Tìm hiểu phô mai làm từ gì? Top 9 loại phô mai ngon nhất cứ ăn là nghiền

Tìm hiểu phô mai làm từ gì? Top 9 loại phô mai ngon nhất cứ ăn là nghiền

Phô mai là nguyên liệu được nhiều người yêu thích và sử dụng hàng ngày. Tìm hiểu phô mai làm từ gì giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần, chất lượng cũn như cách sử dụng sao cho phù hợp với nhu cầu và khẩu vị.

1. Tìm hiểu phô mai làm từ gì? Quy trình làm phô mai như thế nào?

Phô mai thường được dùng làm nguyên liệu trong nấu ăn và làm bánh. Thực phẩm này được làm từ sữa của các loại động vật có vú, chủ yếu là sữa bò, sữa trâu, sữa dê, sữa cừu…ngoài ra còn có thể thêm các thành phần khác như men, muối, và nấm mốc.

Phô mai được làm bằng cách kết đông và lên men sữa. Tiếp theo người ra sẽ tách phần rắn ra rồi nén thành hình dạng nhất định. Bạn có thể tìm hiểu quy trình làm phô mai như sau:

  • Chuẩn bị sữa: Đầu tiên người ta sẽ đun nóng sữa lên để tiêu diệt vi khuẩn có hại. Điều này cũng giúp tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men phát triển.
  • Thêm men: Thêm men vào sữa để bắt đầu quá trình lên men. Quá trình lên men này sẽ biến đường trong sữa thành axit lactic.
  • Cho enzyme rennet: Enzyme rennet được bỏ vào sữa để giúp làm đông sữa.
  • Cắt sữa đông: Sau khi sữa đã đông lại người ta cắt sữa đông được cắt thành các miếng nhỏ, điều này sẽ giúp thoát bớt nước.
  • Nén sữa đông: Khi sữa đã đông sẽ được nén thành hình dạng nhất định.
  • Ủ phô mai: Phô mai được ủ trong một thời gian nhất định để phát triển hương vị và kết cấu.

Tùy theo sở thích và tính sáng tạo từ các nghệ nhân người ta có thể bỏ thêm 1 số nguyên liệu để sáng tại mùi vị cho phô mai hoặc tạo thêm màu sắc cho thêm phần hấp dẫn.

Tìm hiểu phô mai làm từ gì? Top 9 loại phô mai ngon nhất cứ ăn là nghiền

Phô mai làm từ gì? Loại thực phẩm này có thể làm từ sữa bò, trâu, dê, cừu…

2. Giá trị dinh dưỡng của phô mai

Phô mai là nguồn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như:

Canxi: Phô mai là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, một khoáng chất cần thiết cho xương và răng chắc khỏe. Một ounce (28 gram) phô mai cheddar cung cấp khoảng 20% lượng canxi khuyến nghị hàng ngày cho người lớn.

Protein: Phô mai là một nguồn cung cấp protein dồi dào, giúp xây dựng và sửa chữa cơ bắp. Một ounce (28 gram) phô mai cheddar cung cấp khoảng 7 gram protein.

Vitamin D: Phô mai là một nguồn cung cấp vitamin D tốt, một vitamin cần thiết cho sự hấp thụ canxi. Một ounce (28 gram) phô mai cheddar cung cấp khoảng 15% lượng vitamin D khuyến nghị hàng ngày cho người lớn.

Vitamin A: Phô mai là một nguồn cung cấp vitamin A tốt, một vitamin cần thiết cho thị lực, hệ miễn dịch và sức khỏe sinh sản. Một ounce (28 gram) phô mai cheddar cung cấp khoảng 10% lượng vitamin A khuyến nghị hàng ngày cho người lớn.

Vitamin B12: Phô mai là một nguồn cung cấp vitamin B12 tốt, một vitamin cần thiết cho chức năng thần kinh và tạo máu. Một ounce (28 gram) phô mai cheddar cung cấp khoảng 25% lượng vitamin B12 khuyến nghị hàng ngày cho người lớn.

Magiê: Magiê là một khoáng chất cần thiết cho nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, bao gồm sức khỏe tim mạch, xương và cơ.

Kẽm: Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch, sức khỏe sinh sản và chữa lành vết thương.

Sắt: Sắt là một khoáng chất cần thiết cho vận chuyển oxy trong cơ thể.

Selen: Selen là một khoáng chất cần thiết cho chức năng tuyến giáp và hệ miễn dịch.

3. Tác dụng của phô mai đối với sức khoẻ

Hiểu rõ phô mai làm từ gì, bạn sẽ dễ dàng biết được tác dụng của loại thực phẩm này đối với sức khoẻ. Dưới đây là một số lợi ích của phô

Giúp xương chắc khỏe: Canxi trong phô mai giúp xây dựng và duy trì mật độ xương, từ đó giúp ngăn ngừa loãng xương.

Giúp răng chắc khỏe: Phô mai có thể giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách kích thích sản xuất nước bọt, giúp trung hòa axit trong miệng.

Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Canxi trong phô mai có thể giúp giảm huyết áp, một yếu tố nguy cơ của bệnh tim.

Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn phô mai có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn phô mai có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư ruột kết, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Cải thiện chức năng của não: Trong phô mai có chứa các chất như: Omega 3, omega 6. Đặc biệt, các axit amin có trong phô mai giúp cải thiện chức năng thần kinh và não bộ. Nếu bạn bổ sung phô mai vào khẩu phần ăn đúng cách có thể giữ tâm trí hoạt động tốt hơn.

Lưu ý: Lượng phô mai nên ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, giới tính, mức độ hoạt động thể chất và sức khỏe tổng thể. Ví dụ, trẻ em và người cao tuổi nên ăn ít phô mai hơn người trưởng thành khỏe mạnh. Người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên ăn tối đa 30 gam phô mai mỗi ngày.

4. Phô mai bao nhiêu calo? Ăn có béo không?

Ngoài việc tìm hiểu phô mai làm từ gì? những tín đồ của thực phẩm này cũng rất quan tâm đến lượng calo có trong nó và việc ăn nhiều có khiến cơ thể bị thừa cân hay không? Câu trả lời là tùy thuộc vào loại phô mai và lượng phô mai bạn ăn. Nếu bạn ăn một lượng phô mai vừa phải, chẳng hạn như 2-3 ounce (56-84 gram) mỗi ngày, thì phô mai không có khả năng khiến bạn bị béo. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều phô mai, đặc biệt là các loại phô mai mềm và nhiều chất béo, thì bạn có thể bị tăng cân.

Lượng calo trong phô mai phụ thuộc vào loại phô mai và hàm lượng chất béo của phô mai. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trung bình 1 ounce (28 gram) phô mai chứa khoảng 402,5 calo. Tuy nhiên, con số này có thể dao động từ 67 calo (cho 15g phô mai con bò cười) đến 710 calo (cho 1 ounce phô mai gorgonzola).

Về hàm lượng chất béo, phô mai cũng có nhiều loại khác nhau. Phô mai cứng thường có hàm lượng chất béo bão hòa thấp hơn và hàm lượng protein cao hơn so với phô mai mềm. Phô mai ít béo hoặc không béo cũng là một lựa chọn tốt cho những người muốn giảm lượng calo và chất béo bão hòa.

5. Các loại phô mai được ưa chuộng nhất hiện nay

Việc tìm hiểu phô mai làm gì giúp bạn dễ dàng lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu và khẩu vị cá nhân. Dưới đây là gợi ý 9 loại phô mai phổ biến làm từ nhiều thành phần khác nhau cho bạn thoải mái lựa chọn:

5.1. Mozzarella cheese

Mozzarella cheese là phô mai làm từ gì? Loại phô mai này được làm từ sữa trâu. Tuy nhiên người ta cũng có thể thay thế bằng sữa bò và cừu. Phô mai Mozzarella sẽ có màu trắng hoặc hơi ngả vàng. Người ta sẽ thường dùng loại phô mai này ngay sau khi làm ra.

Tuy nhiên sản phẩm này cũng có thể bảo quản trong các túi hút chân không và có thể sử dụng lên đến vài tháng. Bạn có thể sử dụng phomai này để ăn cùng bánh pizza, mì Ý, salad,…

Tìm hiểu phô mai làm từ gì? Top 9 loại phô mai ngon nhất cứ ăn là nghiền

Phô mai có rất nhiều loại mỗi nguyên liệu sẽ cho ra một hương vị khác nhau

5.2. Phô mai Cheddar

Cheddar là phô mai làm từ gì là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Đây cũng là sản phẩm có nguồn gốc từ Anh với nguyên liệu chính là sữa, loại phô mai này có đặc điểm càng ủ lâu phô mai càng cứng và lên màu vàng đậm hơn.

Thông thường người ta sẽ ủ Phô mai Cheddar kéo dài 9 – 24 tháng. Đây là thời điểm để phô mai có màu vàng rõ rệt và đạt được hương vị hoàn hảo nhất. Bạn có thể dùng để ăn với burger, bánh mì sandwich, pizza,…

5.3. Cream cheese kem phô mai từ đan mạch

Cream cheese là phô mai làm từ gì? Nó được làm từ sữa bò hoặc sữa dê có nguồn gốc từ Đan Mạch. Loại phô mai này bên ngoài có màu trắng, vàng nhạt, có vị chua nhẹ, mềm và mặn. Tuy nhiên, khi ăn sẽ không có cảm giác quá ngấy nên được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn.

Cream cheese thường được dùng để chế biến các món tráng miệng, tiêu biểu như: cheese souffle, cheesecake…, thậm chí có thể dùng ăn với bánh mì hoặc trang trí trên bề mặt các loại thức uống, món bánh ngọt.

5.4. Parmesan Cheese đặc trưng của món pasta và mì Ý

Nếu bạn đang tìm hiểu phô mai làm từ gì? thì Parmesan Cheese được làm từ sữa bò tươi. Đây là loại phô mai có thời gian ủ rất lâu khoảng 2 – 3 năm. Nếu chỉ để đạt tới độ chín, tối thiểu cũng phải mất 1 năm. Parmesan được người dân Ý sử dụng chủ yếu trong các món ăn như pasta, spaghetti.

5.5. Emmental Cheese

Mỗi loại phô mai sẽ có nguyên liệu khác nhau. Vậy Emmental Cheese phô mai làm từ gì? Phô mai này được làm từ sữa bò có nguồn gốc từ Thụy Sĩ. Phô mai này phải được ủ ít nhất 4 tháng để có được vị ngon nhất. Phô mai này có màu vàng nhạt, rất dễ ăn, có vị chua nhẹ giống vị chua hoa quả. Hamburger, sandwich là 2 loại bánh thường được sử dụng loại phô mai này.

5.6. Ricotta phô mai xuất xứ từ Ý

Ricotta không có vị quá béo như các loại phô mai khác. Đây là sản phẩm được chế biến từ sữa tươi không đường, whipping cream, muối tinh, chanh… Loại này chỉ cần để qua một đêm là có thể ăn được.

5.7. Edam Cheese

Tìm hiểu phô mai làm từ gì? Edam Cheese là một loại phô mai của Hà Lan được làm từ sữa bò hoặc sữa dê. Phô mai này có hình dạng đặc biệt hơn so với các loại phô mai khác, chủ yếu là quả cầu hoặc hình trụ tròn. Edam cheese rất dễ tan và dễ thái mỏng thường được làm topping cho bánh sandwich và burger.

5.8. Blue Cheese phô mai có nguồn gốc từ pháp

Blue Cheese là phô mai có nguồn gốc từ pháp được làm từ sữa bò, dê, cừu. Điểm khác biệt của nó là những đốm màu xanh lam. Đôi khi sẽ là xanh xám hoặc xanh pha với màu lam. Người ta thường ăn kèm Blue cheese với hoa quả, crackers hoặc rượu vang.

5.9. Mascarpone Cheese

Mascarpone Cheese là phô mai làm từ gì? Phô mai này được làm từ kem sữa bò, và có hàm lượng chất béo khoảng 75%. Nó được chế biến bằng cách tách kem từ sữa và các thành phần có tính axit như giấm, nước chanh, axit axetic. Phô mai Mascarpone của Ý có màu trắng và mềm mịn nên thường được thêm vào trong các loại bánh.

Xem thêm:

Cách Làm Dừa Tắc Đơn Giản, Chỉ Mất 5 Phút Có Ngay Thức Uống Ngon, Bổ Dưỡng

Yến Sào Rất Bổ Dưỡng Nhưng Nếu Chưng Không Đúng Cách Vừa Lãng Phí Vừa Hại Sức Khỏe

6. Hướng dẫn bảo quản phô mai đúng cách

Không chỉ quan tâm và tìm hiểu phô mai làm từ gì, rất nhiều người yêu thích phô mai cũng quan tâm về cách bảo quản thực phẩm này sao cho đúng cách. Bạn có thể bảo quản phô mai dễ dàng bằng các cách sau:

  • Mua lượng phô mai vừa đủ dùng trong 1 – 2 ngày. Với lượng phô mai này bạn có thể để được ở nhiệt độ phòng mà không cần cho vào trong tủ lạnh.
  • Nếu mua nhiều hơn số phô mai bạn cần và không dùng hết, có thể hút chân không rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Bạn không nên bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh vì hương vị phô mai sẽ dễ bị mất.
  • Hãy bảo quản phô mai tránh xa các thực phẩm khác, có thể đặt trong hộp rồi cho vào tủ lạnh.
  • Nên sử dụng dao sạch để cắt phô mai, tránh bị nhiễm khuẩn gây hư hỏng đến phần phô mai còn lại.

Tìm hiểu phô mai làm từ gì? Top 9 loại phô mai ngon nhất cứ ăn là nghiền

Có thể bảo quản phô mai bằng cách có thể hút chân không rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh

6. Lưu ý khi sử dụng phô mai

Phô mai là một thực phẩm bổ dưỡng và ngon miệng, nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng phô mai để đảm bảo sức khỏe:

Chọn loại phô mai phù hợp: Có nhiều loại phô mai khác nhau, với hàm lượng chất béo, calo và các chất dinh dưỡng khác nhau. Bạn nên chọn loại phô mai phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn uống của mình.

Ăn phô mai một cách điều độ: Phô mai có thể chứa nhiều calo và chất béo, vì vậy cần ăn phô mai một cách điều độ. Đối với người trưởng thành, lượng phô mai khuyến nghị hàng ngày là 2-3 ounce (56-84 gram).

Không ăn phô mai quá gần giờ đi ngủ: Canxi trong phô mai có thể giúp trung hòa axit trong miệng, nhưng nếu ăn phô mai quá gần giờ đi ngủ, có thể khiến bạn thức giấc giữa đêm vì buồn ngủ.

Không ăn phô mai nếu bạn bị bất dung nạp lactose: Phô mai có chứa lactose, một loại đường sữa. Nếu bạn bị bất dung nạp lactose, bạn có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy nếu ăn phô mai.

Từ việc xác định phô mai làm từ gì có thể thấy, phô mai là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng cũng chứa nhiều calo và chất béo vì vậy cần kiểm soát lượng ăn để đảm bảo sức khoẻ và không ảnh hưởng đến vóc dáng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *