Lưu ngay cách nấu chè tươi thơm ngon, không bị chát đắng chỉ với vài bước đơn giản

Lưu ngay cách nấu chè tươi thơm ngon, không bị chát đắng chỉ với vài bước đơn giản

Không nhiều người biết cách nấu chè tươi sao cho chuẩn nhất. Nước chè tươi không chỉ giúp giải khát, làm ấm cơ thể hiệu quả mà còn đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ. Nắm được công thức sau đảm bảo bạn sẽ có ngay ấm chè ngon để nhâm nhi với bạn bè và người thân.

1. Những thông tin thú vị về chè tươi

Thưởng trà là văn hoá lâu đời của người Việt, tuy nhiên, vẫn còn có sự thật về chè tươi mà nhiều người không biết. Và dưới đây là một trong những thông tin thú vị về chúng:

  • Người Việt Nam đã biết sử dụng lá chè tươi để hãm trà từ 3000 năm trước, khi người Trung Quốc, người Nhật còn chưa biết trà là gì.

  • Trà đã từng là đơn vị tiền tệ tại các quốc gia như Trung Quốc, Mông Cổ, Turkmenistan và một phần lãnh thổ của Nga kéo dài từ thế kỷ 9 tới thế kỷ 20. Họ ép trà thành những bánh dạng khối có giá trị dựa trên chất lượng, trọng lượng và sự kỳ công.

  • Chè tươi có thể được gọi với những tên gọi khác tùy vào từng vùng miền như chè gay (Nghệ An), chè Truồi (Huế)…

2. Lợi ích của chè tươi đối với sức khỏe

Bạn có thể thực hiện cách nấu chè tươi mỗi ngày bởi chúng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ nên uống vừa đủ khoảng 500ml chè tươi mỗi ngày để không bị tác dụng ngược gây hại tới cơ thể.

  • Nước chè tươi rất tốt cho não bộ: Các chất catechin có trong chè tươi tác động tích cực đối với tế bào thần kinh, hỗ trợ giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, một tình trạng thoái hóa thường gặp ở người cao tuổi.

  • Ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ: Lá chè tươi có thể cải thiện mức cholesterol toàn phần và mức cholesterol xấu gây ra các bệnh tim mạch và đột quỵ.

  • Ngăn ngừa ung thư: Trong lá chè tươi có chứa chất chống oxy hóa mạnh chống lại bệnh ung thư hiệu quả như bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh đái đường: Một số nghiên cứu cho thấy lá chè tươi có thể giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2.

  • Giúp giảm cân hiệu quả: Chất epigallocatechin gallate (EGCG) có trong chè tươi có thể thúc đẩy sự trao đổi chất diễn ra nhanh chóng hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Lưu ngay cách nấu chè tươi thơm ngon, không bị chát đắng chỉ với vài bước đơn giản

​Uống nước chè tươi mỗi ngày có thể giúp giảm cân, hỗ trợ loại bỏ mỡ thừa

3. Cách nấu chè tươi không bị chát đắng

Tuy chỉ sử dụng nguyên liệu chính là lá chè tươi nhưng khi nấu cần có sự tinh tế và căn chỉnh nhiệt độ phù hợp. Nếu không, chè sẽ bị đắng chát, uống mất ngon.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 300g lá chè tươi

  • 3 lít nước

Mách nhỏ

  • Bạn có thể mua lá chè tươi ở chợ bình dân nhưng cần chú ý chọn loại lá nhỏ, màu xanh sẫm, đều màu. Bạn cũng nên ưu tiên chọn phần ngọn già, có nhiều lá không quá già, không quá non, không chọn lá quá già sẽ khiến chè sau khi nấu bị đắng chát.

Lưu ngay cách nấu chè tươi thơm ngon, không bị chát đắng chỉ với vài bước đơn giản

​Khi mua chè tươi cần đảm bảo màu xanh đều, lá nhỏ, không bị nát

Cách nấu chè tươi đơn giản nhất

Bước 1: Nhặt lá chè, bỏ bớt cành già, lá héo rồi rửa sạch với nước. Sau đó, ngâm lá chè trong nước khoảng 10 phút rồi vớt ra rổ để ráo nước.

Bước 2: Vò lá chè rồi cho vào bình. Rót vào bình 500ml nước nóng, lắc nhẹ rồi đổ đi để tráng trà. Sau đó, đổ vào bình 2.5 lít nước sôi, chờ 15 phút cho trà ngấm.

Lưu ngay cách nấu chè tươi thơm ngon, không bị chát đắng chỉ với vài bước đơn giản

​Tráng trà là một trong những bước quan trọng khi thực hiện cách nấu chè tươi

Mách nhỏ

  • Chỉ nên pha trà ở nước nóng trong khoảng nhiệt độ 75 – 85 độ để đảm bảo trà giữ hương vị thơm ngon nhất. Nếu dưới 75 độ thì không đủ để chè tiết hết chất, nếu trên 85 độ sẽ khiến chè bị đắng do tanin bị oxy hoá.

  • Không nên hãm trà trong thời gian quá 15 phút. Sau khi hãm, bạn hãy rót toàn bộ nước chè tươi ra bình rồi dùng dần.

  • Bạn có thể thêm các nguyên liệu khác khi nấu chè tươi như gừng, sả nhưng không nên cho quá nhiều sẽ làm át đi hương vị đặc trưng của chè tươi.

Bước 3: Nước chè xanh sau khi hãm rót ra cốc để thưởng thức. Trà có màu vàng nhạt, khi uống mới đầu thấy nhạt nhưng hậu vị ngọt và đậm mùi thơm của lá chè. Bạn có thể nhâm nhi 1 tách trà với ô mai hoặc bánh ngọt đều được.

Lưu ngay cách nấu chè tươi thơm ngon, không bị chát đắng chỉ với vài bước đơn giản

​Nước chè tươi mới hãm có màu vàng nhạt, hương thơm dịu nhẹ

Mách nhỏ

  • Khi thực hiện cách nấu chè tươi, bạn cần hãm chè trong ấm đất và vòi ấm nút kín để giữ được hương thơm của chè.

  • Nước chè tươi dễ bị oxy hoá nên sau khi hãm, hãy đổ ra bình và để trong tủ lạnh để bảo quản. Nếu để trong nhiệt độ bình thường thì bạn chỉ nên sử dụng trong vòng 8 tiếng sau khi hãm.

4. Bạn đã biết uống chè tươi đúng cách?

Bên cạnh tìm hiểu cách nấu chè tươi thì bạn cũng cần biết thưởng thức đúng cách để tận hưởng trọn vẹn hương vị thơm ngon. Dưới đây là một số lưu ý khi uống nước chè tươi bạn cần thực hiện:

  • Không nên cho đường vào nước chè tươi bởi đường có thể khiến các chất có lợi trong chè mất đi, thay vào đó, bạn hãy dùng mật ong để vừa có vị ngọt mà vẫn đảm bảo chất lượng.

  • Chỉ nên uống chè tươi được pha vừa phải, không quá đặc, không quá loãng để tận dụng hết ưu điểm của chúng.

  • Không nên uống chè tươi cả ngày mà chỉ uống 1-2 ly/ngày. Nếu uống quá nhiều bạn có thể bị mất ngủ, đau đầu, rối loạn tiêu hoá.

  • Uống trà xanh khi đói có thể gây cảm giác cồn cào, buồn nôn, chóng mặt. Thời gian lý tưởng nhất là uống trà sau ăn 1 tiếng.

  • Không nên uống nước chè tươi trước khi ngủ bởi trong chè có chứa lượng cafein làm hưng phấn thần kinh gây khó ngủ.

Lưu ngay cách nấu chè tươi thơm ngon, không bị chát đắng chỉ với vài bước đơn giản

Nên uống chè tươi có độ đặc vừa phải để giữ trọn vẹn giá trị mà chúng đem lại

Nếu bạn đang tìm một thức uống dân dã, không kém phần thanh tao thì hãy vào bếp thực hiện ngay cách nấu chè tươi. Vào những ngày đông se se lạnh, được nhâm nhi một chén trà ấm nóng, cắn một miếng bánh ngọt cũng bạn bè và người thân thì quả thật không còn gì bằng.



chè

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *