, bạn có thể cho thêm đá tuỳ thích.

Lưu ngay 3 cách nấu chè khoai mì nguyên củ dẻo thơm, bùi bùi, ngon khó cưỡng

Bát chè khoai mì nước cốt dừa béo ngậy, dẻo mềm khiến ai cũng mê mẩn

3.2. Cách nấu chè khoai mì nguyên củ trân châu nước cốt dừa

Nguyên liệu nấu chè khoai mì nguyên củ trân châu nước cốt dừa gồm:

  • 1kg khoai mì

  • 100g đậu xanh bóc vỏ

  • 150g bột năng

  • 400g đường thốt nốt

  • 100ml nước cốt dừa

  • 100g dừa bào sợi

  • 100g lạc

  • 50g mè đen

  • 100g cùi dừa

  • 30g đường

  • 2l nước lọc

  • 20g lá dứa

Cách nấu chè khoai mì nguyên củ trân châu nước cốt dừa như sau:

Bước 1 – Sơ chế nguyên liệu

  • Khoai mì bóc vỏ, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút để loại bỏ hết nhựa và giúp sắn không bị đen. Sau đó, bạn vớt khoai mì ra rổ, rửa lại với nước rồi để ráo.

  • Lá dứa rửa sạch với nước, cuộn thành bó để lúc nấu dễ dàng thao tác.

  • Đậu xanh vo sạch, ngâm qua đêm để đậu nở to. Sau đó, bạn vớt đậu ra rổ, xả lại với nước và để ráo.

Bước 2 – Hấp đậu xanh, khoai mì

  • Khoai mì, đậu xanh cho vào cùng 1 xửng và hấp đến khi tất cả chín tới.

  • Bạn không nên hấp quá lâu, tránh khiến đậu xanh và khoai mì bị nhão.

Bước 3 – Làm trân châu

  • Cho 80ml nước vào nồi đun sôi.

  • Cho 100g bột ra 1 chiếc tô lớn, rót từ từ 80ml nước sôi vào và khuấy đều.

  • Dùng tay nhào bột đến khi tạo thành một khối bột mềm mịn, không dính tay là được. Kế tiếp, các bạn ủ bột khoảng 10 phút.

  • Cùi dừa cắt thành từng miếng hình vuông nhỏ.

  • Sau khi ủ bột xong, bạn chia thành từng phần nhỏ, mỗi phần khoảng 20g. Kế tiếp, bạn dùng tay ấn dẹt bột, đặt cùi dừa vào giữa rồi vo tròn lại, đảm bảo bột bao kín hết nhân dừa.

  • Đặt 1 nồi nước lên bếp đun sôi. Khi nước sôi, bạn thả các viên trân châu vào luộc. Nếu thấy trân châu nổi lên mặt nước và trong lại, bạn vớt ra cho vào tô nước đá.

  • Ngâm trân châu với 30g đường để chúng ngọt và ngon hơn.

Bước 4 – Rang mè đen, lạc

  • Đặt 1 chiếc chảo lên bếp, cho mè đen, lạc vào đảo đều đến khi vàng giòn thì tắt bếp.

  • Đợi lạc, mè đen nguội, bạn đem giã nhuyễn và cho ra 1 chiếc bát.

Bước 5 – Nấu nước đường

  • Cho 400g đường thốt nốt, 5g muối vào nồi đun ở lửa nhỏ đến khi đường tan ra.

  • Thêm lá dừa vào nồi đường để nước thơm hơn.

Bước 6 – Nấu chè

  • Cho khoai mì vào nồi nước đường, đun ở lửa nhỏ để chè không có bọt khí.

  • Hỗn hợp sôi thì cho đậu xanh vào nấu tiếp.

  • Bột năng hoà với nước lạnh, đổ từ từ vào nồi chè, khuấy đều đến khi chè sánh lại là xong.

Bước 7 – Thành phẩm

  • Múc chè ra bát, rưới nước cốt dừa lên trên.

  • Cho thêm lạc rang, mè đen, dừa sợi là có thể dùng ngay. Bạn có thể cho thêm đá lạnh ăn cùng chè.

Lưu ngay 3 cách nấu chè khoai mì nguyên củ dẻo thơm, bùi bùi, ngon khó cưỡng

Cách nấu chè khoai mì nguyên củ trân châu nước cốt dừa vô cùng đơn giản

3.3. Cách nấu chè khoai mì nguyên củ nước cốt dừa 2 màu

Nguyên liệu nấu chè khoai mì nguyên củ nước cốt dừa 2 màu gồm:

  • 500g khoai mì

  • 400g cơm dừa

  • 200ml nước ép thanh long ruột đỏ

  • 200ml nước cốt lá dứa

  • 200ml nước cốt dừa

  • 400ml nước cốt dừa loãng

  • 4 muỗng canh bột năng

  • 300g đường

  • 5g muối

Cách nấu chè khoai mì nguyên củ nước cốt dừa 2 màu như sau:

Bước 1 – Sơ chế khoai mì

  • Khoai mì bóc vỏ, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút để loại bỏ hết nhựa và giúp sắn không bị đen.

  • Sau đó, bạn vớt khoai mì ra rổ, rửa lại với nước rồi để ráo.

  • Khoai mì đem bào nhuyễn. Nếu muốn bào nhanh hơn, bạn có thể cho vào máy xay sinh tố.

  • Lấy khoai mì vừa bào cho vào chiếc khăn hoặc chiếc túi mỏng vắt kiệt nước, giữ lại phần xác khoai.

  • Nước cốt khoai để yên trong 30 phút, lấy phần tinh bột lắng xuống rồi lược bỏ phần nước. Cách làm này giúp chè không bị đắng.

Bước 2 – Nhồi khoai

  • Phần tinh bột và xác khoai đem trộn đều, sau đó chia thành 2 phần bằng nhau.

  • Cho từ từ nước cốt lá dứa và nước ép thanh long vào 2 phần bột, trộn đều đến khi tạo thành khối bột dẻo mịn, không dính tay là được.

Bước 3 – Làm viên chè

  • Chia bột đã nhào thành từng phần nhỏ, mỗi phần khoảng 20g, vo tròn.

  • Đặt 1 chiếc khăn vào xửng hấp, xếp lần lượt các viên chè lên và hấp chín.

Bước 4 – Nấu chè

  • Đặt 1 nồi nước lên bếp đun sôi.

  • Cho đường vào nồi nước, khuấy đều cho đường tan hoàn toàn.

  • Cho hết các viên chè đã hấp chín vào nồi nước đường, đảo đều và nấu trong 5 phút.

  • Bột năng hoà với nước lạnh, đổ từ từ vào nồi chè, khuấy đều đến khi chè sánh lại là xong.

Bước 5 – Thành phẩm

  • Múc chè ra bát, rưới nước cốt dừa lên trên. Tuỳ vào khẩu vị, bạn có thể thưởng thức chè cùng đá lạnh.

Lưu ngay 3 cách nấu chè khoai mì nguyên củ dẻo thơm, bùi bùi, ngon khó cưỡng

Tô chè khoai mì nguyên củ nước cốt dừa 2 màu vô cùng bắt mắt

Có thể thấy, cách nấu chè khoai mì nguyên củ khá đa dạng và dễ làm. Chẳng cần tốn nhiều thời gian, bạn vẫn có thể nấu một nồi chè ngọt thơm, dẻo mềm và béo ngậy cho cả gia đình cùng thưởng thức. Vào những lúc rảnh rỗi, các bạn hãy tranh thủ thực hiện món chè này cho những thành viên trong gia đình cùng thưởng thức nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *