Lưu ngay 4 cách nấu chè lủm chủm thơm ngon, vạn người mê

Lưu ngay 4 cách nấu chè lủm chủm thơm ngon, vạn người mê

Cách nấu chè lủm chủm khá đa dạng với nhiều hình thức chế biến. Nhìn chung, những cách nấu món chè này đều rất đơn giản và dễ làm. Chỉ với vài thao tác nhanh chóng, bạn đã có thể tự mình chuẩn bị một nồi chè ngọt thơm, dẻo mềm cho cả gia đình cùng thưởng thức.

1. Chè lủm chủm là chè gì?

Chè lủm chủm còn có nhiều tên gọi khác như chè ỷ, chè ỉ tuỳ vào cách gọi của từng địa phương. Món chè này bắt nguồn từ người Hoa ở Sóc Trăng. Cụm từ “lủm chủm” được nhận xét rằng khá đáng yêu, dùng để chỉ những viên chè tròn xoe, nặn từ bột dẻo mềm, đang ngụp lặn trong nước đường thơm mùi gừng.

Trong khi đó, chữ ỷ/ỉ là tiếng Triều Châu xưa, mang ý nghĩa là “tròn”. Từ xưa đến nay, trong văn hoá truyền thống của người Việt, hình tròn là biểu tượng của sự sung túc, đủ đầy. Vì vậy, món chè này thể hiện ý nghĩa cho sự may mắn, đoàn tụ của gia đình. Đây chính là lý do vì sao chè lủm chủm thường được nấu vào các dịp đặc biệt như Tết Nguyên đán, Tết Trung thu…

Lưu ngay 4 cách nấu chè lủm chủm thơm ngon, vạn người mê

Chè lủm chủm mang ý nghĩa về sự sung túc, đủ đầy

2. Các cách nấu chè lủm chủm ngon tuyệt hảo

Việc nắm rõ cách nấu chè lủm chủm giúp bạn có thể trổ tài nấu nướng, chuẩn bị một món tráng miệng, ăn chơi ngon tuyệt hảo cho cả gia đình cùng thưởng thức. Hương vị ngọt ngào, thơm thoang thoảng mùi gừng chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú.

2.1. Cách nấu chè lủm chủm bằng gạo nếp

Chè lủm chủm nấu bằng gạo nếp khá dẻo, mềm và thơm. Đây là cách nấu truyền thống được nhiều bà nội trợ áp dụng.

Các nguyên liệu cần có để nấu chè lủm chủm bằng gạo nếp bao gồm:

  • 500g bột nếp

  • 500ml nước sôi

  • Đường thốt nốt (có thể thay bằng đường nâu, đường phèn…)

  • 100g gừng

  • 2 lít nước sôi để nguội

  • 100g bột năng

  • Lạc rang giã nhỏ

  • 300ml nước cốt dừa

  • Hoa đậu biếc, củ dền, lá cẩm, lá dứa

  • 20g muối

Lưu ngay 4 cách nấu chè lủm chủm thơm ngon, vạn người mê

Một số nguyên liệu cần có để nấu chè lủm chủm

Cách nấu chè lủm chủm bằng gạo nếp gồm các bước như sau:

Bước 1 – Sơ chế nguyên liệu

  • Gừng rửa sạch, bỏ vỏ, thái sợi nhỏ và ngâm trong nước muối loãng 15 phút.
  • Các nguyên liệu tạo màu như hoa đậu biếc, củ dền, lá cẩm, lá dứa đem rửa sạch, xay nhuyễn riêng từng loại. Sau đó, bạn vắt lấy nước cốt để riêng thành 4 bát.

Bước 2 – Nhào bột

  • Chị em cho bột nếp vào nước sôi, nhào sợ rồi chia thành 4 phần đều nhau. Với mỗi phần bột, bạn cho vào 150ml nước cốt màu, nhào kỹ đến khi bột mềm và lăn thành cục tròn.
  • Sau đó, bạn nặn bột thành những đoạn dài, dùng dao cắt nhỏ, vo viên tròn. Chị em lấy một chiếc mâm khô, rắc bột nếp lên trên. Bột nặn đến đâu thì cho vào mâm đến đó để chúng không dính vào nhau.

Bước 3 – Nấu chè

  • Bạn đặt 1 chiếc nồi lên bếp, cho gừng, đường thốt nốt, 1 nhúm muối và 2 lít nước vào, khuấy đều rồi đun sôi.
  • Tiếp theo, chị em cho đặt 1 chiếc nồi khác lên bếp, đun sôi nước. Sau đó, bạn thả những viên chè vừa nặn vào nồi luộc chín ở lửa vừa. Nếu chè nổi lên mặt nước, chị em vớt ra và thả vào chậu nước đá.
  • Khi nồi nước đường sôi, bạn mở vung, đảo đều cho đường tan hoàn toàn. Kế tiếp, chị em hoà bột năng với nước lạnh, đổ từ từ vào nồi nước đường, khuấy đều. Bạn vớt chè cho vào nồi nước đường, đảo đều tay đến khi dậy mùi thơm thì tắt bếp.

Bước 4 – Nấu nước cốt dừa

Nước cốt dừa cho vào nồi, thêm 1/2 bát con nước và 150g đường. Sau đó, bạn đun sôi hỗn hợp, đảo đều cho đường tan ra. Chị em có thể cho thêm vài lá dừa vào nồi nước cốt dừa nấu cùng để chè thơm hơn.

Bước 5 – Trình bày chè

Bạn múc chè ra bát, chan nước cốt dừa và rắc thêm lạc rang giã nhỏ lên trên. Món chè này ăn nóng hay lạnh đều ngon. Vào những ngày hè oi ả, bạn có thể cho thêm đá bào để đánh bay cơn khát.

2.2. Cách nấu chè lủm chủm bằng bột năng

Cách nấu chè lủm chủm bằng bột năng không khác nhiều so với bột nếp. Thành phẩm cho ra vẫn rất thơm ngon và hấp dẫn, chắc chắn sẽ chinh phục cả những người khó tính nhất.

Nguyên liệu chế biến chè lủm chủm bằng bột năng gồm có:

  • 300g bột nếp

  • 100g bột năng

  • 300g đường phèn

  • 2 ống vani

  • 1 củ gừng tươi

  • Nước cốt dừa đóng lon

  • Muối

  • Nước lạnh

  • Lạc rang, mè rang, dừa tươi nạo sợi

Cách nấu chè lủm chủm bằng bột năng như sau:

Bước 1 – Nhào bột

Bột nếp, bột năng cho vào một chiếc tô lớn, trộn đều. Sau đó, chị em cho từ từ nước sôi vào, lấy đũa khuấy đều. Bạn dùng tay nhào bột thật kỹ đến khi có độ dẻo, không dính tay là được. Kế tiếp, bạn lăn bột thành từng đoạn dài, lấy dao cắt thành từng đoạn ngắn khoảng nửa lóng tay rồi vo thành những viên tròn nhỏ.

Bước 2 – Nấu chè

  • Chị em cho một nồi nước lên bếp, đun sôi. Sau đó, bạn thả những viên bột vừa nặn vào luộc chín. Khi thấy chè nổi lên mặt nước, chị em vớt ra cho vào chậu nước đá lạnh.
  • Bạn đặt 1 chiếc nồi lên bếp, cho gừng thái sợi, 150g đường phèn, 1 nhúm muối và 2 lít nước vào, khuấy đều rồi đun sôi. Khi nước sôi, chị em khuấy đều để đường tan ra.
  • Bột năng đem hoà với nước lạnh, sau đó đổ từ từ vào nồi nước đường, khuấy đều tay để nước không bị vón cục. Tiếp theo, chị em vớt chè cho vào nồi nước đường, đun đến khi chè sôi trở lại thì tắt bếp.

Bước 3 – Nấu nước cốt dừa

Nước cốt dừa cho vào nồi, thêm 1/2 bát con nước và 150g đường. Sau đó, bạn đun sôi hỗn hợp, đảo đều cho đường tan ra. Nếu muốn chè thơm hơn, chị em có thể cho thêm vài lá dừa vào nồi nước cốt dừa nấu cùng.

Bước 4 – Trang trí

Chè múc ra bát, chan nước cốt dừa lên trên. Bạn có thể thêm mè rang, dừa tươi nạo sợi hoặc lạc rang giã nhỏ vào ăn cùng. Tuỳ vào khẩu vị, chị em có thể dùng chè khi còn nóng hoặc để lạnh đều được.

Lưu ngay 4 cách nấu chè lủm chủm thơm ngon, vạn người mê

Cách nấu chè lủm chủm bằng bột năng khá đơn giản và dễ làm

2.3. Cách nấu chè lủm chủm hoa đậu biếc

Chè lủm chủm hoa đậu biếc hấp dẫn người ăn bởi màu tím bắt mắt cùng hương vị ngọt thanh, vừa miệng. Những viên chè tròn xoe, núng nính, ngập trong nước đường khiến ai nhìn qua cũng muốn thưởng thức ngay.

Nguyên liệu chế biến chè lủm chủm hoa đậu biếc gồm có:

  • 10g hoa đậu biếc tươi hoặc 2g oa đậu biếc khô

  • 200g bột nếp

  • 50g bột năng

  • 500ml nước cốt dừa

  • 200g đường thốt nốt

  • Nhánh gừng nhỏ

  • 1.5 muỗng cà phê muối

  • Đường

  • Nước lạnh

Cách nấu chè lủm chủm hoa đậu biếc như sau:

Bước 1 – Sơ chế nguyên liệu

  • Gừng rửa sạch, bỏ vỏ, thái sợi nhỏ và ngâm trong nước muối loãng 15 phút.
  • Hoa đậu biếc cho vào tô cùng 300ml nước sôi, ngâm trong khoảng 15 phút để hoa ra màu. Sau đó, bạn lọc hỗn hợp, tách riêng phần nước cốt hoa.

Bước 2 – Nhào bột

  • Chị em cho 1/2 muỗng cà phê muối, 200g bột nếp vào tô trộn đều. Kế tiếp, bạn đun sôi 300ml nước hoa đậu biếc. Sau đó, bột nếp cho từ từ vào nồi nước, dùng đũa trộn đều. Tiếp theo, bạn dùng tay nhào bột đến khi tạo thành cục bột mịn, không dính tay thì đạt.
  • Mỗi loại bột nếp có độ hút nước khác nhau. Để tránh bột quá nhão, chị em nên đổ nước vào bột từ từ.

Bước 3 – Nấu chè

  • Bột đã nhào đem chia thành nhiều phần bằng nhau với kích thước khoảng 1 lóng tay rồi vo tròn. Bạn đặt 1 nồi nước lên bếp, đun sôi, sau đó cho bột đã nặn vào luộc chín ở lửa vừa. Nếu thấy bột chuyển sang màu trong, nổi lên mặt nước thì vớt ra, cho vào chậu nước đá.
  • Chị em đặt 1 chiếc nồi lên bếp, cho gừng thái sợi, 1/2 muỗng cà phê muối, 200g đường thốt nốt, 1 lít nước vào nồi vào. Kế đến, bạn đun sôi hỗn hợp, khuấy đều khoảng 2 phút đến khi đường tan hoàn toàn.
  • Bột năng đem hoà với nước lạnh, đổ từ từ vào nồi chè, khuấy đều để nước không bị vón cục. Sau đó, chị em cho các viên bột vào nồi, nấu sôi trở lại khoảng 2 phút thì tắt bếp.

Bước 4 – Nấu nước cốt dừa

Bạn đặt nồi lên bếp, cho 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê muối, 500ml nước cốt dừa vào khuấy đều. Chị em đun hỗn hợp trong lửa vừa đến khi sôi lăn tăn. Bột năng hòa tan với nước lạnh, đổ từ từ vào hỗn hợp, khuấy đều để nước cốt sánh lại.

Bước 5 – Trang trí

Chị em múc chè ra bát, rưới thêm nước cốt dừa là có thể dùng được ngay. Bát chè lủm chủm hoa đậu biếc có màu tím bắt mắt. Từng viên ỷ mềm mịn, dẻo thơm ăn kèm với nước cốt dừa béo ngậy, nước đường thơm mùi gừng siêu bánh cuốn. Bạn dùng chè khi còn nóng hay lạnh đều được. Nếu ăn không hết, chị em có thể bảo quản trong tủ lạnh. Khi dùng, bạn chỉ cần hâm lại là có thể ăn liền.

Lưu ngay 4 cách nấu chè lủm chủm thơm ngon, vạn người mê

Chè lủm chủm hoa đậu biếc có màu tím tuyệt đẹp

2.4. Cách nấu chè lủm chủm sắn

Chè lủm chủm với sắn là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhiều loại nguyên liệu thơm ngon. Vị béo ngậy, dẻo thơm chắc chắn sẽ giúp các thành viên trong gia đình ăn ngon miệng hơn.

Nguyên liệu chế biến chè sắn lủm chủm gồm có:

  • 300g bí đỏ

  • 1kg sắn

  • 50g đậu xanh tách vỏ

  • 50g bột báng nấu chè

  • 1/2 thìa cà phê muối

  • 400ml nước cốt dừa

  • 400g đường thốt nốt

  • Gừng

  • 2 ống vani

Cách nấu chè sắn lủm chủm như sau:

Bước 1 – Sơ chế sắn, bí đỏ

  • Bí gọt vỏ, tách bỏ ruột, rửa sạch và thái miếng vừa ăn.
  • Sắn tách bỏ vỏ, rửa sạch và bào sợi. Bạn cho vào chậu rửa sạch và vắt kiệt nước. Phần nước rửa sắn để lắng xuống để lấy phần tinh bột rồi trộn vào bát sắn nạo sợi.
  • Bột báng đem rửa sạch với nước, ngâm trong 30 phút.
  • Đậu xanh vò sạch, ngâm trong nước 30 phút.

Bước 2 – Nấu chè

  • Bạn đặt 1 chiếc nồi lên bếp, đun sôi nước và thả khoai mì vào luộc chín. Khi viên khoai mì nồi lên, chị em vớt ra cho vào chậu nước đá.
  • Bột báng, đậu xanh, bí đỏ, gừng cho vào 1 chiếc nồi khác, thêm nước nấu đến khi mềm trong lửa vừa. Trong quá trình nấu, chị em nhớ đảo thường xuyên để hỗn hợp không bị dính vào đáy nồi.
  • Kế tiếp, bạn cho viên khoai mì vào nồi bí đỏ, đậu xanh, bột báng rồi nấu sôi trở lại. Sau đó, chị em cho thêm đường vào nồi, đảo đều. Cuối cùng, bạn đổ 2 ống vani vào nồi.

Bước 3 – Nấu nước cốt dừa

Bạn đặt nồi lên bếp, cho 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê muối, 400ml nước cốt dừa vào khuấy đều. Chị em đun hỗn hợp trong lửa vừa. Bột năng hòa tan với nước lạnh, đổ từ từ vào hỗn hợp, khuấy đều để nước cốt sánh lại.

Bước 4 – Trang trí

Chè múc ra bát, rưới thêm nước cốt dừa lên trên là có thể dùng ngay.

Chỉ với vài bước xử lý đơn giản, bạn đã có ngay một nồi chè lủm chủm ngon bá cháy. Bạn có thể tìm hiểu cách nấu chè lủm chủm để nấu món ngon này vào những dịp đặc biệt như Tết Nguyên đán, Tết Trung thu… dâng lên ông bà tổ tiên. Chúc bạn vào bếp thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *